- Bà bầu bị viêm họng hạt sẽ cảm thấy ngứa, đau họng khi nuốt thức ăn nước uống, muốn khạc nhổ để giảm cảm giác ngứa,… Thỉnh thoảng, mẹ bầu sẽ thấy họng khô rát khó chịu.
- Ngoài ra, bà bầu bị viêm họng cũng có cảm giác nóng cay trong họng, kèm theo ngứa, ho thành cơn, bị tắc mũi khi nằm nghiêng
- Khi bị viêm họng hạt, mẹ bầu có thể thấy niêm mạc họng đỏ, dày, ướt, thành sau họng xuất hiện hạt đỏ lấm tấm.
- Amidan sưng đỏ, phù nề làm cho hầu họng hẹp lại gây nuốt khó, cảm giác thức ăn bị vướng lại khi nuốt.
- Mẹ bầu có thể có sốt nhẹ hoặc không.
- Bệnh viêm họng hạt có thể ảnh hưởng đến tiếng nói, khiến khàn tiếng nhẹ. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng gặp triệu chứng này.
- Bà bầu bị viêm họng hạt nặng có thể gặp tình trạng buồn nôn, có nhiều phản xạ họng gây khó chịu, thậm chí nôn ra thức ăn vừa nuốt.
2. Điều trị viêm họng hạt ở bà bầu như thế nào?
Có thể thấy, viêm họng hạt là một tình trạng bệnh kéo dài và tương đối khó điều trị. Mẹ bầu không nên tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị tại nhà mà nên đến các cơ sở y tế uy tín để được điều trị,
Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân bà bầu bị viêm họng hạt là gì (do viêm amidan, viêm mũi, viêm xoang,…), và căn nguyên vi khuẩn, vi-rút gây viêm họng, từ đó tìm ra cách điều trị phù hợp. Thông thường, các bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng. Các loại thuốc kháng sinh phổ biến nhất để điều trị viêm họng hạt thường là cephalexin, penicillin và amoxicillin. Mẹ bầu cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, cách sử dụng để đảm bảo có thể trị dứt điểm bệnh và đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Trong quá trình dùng thuốc, cần lưu ý việc uống không đủ thuốc kháng sinh có thể dẫn đến tái phát bệnh một lần nữa và dẫn đến những tác động xấu đối với sức khỏe của mẹ và bé.
Mẹ bầu có thể tham khảo bài viết Nhóm kháng sinh dùng cho phụ nữ có thai, mẹ bầu đã biết chưa? để có thể an tâm hơn trong việc dùng thuốc điều trị căn bệnh mà vẫn an toàn cho thai nhi.
