Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phạm Thị Thanh Thảo
Cập nhật 3 tuần trước

Bà bầu ăn huyết heo được không? Những lưu ý cho bầu khi ăn

Bà bầu ăn huyết heo được không? Những lưu ý cho bầu khi ăn
Nhiều người cho rằng huyết heo hay tiết heo chứa nhiều chất có hại nên những người có thể trạng yếu như mẹ bầu, trẻ nhỏ, người già thì không nên ăn món này. Song cũng có người lại cho rằng huyết heo có thể cung cấp sắt cho mẹ bầu nhằm ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt trong khi mang thai.

Vậy bà bầu ăn huyết heo được không? Bà bầu có được ăn tiết luộc để bồi bổ sức khỏe và cung cấp dinh dưỡng cho con? Các thắc mắc sẽ được giải đáp trong phần thông tin dưới đây.

Bà bầu ăn huyết heo được không? Những lợi ích của huyết heo

Trên thực tế, hàm lượng dinh dưỡng có trong huyết heo rất phong phú. Nó có chứa lượng lớn protein, phốt pho, chất béo, carbohydrate, sắt, canxi, kali, natri, vitamin K, riboflavin, niacin…

Đặc biệt, hàm lượng protein trong huyết heo chiếm khoảng 74%, tức là gấp 4 lần so với thịt lợn, 5 lần so với trứng gà. Protein có trong huyết heo có cấu tạo axit amin gần giống với cơ thể người, bởi vậy bà bầu ăn vào sẽ rất dễ hấp thu và tiêu hóa hơn các loại thực phẩm khác.

Dưới đây là những lợi ích bầu nhận được khi ăn huyết heo.

1. Bà bầu ăn huyết heo được không? Được vì ngừa thiếu máu

Trong thai kỳ, bác sĩ vẫn phải thường kê thêm sắt để đảm bảo mẹ bầu không bị thiếu máu. Bởi vì thiếu máu dễ gây ra nguy cơ sinh non, sảy thai, băng huyết ở mẹ, nguy cơ dị tật bẩm sinh và suy dinh dưỡng ở bé. Trong khi đó, huyết heo chứa nhiều sắt. Vì thế câu trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn huyết heo được không hay bầu 3 tháng đầu ăn huyết heo (tiết luộc) được không chính là “ĐƯỢC”. Nếu có điều kiện, mẹ bầu nên bổ sung sắt từ những thực phẩm như huyết heo là điều rất tốt.

Huyết heo chứa rất nhiều nguyên tố khoáng và vi lượng phong phú, dễ dàng được cơ thể mẹ bầu tiêu hóa và hấp thụ. Chúng có thể giúp cải thiện quá trình tổng hợp máu ở cả cơ thể mẹ bầu và thai nhi.

>> Xem thêm: Thực đơn cho bà bầu thiếu máu được nhiều người áp dụng nhất!

2. Kiểm soát cân nặng

bà bầu ăn tiết luộc giúp kiểm soát cân nặng

Huyết heo giàu protein nhưng lại chứa ít chất béo. Trong 100g huyết heo luộc chỉ chứa khoảng 0,4g chất béo. Do đó, mẹ bầu khi ăn huyết heo sẽ bổ sung đủ năng lượng cần thiết cho cả mẹ và bé mà không lo đến vấn đề tăng cân, béo phì.

3. Bà bầu có được ăn tiết luộc không? Được vì tiết luộc giúp cầm máu

Mẹ bầu ăn huyết heo sẽ nạp được một lượng vitamin K có lợi cho cơ thể, giúp thúc đẩy đông máu, cầm máu tốt, giảm tình trạng băng huyết ở mẹ bầu.

4. Ngăn chặn ung thư

Trong thời gian bầu bí, cơ thể người mẹ dồn toàn lực vào việc nuôi dưỡng thai nhi, bởi vậy hệ miễn dịch của mẹ không tốt như bình thường. Đây chính là cơ hội để các tế bào ung thư sản sinh và phát triển. Mẹ bầu ăn tiết luộc đúng cách sẽ được bổ sung lượng lớn các nguyên tố vi lượng có thể ngăn ngừa phần nào sự sản sinh của các tế bào ung thư ác tính trong cơ thể.

5. Chống lão hóa, cải thiện trí nhớ

Bà bầu có được ăn tiết luộc không? Chống lão hóa, cải thiện trí nhớ

Trong thời kỳ thai nghén, rất nhiều mẹ bầu dễ bị stress, chứng hay quên… Huyết heo giàu phospholipid, giúp làm tăng acetylcholine, khiến cho các tế bào thần kinh liên kết nhanh chóng và chặt chẽ hơn, làm giảm tình trạng trí nhớ kém ở bà bầu.

Chính vì vậy, bạn có thể ăn huyết heo để tự mình kiểm chứng bà bầu ăn huyết heo được không và có đúng thật là giúp chống lão hóa, cải thiện trí nhớ không nhé.

6. Bà bầu ăn huyết heo được không? Giúp khử trùng đường ruột

Y học hiện đại cũng phát hiện ra rằng lượng protein trong huyết heo sẽ tạo ra một hoạt chất có khả năng khử trùng đường ruột. Chất này sau khi đi vào cơ thể sẽ gây ức chế các phản ứng sinh hóa của các hạt kim loại, bài tiết những vật chất gây hại này ra ngoài cơ thể mẹ bầu.

Do huyết heo chứa nhiều chất dinh dưỡng như vậy, nên đối tượng cần bổ sung nhiều chất như phụ nữ mang thai thì ăn huyết heo là điều hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý một số điểm sau để lựa chọn được huyết heo ngon, sạch, an toàn.

>> Xem thêm: Bầu ăn mắm được không? Những loại mắm nào an toàn cho bà bầu?

Rủi ro khi mẹ bầu ăn huyết heo sai cách

Bầu 3 tháng đầu ăn huyết heo được không? Mẹ có thể ăn món này nếu huyết heo được làm chín đúng cách, mua thực phẩm từ những cửa hàng uy tín, huyết còn mới
Bầu 3 tháng đầu ăn huyết heo được không? Mẹ có thể ăn món này nếu huyết heo được làm chín đúng cách. Bạn nên tránh ăn tiết canh.

Mẹ bầu, đặc biệt là bầu 3 tháng đầu cần đặc biệt chú ý chế độ dinh dưỡng vì đây khoảng thời gian thai nhi bắt đầu hình thành cấu trúc cơ thể, nên hệ miễn dịch của bé còn rất yếu. Bầu ăn thực phẩm không được chế biến kỹ có thể làm nặng thêm tình trạng ốm nghén hoặc gây ra nhiều rủi ro cho thai nhi.

Tiết canh phổ biến nhất trong tất cả các cách chế biến huyết heo, do đó trên diễn đàn mẹ bỉm sữa có rất nhiều câu hỏi như “bà bầu ăn huyết heo được không, bầu 3 tháng đầu ăn tiết canh được không”.

Không chỉ bầu 3 tháng đầu, mà trong suốt cả thai kỳ, việc ăn tiết canh là hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của cả mẹ bầu và trẻ vì có thể dẫn đến nhiều nguy cơ như:

  • Mẹ bầu bị nhiễm sán dây: Trong nội tạng và các bắp cơ của những con lợn bị bệnh có chứa rất nhiều nang sán. Khi mẹ bầu ăn tiết canh sống sẽ khiến sán đi vào bên trong cơ thể, xâm nhập vào các khối cơ, da, não, thậm chí là bào thai. Mẹ bầu bị nhiễm sán dây có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng như: Sảy thai, hư thai, thai chết lưu, bé sơ sinh dị tật, tổn thương nội tạng như mắt và não bộ.
  • Bị bệnh liên cầu lợn: Vi khuẩn liên cầu lợn trú ngụ rất nhiều trong cuống họng lợn. Trong khi đó, cuống họng lại là bộ phận mà nhiều hàng quán bán tiết canh thường băm nhỏ để rắc lên tiết canh. Vi khuẩn liên cầu lợn có thể khiến mẹ đau đầu, sốt cao, ù tai, xuất huyết,…, từ đó gây hại cho bào thai, khiến trẻ sinh ra có nguy cơ bị dị tật.
  • Mẹ bị nhiễm giun xoắn: Mẹ bầu bị nhiễm giun xoắn chủ yếu là do ăn phải các thực phẩm không được chế biến kỹ, nhất là món lòng luộc và tiết canh. Bệnh giun xoắn rất khó chữa và khả năng tử vong cũng rất cao. Vì thế, bà bầu nhiễm giun xoắn chắc chắn sẽ bị sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.

>> Xem thêm: Bà bầu không nên ăn gì theo từng tam cá nguyệt?

Mẹ bầu cần lưu ý gì khi ăn huyết heo?

Bà bầu có được ăn tiết luộc không? Bầu 3 tháng đầu ăn tiết luộc được không?
Bà bầu ăn huyết heo được không? Bầu 3 tháng đầu ăn tiết luộc được không?

Huyết heo là một món ăn ngon cho bà bầu nhưng khâu lựa chọn cần lưu ý các điều sau:

  • Huyết heo bản chất không độc hại nhưng trong quá trình giết mổ nếu không đảm bảo có thể bị nhiễm bệnh. Phải mua huyết heo từ địa điểm uy tín để không mua phải huyết heo mắc bệnh. Nếu ăn được huyết heo nhà nuôi thì càng đảm bảo.
  • Huyết heo luộc còn tươi mới phải là huyết có màu đen, càng sậm càng tốt. Để bảo quản huyết heo tốt nhất, sau khi mua về, bạn nên rửa thật sạch, cắt miếng vừa ăn. Sau đó luộc trong nước sôi cùng một chút muối trong 5 phút. Có thể thêm 1 ly rượu trắng vào cùng và luộc thêm từ 5-7 phút nữa để miếng huyết hết mùi hôi và sạch các chất bẩn. Sau đó rửa sạch lại với nước lạnh rồi chế biến hoặc bảo quản trong tủ mát.
  • Bầu tránh ăn các món huyết chế biến ở ngoài hàng quán, bởi chúng không được kiểm soát về nguồn gốc cũng như không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều huyết heo vì sẽ gây ngộ độc sắt và ảnh hưởng đến sự hấp thụ các khoáng chất khác. Do đó, ngoại trừ những người có nhu cầu đặc biệt, mẹ bầu không nên ăn quá 2 lần/tuần.
  • Mẹ bầu mắc các bệnh như cholesterol máu cao, bệnh gan, cao huyết áp và bệnh tim mạch vành cũng nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.

>> Xem thêm: Bà bầu có nên ăn thịt xông khói? Ăn như thế nào để an toàn?

Các món ngon chế biến từ huyết heo

Bà bầu ăn huyết heo được không? Các món ngon chế biến từ huyết
Bà bầu ăn huyết heo được không? Các món ngon chế biến từ huyết

Huyết heo có thể chế biến được thành nhiều món ngon như tiết xào giá hẹ, tiết luộc mỡ hành… Ngoài ra, huyết heo còn được nấu kèm với một số món ăn quen thuộc như bún riêu, bánh canh cua…

1. Cách nấu món huyết heo xào giá hẹ

Nguyên liệu

  • 400g huyết heo
  • 300g giá đỗ
  • 200g lá hẹ
  • Gừng, tỏi băm
  • Gia vị gồm nước mắm, đường, muối, dầu hào, tiêu

Cách làm món huyết heo xào giá hẹ

  • Huyết heo mua về rửa lại và luộc chín với xíu gừng, muối để tiết thơm và loại bỏ các chất bẩn. Lấy ra rửa lại với nước, cắt nhỏ vừa ăn.
  • Giá, hẹ rửa sạch. Hẹ đem cắt khúc.
  • Cho ít dầu ăn vào chảo, cho tiếp tỏi băm và ít gừng vào phi thơm. Cho tiết vào xào, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Tiếp đến cho giá và hẹ vào xào cùng. Khi giá, hẹ vừa chín tới thì tắt bếp.
  • Cho tiết xào giá hẹ ra đĩa, thêm tiêu. Món này ăn nóng với cơm.

>> Xem thêm: Bầu ăn giá được không? Có tốt cho bà bầu trong thai kỳ không?

2. Cách làm món huyết heo sốt mỡ hành

Cách làm món tiết lợn sốt mỡ hành

Nguyên liệu

  • 500g huyết heo đã luộc sẵn
  • 200g hành lá
  • Gừng, tỏi, ớt, chanh, nước mắm.

Cách nấu món huyết heo sốt mỡ hành

  • Huyết heo luộc mua về, rửa sạch, cắt thành miếng vuông. Luộc tiết với ít gừng, muối để loại bỏ chất bẩn và khử mùi hôi.
  • Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ. Cho hành lá vào tô. Phi thơm tỏi với dầu ăn cho vàng. Đổ hỗn hợp dầu đang sôi và tỏi vào tô hành lá đã chuẩn bị sẵn, trộn đều cho hành chín. Có thể làm mỡ hành nhanh bằng cách cho hành, dầu ăn vào một cái bát rồi quay nóng trong lò vi sóng. Tuy nhiên, cách làm truyền thống sẽ ngon hơn.
  • Giã ớt, tỏi cho nhuyễn. Cho chanh, đường, nước lọc vào khuấy đều tay cho đường tan. Cuối cùng cho nước mắm vào, nêm nếm cho vừa ăn. Món ăn này phụ thuộc vào nước chấm rất nhiều cho nên bạn pha nước mắm sao cho thật ngon nhé.
  • Cho huyết heo ra đĩa, rưới mỡ hành lên trên, cho nước mắm vào ăn chung. Món này có thể ăn chơi vừa có thể dùng với cơm nóng.

3. Cách làm món huyết heo nấu cay

Nguyên liệu

  • 500g tiết luộc
  • Sả băm, tỏi băm, hành tím băm, ớt băm
  • Rau răm, rau thơm, húng, hành lá
  • Gia vị, dầu ăn, nước mắm

Cách chế biến món huyết heo nấu cay

  • Tiết rửa sạch, luộc với ít gừng, muối để loại bỏ chất bẩn và khử mùi hôi. Vớt tiết ra để ráo, cắt khúc vừa ăn.
  • Sả, tỏi, hành tím, ớt băm nhỏ.
  • Các loại rau nêm rửa sạch, băm nhỏ.
  • Phi thơm dầu ăn với sả, ớt, hành tím và tỏi băm. Khi các nguyên liệu chuyển màu cánh gián thì cho nước vào. Nêm vào nồi nước sa tế, bột nêm, đường, tiêu xay sao cho nước dùng có vị cay, mặn, ngọt đậm đà.
  • Khi nước sôi thì thả huyết luộc từ từ vào nồi, nấu với lửa vừa đến khi huyết ngấm nước.
  • Thêm một ít rau thơm băm nhỏ như hành lá, rau mùi, ngò tàu vào nồi, đảo đều là có thể tắt bếp.
  • Món huyết heo nấu cay có thể ăn với bún hoặc cơm nóng.

Giờ hẳn bạn đã biết bà bầu ăn huyết heo được không? Hãy mua về, chế biến kỹ rồi thưởng thức nhé. Chúc bầu luôn khỏe mạnh.

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. What NOT to Eat During Pregnancy: Foods You Should Avoid While Pregnant and Why

https://www.fhcsd.org/prenatal-care/what-not-to-eat-during-pregnancy-foods-to-avoid/

Ngày truy cập: 7.6.2024

2. Foods to avoid in pregnancy

https://www.tommys.org/pregnancy-information/im-pregnant/nutrition-in-pregnancy/foods-avoid-pregnancy

Ngày truy cập: 7.6.2024

3. Foods to avoid in pregnancy

https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/foods-to-avoid/

Ngày truy cập: 7.6.2024

4. Raw Pig Blood Consumption and Potential Risk for Streptococcus suis Infection, Vietnam

https://www.researchgate.net/publication/267438761_Raw_Pig_Blood_Consumption_and_Potential_Risk_for_Streptococcus_suis_Infection_Vietnam

Ngày truy cập: 7.6.2024

5. What not to eat when you’re pregnant: a quick guide

https://www.nct.org.uk/pregnancy/food-and-nutrition/what-not-eat-when-youre-pregnant-quick-guide

Ngày truy cập: 7.6.2024

 

x