Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 14/07/2021

Mách mẹ công dụng của lá lốt và các món ngon từ lá lốt

Mách mẹ công dụng của lá lốt và các món ngon từ lá lốt
Bà bầu có ăn được lá lốt không? Bà bầu có được ăn lá lốt không? Nếu đó là thắc mắc của bạn thì hãy đọc ngay những thông tin sau để cập nhật nhé!

Rất nhiều người thắc mắc không biết bầu ăn lá lốt được không? Lá lốt là loại rau gia vị phổ biến ở nước ta. Dù mọc hoang dại dân dã nhưng lá lốt lại chứa nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Vậy bà bầu có ăn được lá lốt không? MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu về loại rau này nhé.

bà bầu có được ăn lá lốt không
Bà bầu có ăn được lá lốt không? Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu cũng ăn được lá lốt

Lá lốt rất giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt tốt cho người bị bệnh tim và cao huyết áp. Trong ẩm thực, vị nồng cay của lá lốt giúp món ăn dậy mùi. Trong y học, lá lốt có công dụng làm ấm bụng, giảm đau nhức xương khớp, trị nôn mửa, đầy hơi, giải cảm

Lá lốt không phải là thực phẩm được chú trọng đối với phụ nữ mang thai, tuy nhiên bà bầu ăn lá lốt cũng không có hại.

Bà bầu có ăn được lá lốt không?

Kinh nghiệm dân gian cho rằng phụ nữ mang thai có thể ăn lá lốt để hỗ trợ đường tiêu hóa, giảm ốm nghén và ăn uống ngon miệng hơn. Lá lốt có tính kháng sinh và sát khuẩn nhẹ, lại chứa nhiều vitamin giúp mẹ bầu giải cảm.

Tuy nhiên, những mẹ mang thai khó, có tiền sử sảy thai thì nên tham khảo bác sĩ việc ăn lá lốt. Món rau này bạn có thể dùng 1-2 lần/tuần, nhưng ăn thường xuyên có thể gây tích tụ nhiệt trong người, không tốt cho phụ nữ mang thai.

Một số thông tin cho rằng ăn lá lốt có thể khiến mẹ sau sinh bị mất sữa, không đủ sữa cho trẻ bú. Thông tin này chưa được các chuyên gia khẳng định hay phủ định, do đó nếu mẹ thấy việc ăn lá lốt khiến trẻ không thích bú mẹ (có thể do lá lốt có vị cay nồng) thì bạn nên ngừng ăn món này.

Bà bầu có ăn được lá lốt không
Bà bầu có ăn được lá lốt không? Câu trả lời là mẹ bầu có thể ăn lá lốt 1-2 lần/tuần.

Công dụng của lá lốt với mẹ bầu

Nếu bạn đã biết được bà bầu có ăn được lá lốt không thì hãy cùng MarryBaby tìm hiểu về các công dụng của lá lốt sau đây:

1. Công dụng của lá lốt giúp mẹ bầu trị bệnh phụ khoa

Mẹ mang thai có thể bị viêm nhiễm âm đạo, bị nấm, ra nhiều khí hư ngứa ngáy. Trong trường hợp này, bạn có thể nấu nước lá lốt để rửa vùng kín.

Cách làm: Bạn chuẩn bị 50g lá lốt, 20g phèn chua và 40g nghệ. Cho tất cả vào nồi, đổ nước ngập 2 đốt ngón tay rồi đem đun sôi. Sau khi nồi nước sôi, bạn vặn nhỏ lửa, đun liu riu từ 10-15 phút cho tới khi chỉ còn một bát nước thì chắt đổ vào thau. Thêm nước lạnh vào cho đỡ nóng rồi dùng rửa âm đạo.

2. Công dụng của lá lốt giúp mẹ bầu trị tàn nhang, nám da, nổi mụn

Lá lốt chứa hoạt chất phenol, có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây mụn, giảm viêm sưng tại các ổ mụn. Vitamin và chất xơ trong lá lốt khi thấm vào làn da sẽ giúp cân bằng độ pH cho da, tránh tình trạng dầu nhờn gây bít lỗ chân lông.

Lá lốt cũng giúp tẩy tế bào da chết, giúp da hồi phục nhanh sau nổi mụn. Hoạt hất alcaloid trong lá lốt không chỉ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm da mà còn giúp làn da trắng sáng hơn, chữa tình trạng nám sạm khi mang thai.

Cách xông mặt với lá lốt: Bạn đun sôi một nắm lá lốt với nước, rắc thêm tí muối vào để tăng tính sát khuẩn. Đun liu riu thêm 3 phút thì tắt bếp. Bạn đặt nồi nước trước mặt, để cách xa chừng 25 cm rồi trùm khăn lên đầu để xông hơi. Sau đó, bạn có thể lấy lá lốt và xoa xoa lên mặt ở mọi ngóc ngách, từ cánh mũi đến rìa mắt. Lá lốt ấm nóng đem lại cảm giác dễ chịu cho da mặt. Dùng nước lá lốt vắt khăn rửa mặt rất tốt.

Tắm thư giãn với lá lốt: Bạn đun sôi lá lốt với muối như trên, đun nhiều nước một chút để ngâm mình tắm cho thoải mái. Nước sôi rồi bạn chế ra thau lớn, pha thêm nước nguội và vắt nửa quả chanh vào. Mẹ bầu ngâm mình 5-10 phút sẽ giúp cơ thể sạch sẽ và khỏe khoắn.

3. Bà bầu ngâm chân với lá lốt để tránh sưng phù

Mẹ bầu ở những tháng cuối thai kỳ dễ bị phù chân. Việc ngâm chân bằng lá lốt sẽ giúp đả thông kinh mạch, giúp mạch máu giãn nở, hỗ trợ tuần hoàn máu ở chân. Ngâm chân vào buổi tối còn giúp bà bầu ngủ sâu giấc, tâm hồn thanh tịnh.

Cách làm: Bạn rửa sạch chừng 10 lá lốt, đem đun với 1 lít nước cho sôi, sau đó vặn lửa đun liu riu thêm 3 phút. Đổ nước ra thau, pha loãng với nước nguội rồi tiến hành ngâm chân.

Các món ăn với lá lốt tốt cho mẹ bầu

Bà bầu có ăn được lá lốt không? Câu trả lời là CÓ. Và sau đây là những món ăn ngon từ lá lốt mà mẹ có thể tham khảo. Thanh đạm nhất phải kể đến món lá lốt luộc chấm nước mắm tỏi gừng. Nếu muốn đổi vị, mẹ bầu có thể nấu canh lá lốt, làm chả lá lốt, dùng ăn kèm trong các món lẩu hoặc làm lá lốt xào thịt bò/thịt lợn cũng rất ngon.

1. Cách làm thịt bò xào lá lốt

Bà bầu có ăn được lá lốt không
Bà bầu ăn lá lốt được không? Cách làm thịt bò xào lá lốt

Nguyên liệu

  • 150-200g thịt bò thái lát mỏng
  • Nửa củ hành tây thái múi
  • 1 nắm lá lốt rửa sạch, thái thành miếng dày
  • Tỏi băm

Cách làm

  • Bạn ướp thịt với tỏi băm, bột nêm, muối, tiêu, đường, dầu mè và xì dầu. Để thịt bò mau thấm gia vị và xào lên không bị khô, bạn có thể cho vào một thìa cà phê bột bắp để ướp thịt.
  • Sau 10 phút ướp thịt, bạn bắc chảo lên bếp, cho ít dầu vào đun nóng và phi thơm tỏi.
  • Cho thịt bò vào xào trên lửa lớn, thịt vừa chín tái thì xúc ra đĩa.
  • Tiếp tục cho thêm chút dầu ăn vào chảo, cho hành tây vào xào rồi cho lá lốt vào đảo đều, thêm chút bột nêm và muối.
  • Bạn trút đĩa thịt bò chín tái vào xào cùng. Đảo vài lượt thì tắt bếp.

2. Cách nấu canh cá lóc lá lốt

Bà bầu có ăn được lá lốt không
Bầu ăn được lá lốt không? Cách nấu canh cá lóc lá lốt

Nguyên liệu

  • 1 con cá lóc nhỏ phi lê
  • 10 lá lốt
  • Gừng 1 củ, hành tím 4 củ

Cách làm

  • Cá lóc thái khúc, bạn ướp với hạt nêm và nước mắm.
  • Lá lốt thái nhỏ vừa ăn.
  • Bạn bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào phi thơm với hành tím và gừng. Cho cá vào đảo săn.
  • Tiếp đó, bạn cho nước vào nấu sôi, thêm nước mắm, hạt nêm, chút xíu đường và giấm cho có vị chua chua ngọt ngọt.
  • Nước sôi thì cho lá lốt vào nấu một chút là tắt bếp.

3. Cách làm chả lá lốt thịt lợn

Nguyên liệu

  • 250g thịt nạc vai băm nhuyễn
  • 30g mộc nhĩ băm nhuyễn
  • Lá lốt và 1 củ hành khô

Cách làm

  • Bạn trộn mộc nhĩ (hoặc nấm hương) với thịt lợn, nêm thêm muối, bột ngọt và tiêu xay vào. Để 10-20 phút cho thấm.
  • Tiến hành cuốn nhân vào lá lốt. Bạn nên gói ở mặt gân lá để màu chả được đẹp.
  • Bạn bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, sau đó cho cuốn lá lốt vào chiên ở lửa vừa. Chiên đều 2 mặt là được.

Lá lốt ngon và bổ dưỡng, lại rất dễ trồng. Chỉ cần một thùng xốp nhỏ đầy đất mùn, bạn giâm vài cành lá lốt vào. Tưới nước ngày 2 lần thì nửa tháng sau bắt đầu có lá lốt hái ăn. Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ bà bầu có ăn được lá lốt không, bà bầu có được ăn lá lốt không. Chúc mẹ bầu an thai khỏe mạnh và có lá lốt siêu sạch để thỉnh thoảng đổi vị nhé.

Xuân Thảo

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
1. Is it Safe to Eat Betel Leaf during Pregnancy? https://www.indiaparenting.com/is-it-safe-to-eat-betel-leaf-during-pregnancy.html Truy cập ngày: 13/07/2021 2. 8 Best Vegetables to Eat During Pregnancy https://parenting.firstcry.com/articles/best-vegetables-to-eat-during-pregnancy/ Truy cập ngày: 13/07/2021 3. Is It Safe To Eat Betel Leaves During Pregnancy? https://www.momjunction.com/articles/is-it-safe-to-eat-betel-leaves-during-pregnancy_00121338/ Truy cập ngày: 13/07/2021 4. Eating Betel Leaf (Paan) During Pregnancy- Is It Safe? https://parenting.firstcry.com/articles/eating-betel-leaf-paan-during-pregnancy-benefits-and-risks/ Truy cập ngày: 13/07/2021 5. Eating right during pregnancy https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000584.htm Truy cập ngày: 13/07/2021
x