Liệu bà bầu ăn rau ngót có sảy thai như mọi người vẫn nói hay mẹ bầu đã thực sự bỏ qua một loại rau giàu chất dinh dưỡng và lành tính nhất hiện nay?
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Liệu bà bầu ăn rau ngót có sảy thai như mọi người vẫn nói hay mẹ bầu đã thực sự bỏ qua một loại rau giàu chất dinh dưỡng và lành tính nhất hiện nay?
Với phụ nữ mang thai, chế độ ăn đa dạng, phong phú và cân đối giữa các nhóm chất đạm, bột đường, béo, vitamin và khoáng chất là cần thiết. Đó là lý do nhiều chị em luôn “canh cánh” câu hỏi bà bầu ăn rau ngót có tốt không?
Dược thư Việt Nam 2002 ghi rõ khuyến cáo: “Không dùng papaverin cho người có thai”. Những phụ nữ mang thai có tiền sử sinh non, sảy thai, thụ tinh ống nghiệm tốt nhất hạn chế ăn rau ngót ở mức tối đa. Trong rau ngót có chứa papaverin, vì vậy nếu là một trong những trường hợp trên, tốt nhất nên tránh thì hơn.
Với những phụ nữ mang thai sức khỏe bình thường, để phong phú thực phẩm, bà bầu vẫn có thể ăn rau ngót trong thai kỳ, miễn là bảo đảm chọn thực phẩm sạch.
So với các loại rau khác, rau ngót chứa khá nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh. Ngoài vitamin, muối khoáng, canxi, phốt pho, vitamin C, loại rau này còn “sở hữu” một lượng protid đáng kể, gấp đôi rau muống và tương đương một số loại đậu.
Trong rau ngót có 5,3% protid, 3,4% gluxit, 2,4% trong đó chủ yếu là canxi (169mg%), phốt pho (64,5mg%), vitamin C (185mg%).
Dinh dưỡng có trong 100g protid của rau ngót
3,1g lysine | 2,5g methionine | 1g tryptophane | 4,7g phenylalanine | 6,5g threonine | 3,3g valine | 4,6g leucine | 3,3g isoleucine |
Đây là những axit amin cực kỳ cần thiết cho cơ thể. Theo Đông y, rau ngót có tính mát, giúp giải nhiệt và khá lành tính, vì chứa nhiều vitamin, kali, canxi, magiê, B1, B2, B6. Nhờ đặc điểm này, người già và trẻ nhỏ ăn rau ngót sẽ rất tốt.
Trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai, bổ sung đa dạng các loại thực phẩm sẽ giúp mẹ và bé hấp thụ thêm nhiều loại vitamin, khoáng chất. Tuy nhiên, vẫn có một số nguyên liệu cần hạn chế để tránh tác dụng phụ. Điển hình là rau ngót.
Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có kết luận khoa học nào chứng minh rằng ăn rau ngót sẽ gây sảy thai, nhưng những rủi ro tiềm ẩn khi bà bầu ăn rau ngót không phải không tồn tại. Trong rau ngót tươi chứa hàm lượng lớn papaverin, chất kích thích cơ trơn tử cung co thắt, hoàn toàn không tốt cho phụ nữ mang thai.
Hơn nữa, theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau sinh, sau sảy thai, sau nạo phá thai, thường uống nước rau ngót để chữa sót rau nhau. Chỉ cần uống khoảng 100ml nước rau ngót tươi, khoảng 15-20 phút sau, rau nhau sẽ ra.
Để đảm bảo an toàn, bà bầu không nên dùng rau ngót tươi, thay vào đó, hãy nấu chín để phòng nguy cơ dọa sảy thai. Lưu ý chọn loại tươi, sạch, để tránh ngộ độc thực phẩm do rau ngót nhiều sâu nên hay bị phun thuốc sâu.
Glucocorticoid, kết quả của quá trình trao đổi chất từ lá rau ngót, có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho có trong chính thành phần của rau ngót hoặc những thực phẩm ăn kèm khác.
Bên cạnh tác hại gây sảy thai từ việc uống nước rau ngót tươi, cách ăn này còn thêm một tác hại nữa đó là gây mất ngủ, ăn uống kém, khó thở. Các chuyên gia khuyến cáo bà bầu vẫn có thể thỉnh thoảng ăn rau ngót, nhưng nên đun sôi và nấu chín để phòng những tai hại không mong muốn.
Bà bầu có nên ăn rau ngót? Ăn hay không còn tùy thuộc vào thể trạng và từng giai đoạn của thai kỳ. Trong 3 tháng đầu, mẹ nên hạn chế mọi thực phẩm có nguy cơ sảy thai. Tam cá nguyệt thứ 2 là an toàn nhất, nếu thèm mẹ bầu có thể nấu chín và thưởng thức món canh rau ngót ngọt lành.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bình luận
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!