Đặt câu hỏi cho bác sĩ miễn phí dành cho thành viên Cộng đồng Mẹ Bầu!
Chuyên mục
Công cụ
Cộng đồng
Quà cho mẹ - Dinh dưỡng cho bé cùng Enfamama
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Tôi đồng ý tham gia Enfa A+ Smart Club cùng các điều khoản và chính sách của MJN và Marrybaby.
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Thường có mặt trên mâm cơm của người Việt Nam, cà muối trở thành món ăn quen thuộc của nhiều thế hệ. Mặc dù vậy, nhiều người cho rằng ăn cà muối không tốt cho sức khỏe, nhất là đối với phụ nữ mang thai. Thực hư thế nào? Liệu bà bầu có nên ăn cà muối?
1/ Dinh dưỡng của cà muối
So với những thực phẩm thông thường, cơ thể sẽ dễ hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm lên men hơn. Hơn nữa, vi khuẩn và enzyms trong thực phẩm lên men có thể giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động tốt hơn. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên thường xuyên ăn các thực phẩm lên men như sữa chua, men sữa.
Dưa cà muối cũng được chế biến dựa trên quá trình lên men của vi khuẩn lactic có trong tự nhiên. Vì vậy, cà muối cũng có tác dụng kích thích tiêu hóa. Ngoài ra, trong nước dưa cà muối vừa chín tới, không lẫn tạp chất thối rữa có hơn 20 loại axit amin có lợi cho cơ thể. Ngược lại, chất dinh dưỡng từ bản thân cà muối mang lại thường rất ít, chỉ có một số vitamin và khoáng chất, thành phần đạm hầu như không đáng kể.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g cà muối
Tuy nhiên, đó là đối với cà muối chín kỹ. Cà muối chưa chín kỹ lại là nguồn gốc gây ung thư. Khoa học chứng minh, khi muối xổi, lượng nitrat có trong quả cà sẽ chuyển hóa thành nitrit, chất này khi kết hợp với các axit amin trong thực phẩm sẽ biến chuyển thành chất gây ung thư nguy hiểm.
2/ Bà bầu có nên ăn cà muối?
Không nằm trong danh sách những thực phẩm cần tránh trong khi mang thai, tuy nhiên, mẹ bầu nếu muốn ăn cà pháo muối cần hết sức cẩn thận. Hoạt chất solanin tồn tại trong trái cà có thể gây ngộ độc hệ thần kinh và tiêu hóa. Cà càng sống, lượng solanin càng cao. Tuy việc muối chua có thể giảm bớt độc tính của solanin, nhưng mẹ bầu cũng nên ăn quá nhiều cà muối, nhất là những loại muối xổi.
Vấn đề vệ sinh cũng là một yếu tố quan trọng nếu bà bầu quyết định thêm món cà muối vào bữa ăn của mình. Tốt nhất, cà pháo nên được muối trong các chum bằng sành, sứ. Không nên sử dụng vại nén cà làm bằng đất nung có kim loại nặng, vì hàm lượng kim loại này có thể làm ảnh hưởng đến lượng nước muối cà.
3/ Những loại thực phẩm lên men bà bầu nên hạn chế
-Măng chua: Glucozit trong măng chua khi kết hợp với men tiêu hóa trong dạ dày sẽ phân hủy, tạo thành axit xyanhydric, gây ngộ độc, nôn mửa. Ngoài ra, măng chua trên thị trường hiện nay thường được tẩy trắng bằng axit oxalic, rất độc hại. Vì vậy, mẹ bầu không nên thường xuyên sử dụng măng chua.
Hầu hết các trường hợp mang thai kéo dài khoảng 40 tuần (hoặc 38 tuần kể từ khi thụ thai). Vì vậy, cách tốt nhất để ước tính ngày dự sinh là đếm 40 tuần hoặc 280 ngày, kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối. Một cách khác là lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng, trừ đi ba tháng và cộng 7 ngày. Vì vậy, nếu kỳ kinh cuối của bạn bắt đầu vào ngày 11-4-2020, bạn sẽ trừ ngược lại ba tháng là ngày 11-1-2020, sau đó cộng thêm 7 ngày, có nghĩa là ngày dự sinh của bạn sẽ là ngày 18-1-2021. Đây là cách bác sĩ sẽ ước tính ngày dự sinh cho các mẹ bầu. Nhưng hãy nhớ rằng sẽ rất bình thường nếu bạn sinh sớm hay trễ một tuần so với ngày dự kiến.
Ngày thụ thai
Cách tính tuổi thai theo ngày quan hệ áp dụng cho các cặp đôi nhớ chính xác ngày quan hệ, người nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều và xác định được ngày rụng trứng. Nguyên do là tinh trùng có thể sống trong cơ thể nữ giới 5 ngày nhưng trứng sau khi rụng chỉ sống được 1 ngày. Tinh trùng chỉ có thể thụ tinh cho trứng trong khoảng thời gian này.Theo cách tính này thì ngày đầu tiên của tuổi thai sẽ được tính bắt đầu vào ngày quan hệ có rụng trứng rồi cộng thêm 36 tuần (tức là 266 ngày).
Thụ tinh trong ống nghiệm IVF
Việc tính tuần thai và ngày dự sinh khi thụ tinh nhân tạo sẽ chính xác hơn so với thụ thai bình thường. Điều này là do đã xác định được chính xác ngày cấy phôi hoặc ngày rụng trứng.Ngày dự sinh khi thụ tinh trong ống nghiệm sẽ được tính bằng cách cộng thêm 38 tuần (tức là 266 ngày) kể từ khi trứng được thụ tinh. Một cách tính khác là vẫn cộng thêm 38 tuần nhưng sẽ trừ đi số ngày mà phôi được cấy vào. Chẳng hạn, nếu phôi được cấy ba ngày thì sẽ trừ 3 ngày và 5 ngày thì trừ 5 ngày.
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt
28 ngày
–Nem chua: Được chế biến từ quá trình lên men thịt sống, do đó mẹ bầu khi ăn nem chua dễ nhiễm khuẩn Listeria, Ecoli.
-Dưa chua: Giống như cà pháo muối, dưa chua muối xổi cũng chứa luợng chất gây ung thư nguy hiểm. Nếu muốn ăn dưa chua, mẹ bầu nên chọn loại dưa muối vừa chín tới để đảm bảo.
Bình luận
Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận ngay!