Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên
Cập nhật 04/03/2024

Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không và có nguy hiểm không?

Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không và có nguy hiểm không?
Xuống máu chân sớm (chứng phù chân) là hiện tượng khá phổ biến trong tháng cuối thai kỳ. Nhưng nếu bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không. Nhiều mẹ bầu lo lắng đây là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật, nguy cơ sinh non và ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi.

Vậy các mẹ cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết được lời giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa sản hàng đầu hiện nay. Từ đó, chị em phụ nữ có thể tự mình có được câu trả lời cho thắc mắc bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không?

Nguyên nhân gây xuống máu chân (phù chân) ở bà bầu

Để biết bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không, bạn cần biết nguyên nhân tình trạng bà bầu bị phù chân này. Dưới đây là các nguyên nhân dẫn đến xuống máu chân khi mang thai:

  • Do sự rối loạn nội tiết tố nữ khi mang thai: Tình trạng này góp phần vào sự tích tụ dịch, ứ trệ tuần hoàn khiến máu về tim khó hơn. Máu ở chân sẽ bị ứ đọng và xuất hiện các biểu hiện như chân nặng, sưng phù, ngứa ran hay chuột rút.
  • Bị suy giãn tĩnh mạch: Với chị em phụ nữ, nhất là mang thai lần đầu thì tình trạng suy tĩnh mạch hay giãn tĩnh mạch cũng khiến chân nặng, sưng phù nề. Vì lúc này lượng máu gia tăng và nồng độ hormone cao gấp 100 lần so với bình thường.
  • Ảnh hưởng của sự phát triển của thai nhi: Càng về tháng cuối thai kỳ, thai nhi càng lớn và tăng áp lực bên trong ổ bụng. Từ đó, một sức ép khá lớn đè lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy về tim. Chính điều này cũng là nguyên gây gây nên hiện tượng bà bầu bị xuống máu sớm ở chân.
  • Thay đổi sinh lý hoặc bệnh lý: Bàn chân là một trong những nơi dễ bị sưng phù nhất vì ở xa trái tim. Máu từ các động mạch quay trở lại tim cũng cần thời gian lâu hơn. Khi có một sự thay đổi sinh lý hay bệnh lý có thể dẫn đến hiện tượng tích tụ chất lỏng ở phần chân dẫn đến chứng phù nề.

Ngoài những nguyên nhân kể trên còn có nhiều nguyên nhân khác gây xuống máu chân khi mang thai như đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, làm việc nặng nhọc, thường xuyên đi giày cao gót, thiếu natri, kali…

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không hay cần nghỉ ngơi nhiều hơn?

Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không
Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không là thắc mắc của nhiều thai phụ

Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không?

Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không? Thông thường, bà bầu bị xuống máu chân sớm thì không có sao. Tình trạng xuống máu chân khi mang thai sẽ không có gì nếu không xuất hiện thêm các triệu chứng bất thường nào khác. Lúc này, mẹ bầu chỉ cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý thì dấu hiệu phù sưng chân sẽ giảm đi rõ rệt.

Còn trường hợp nặng, mẹ bầu có thể bị phù chân sớm kèm theo phù mặt và đi kèm các biểu hiện như đau đầu, rối loạn thị giác, mờ mắt, đau bụng… Khả năng cao là mẹ bầu bị xuống máu chân khi mang thai là dấu hiệu của tiền sản giật.

Tiền sản giật là hội chứng huyết áp cao do thai kỳ đi kèm với sự tăng protein trong nước tiểu, thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu tiền sản giật không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến chứng co giật (sản giật) gây biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Do đó, bận cần phải thường xuyên kiểm soát tiền sản giật bằng việc theo dõi huyết áp và nhịp tim thai nhi.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề bầu bị phù chân khi mang thai tuần 37 kèm với thắc mắc bà bầu bị xuống máu chân sớm thì không có sao để hiểu hơn về tình trạng này nhé.

Một số biện pháp phòng ngừa xuống máu chân cho mẹ bầu hiệu quả

Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không? Mẹ bầu có thể áp dụng một số cách giúp phòng ngừa chứng xuống máu chân khi mang thai hiệu quả dưới đây:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Một cách điều trị xuống máu chân của bà bầu cũng được xem là hiệu quả là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt. Mẹ bầu cần lên một chế độ nghỉ ngơi hợp lý và ăn uống khoa học trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chế độ ăn uống phù hợp với cơ địa và thể trạng của mình.
  • Massage chân: Mẹ bầu massage chân thường xuyên có tác dụng giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm bớt những cơn đau. Cách làm khá đơn giản, xoay tròn cổ chân theo một vòng tròn lớn sau đó gập bàn chân lại rồi tiếp tục massage các ngón chân theo chiều kim đồng hồ. Cứ thực hiện như vậy lần lượt mỗi bên từ 5 – 10 phút mỗi/1 lần và mỗi ngày từ 2- 3 lần.
  • Cần uống đủ nước: Uống đủ nước rất tốt cho cơ thể, nhất là trong thời gian mang thai. Mẹ bầu uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động hài hòa và nhịp nhàng hơn. Đặc biệt, việc này còn ngăn ngừa được quá trình tích lũy chất lỏng gây phù.
  • Tập thể dục thường xuyên: Mẹ bầu tập thể dục thường xuyên sẽ hạn chế được tình trạng sưng phù nề chân. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp mẹ bầu có sức khỏe tốt chuẩn bị cho cuộc “vượt cạn” sắp tới. Một số hoạt động thể dục mẹ có thể tham gia như tập yoga cho bà bầu, bơi lội, đi bộ…

Ngoài những cách giảm phù chân khi mang thai ở trên, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Tránh đứng lâu
  • Cố gắng nghỉ ngơi với tư thế kê chân cao
  • Đeo vớ thoải mái, tránh mặc đồ bó chật làm giảm khả năng lưu thông máu ở chân

>> Bạn có thể xem thêm: Phù chân khi mang thai tháng thứ 8 và nguy cơ tiền sản giật

Bà bầu bị sưng chân khi nào cần gặp bác sĩ?

Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không
Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không và có cần đi gặp bác sĩ không?

Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không và khi nào cần gặp bác sĩ?Nếu bạn đã áp dụng các cách giảm sưng chân khi mang thai ở trên nhưng vẫn không thuyên giảm hoặc có bất kỳ sự bất thường thì cần đến gặp bác sĩ ngay nhé.

Phù chân thường xuất hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ và cũng là dấu hiệu cảnh báo của tiền sản giật rất nguy hiểm. Do đó, bạn nên khám thai thường xuyên, theo dõi huyết áp và thông báo với bác sĩ ngay nếu có những dấu hiệu bất thường khác nhé.

Phù chân có phải là dấu hiệu sắp sinh không?

Bên cạnh vấn đề bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không; chắc hẳn bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề phù chân có phải là dấu hiệu sắp sinh không. Tình trạng phù chân có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhất là 3 tháng cuối. Do đó, phù chân chưa hẳn là dấu hiệu sắp sinh mà bạn đáng tin cậy.

Tuy nhiên, nếu bạn bị phù chân khi mang thai ở tháng thứ 9 thì cũng được xem là một trong những dấu hiệu sắp sinh có kèm các dấu hiệu khác như bụng bầu tụt xuống, đi tiểu thường xuyên, đau mỏi lưng, ra nhiều dịch âm đạo, cơn co tử cung,…

Vậy là chị em đã có câu trả lời cho thắc mắc bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không rồi đúng không nào. Các mẹ hãy theo dõi thật kỹ và đi khám ngay khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường đi kèm với chứng phù nề chân. Đừng chủ quan để đến khi quá muộn sẽ gây biến chứng cho cả mẹ và thai nhi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

PAIN AND BLEEDING IN EARLY PREGNANCY

https://www.thewomens.org.au/images/uploads/fact-sheets/Pain-bleeding-early-pregnancy.pdf

Truy cập ngày 15/1/2022

5 ways to manage swollen legs and feet during pregnancy

https://utswmed.org/medblog/swollen-feet-during-pregnancy/

Truy cập ngày 15/1/2022

Can Pregnant Women Do Anything to Reduce or Prevent Swollen Ankles?

https://kidshealth.org/en/parents/ankles.html

Truy cập ngày 15/1/2022

Remedies for swollen feet during pregnancy

https://www.medicalnewstoday.com/articles/swollen-feet-pregnancy

Truy cập ngày 15/1/2022

Swollen ankles, feet and fingers in pregnancy

https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/swollen-ankles-feet-and-fingers/

Truy cập ngày 15/1/2022

 

x