Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Thị Thu Sương
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 8 giờ trước

Bà bầu bị trúng gió phải làm sao? Đọc ngay để giữ an toàn mẹ nhé!

Bà bầu bị trúng gió phải làm sao? Đọc ngay để giữ an toàn mẹ nhé!
Trúng gió là tình trạng có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả phụ nữ mang thai. Vậy bà bầu bị trúng gió phải làm sao? Mẹ hãy đọc ngay bài viết dưới đây để giữ an toàn cho bản thân và thai nhi nhé.

Bà bầu bị trúng gió phải làm sao? Trúng gió là hiện tượng cơ thể bị sốc trước sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Đây là bệnh lý phổ biến và có thể xảy ra với những bà bầu. Bà bầu bị trúng gió phải làm sao? Có bầu cạo gió được không? Bà bầu có được đánh cảm bằng trứng? Mẹ hãy cùng MarryBaby đi tìm câu trả lời cho những vấn đề trên nhé.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị trúng gió

Bà bầu trúng gió phải làm sao? Trước khi đi tìm câu trả lời cho vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân nào khiến bà bầu bị trúng gió và trúng gió là gì.

1. Trúng gió là gì?

Trong dân gian tồn tại một quan niệm được gọi là trúng gió, cảm gió, trúng phong. Tình trạng này xảy ra khi “khí lạnh” xâm nhập vào cơ thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, nhức mỏi tay chân, đau bụng, buồn nôn… đôi khi có kèm sốt. Người bị trúng gió mức độ nặng có thể dẫn đến biến chứng liệt mặt, méo miệng, tai biến…

Các triệu chứng kể trên có thể tương đồng với bệnh cảm mạo thường gặp trong mùa lạnh theo các gọi của Tây y.

2. Nguyên nhân nào khiến bà bầu bị trúng gió?

Phụ nữ mang thai thường bị trúng gió do những nguyên nhân sau:

  • Thời tiết thay đổi đột ngột: Khi thời tiết chuyển mùa, nhất là từ nóng chuyển sang lạnh, nhiệt độ môi trường giảm đột ngột, cộng với các yếu tố như mưa, gió lạnh khiến cho cơ thể dễ bị nhiễm lạnh và bị các bệnh về hô hấp. Lúc này, hiện tượng trúng gió rất dễ xảy ra.
  • Thay đổi hormone, giảm sức đề kháng: Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi hormone đáng kể. Đặc biệt trong những tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thường bị ốm nghén nên ăn uống thất thường, cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng giảm nên dễ bị trúng gió, cảm mạo.

Hiểu đơn giản thì trúng gió là tên gọi của nhóm bệnh thời khí do sự thay đổi thời tiết trong Đông y. Sự tác động đột ngột của các yếu tố thời tiết làm cho khí lạnh thông qua hệ hô hấp và lỗ chân lông xâm nhập vào cơ thể, khiến cho cơ thể bị mất đi khả năng kiểm soát và điều hòa thân nhiệt, mất khả năng tiết mồ hôi và sinh ra hiện tượng cảm.

Bà bầu bị trúng gió có nguy hiểm không? Các dấu hiệu nhận biết

bà bầu bị trúng gió phải làm sao
Bà bầu bị trúng gió có nguy hiểm không? Làm sao để nhận biết?

Bà bầu bị trúng gió có nguy hiểm không? Câu trả lời là khi bị trúng gió, các mẹ bầu thường có các triệu chứng đáng quan tâm như sau:

Lưu ý

Nếu nhận thấy bà bầu bị trúng gió và có các triệu chứng nặng như nôn nhiều, khó thở, mờ mắt, tức ngực dữ dội, méo miệng… cần được đưa đi khám gấp.

Bà bầu bị trúng gió có được cạo gió không, phải làm sao?

Bà bầu trúng gió phải làm sao, có bầu bị trúng gió nên làm gì? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây, bạn đừng bỏ lỡ nhé!

1. Bà bầu cạo gió được không?

bà bầu bị trúng gió phải làm sao
Thay vì cạo gió, bà bầu có thể đánh gió bằng lòng trắng trứng gà và đồng xu bạc

Bà bầu bị trúng gió nên làm gì, có bầu cạo gió được không? Cạo gió là một trong những phương pháp được dân gian cho là hiệu quả khi bị trúng gió. Cách làm đơn giản là xoa dầu gió/ dầu nóng lên vùng da đau nhức rồi lấy một vật cứng và mỏng (thường là đồng xu, thìa nhỏ) cạo lên da. Khi vùng da được cạo xuất hiện các vết đỏ ửng hoặc đỏ bầm thì người bệnh cũng giảm được triệu chứng mệt mỏi, đau nhức. Dân gian quan niệm rằng lúc này gió độc đã được cạo ra khỏi cơ thể.

Ngoài cách cạo gió kể trên, nhiều người còn áp dụng cách “đánh gió” khi kết hợp bạc với trứng gà để tăng hiệu quả. Cách làm như sau:

  • Trứng gà luộc chín, tách lấy lòng trắng
  • Cho lòng trắng trứng gà vào khăn mỏng hoặc vải sạch cùng với một đồng xu bạc.
  • Túm 4 góc khăn/vải rồi buộc chặt để trứng và đồng xu không bị rơi ra
  • Nhúng phần khăn bọc trứng gà và đồng xu bạc qua nước nóng, vắt nhẹ cho ráo nước khô rồi bắt đầu miết xuôi chiều lên cơ thể để “đánh gió”.

Như vậy, có thể thấy cách “đánh gió” bằng trứng cũng là một trong những hình thức cạo gió.

Vậy theo góc độ y học hiện đại thì có bầu cạo gió được không?

Theo các bác sĩ, phương pháp cạo gió không nên áp dụng cho phụ nữ mang thai vì các động tác này sẽ kích thích mạch máu, gây xuất huyết dưới da, ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt nếu cạo gió quá mạnh ở gần vùng bụng sẽ có nguy cơ động thai. Do đó, các mẹ bầu cần hết sức cân nhắc nhé!

2. Bà bầu bị trúng gió phải làm sao?

Bà bầu bị trúng gió phải làm sao hình ảnh

Bà bầu bị trúng gió phải làm sao cho nhanh hồi phục? Bà bầu bị trúng gió có thể chữa bằng các phương pháp sau đây:

Massage bằng gừng

Thay vì dùng các vật cứng để cạo gió, mẹ bầu có thể sử dụng cách đánh gió bằng gừng sẽ an toàn hơn. Mẹ bầu dùng gừng tươi giã nát, ngâm với rượu trong vòng 2 giờ.

Sau đó, mẹ dùng tay hoặc khăn mềm thoa nhẹ nhàng hỗn hợp lên vùng vai, tay, chân… vừa thoa vừa massage, dây ấn nhẹ nhàng. Cách làm này sẽ giúp làm ấm cơ thể, giải cảm và giải gió độc.

Lưu ý

Các mẹ bầu chỉ nên xoa nhẹ nhàng, không được dùng vật cứng để xoa và nên thực hiện trong phòng kín gió nhé.

Massage bằng dầu

Nhiều mẹ bầu thắc mắc lỡ bôi dầu gió khi mang thai có làm sao không? Nếu mẹ dùng dầu gió thường xuyên thì không nên vì có thể gây ra một vài vấn đề có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Tuy nhiên, mẹ chỉ thỉnh thoảng dùng trong những lúc cần thiết như để xoa khi trúng gió thì không sao. Xoa dầu và massage nhẹ nhàng lên những vùng bị đau sẽ giúp lưu thông máu, giảm các triệu chứng của trúng gió.

Bên cạnh đó, mẹ bầu khi trúng gió có thể áp dụng các cách như uống trà gừng, giữ ấm cơ thể, nhất là đầu, bàn chân, ngực, ở trong khu vực tránh gió lùa, ăn cháo hành, tía tô để làm ấm người.

Bà bầu bị trúng gió nên ăn gì và không nên ăn gì?

1. Các món ăn mẹ bầu nên bổ sung khi bị trúng gió

  • Trái cây có nhiều vitamin C như cam, bưởi
  • Các món cháo giúp giải cảm cho bà bầu: cháo thịt bằm, cháo tía tô, cháo hành, cháo gừng…
  • Giá đỗ
  • Uống nước gừng ấm.

>> Xem thêm: Bầu bị cảm nên ăn gì? 10 thực phẩm tăng sức đề kháng an toàn cho mẹ bầu

2. Khi bị trúng gió, mẹ bầu lưu ý không ăn các món sau

Bà bầu bị trúng gió phải làm sao
Bà bầu bị trúng gió không nên ăn kem, bạn nhé!
  • Kem, các loại nước đá, thực phẩm lạnh
  • Các món ăn nhiều dầu mỡ, cay
  • Các loại trái cây có tính hàn như dưa leo (dưa chuột), dưa hấu
  • Các món ăn nhanh, đóng hộp, hoa quả sấy khô
  • Nước uống có chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nước ngọt.

3. Bà bầu bị trúng gió phải làm sao, khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Nếu trúng gió do cơ thể bị lạnh khi gặp sự thay đổi nhiệt độ đột ngột và không có dấu hiệu bất thường khác thì không nguy hiểm đến tính mạng và thai nhi. Các triệu chứng này sẽ thuyên giảm trong 1, 2 ngày nếu mẹ bầu được nghỉ ngơi và chăm sóc cơ thể tốt. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị trúng gió kèm với các triệu chứng sau đây thì tốt nhất bạn nên đến bác sĩ thăm khám để kịp thời xử lý nhé.

  • Sốt cao
  • Nôn liên tục
  • Người mệt mỏi, ngủ li bì
  • Bất tỉnh, ngất xỉu.

Bà bầu bị trúng gió là tình trạng khá phổ biến, nhất là khi trời trở lạnh. Bà bầu bị trúng gió phải làm sao? Hy vọng bài viết trên đã đem đến cho các mẹ những thông tin hữu ích để giữ an toàn cho cơ thể khi chẳng may bị trúng gió.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Cold Versus Flu
https://www.cdc.gov/flu/symptoms/coldflu.htm
Ngày truy cập: 17.10.2023

2. Effective Home Remedies for Cold While Pregnant
https://parenting.firstcry.com/articles/12-effective-home-remedies-for-cold-during-pregnancy/
Ngày truy cập: 17.10.2023

3. Coping with illness during pregnancy
https://www.nct.org.uk/pregnancy/worries-and-discomforts/common-discomforts/coping-illness-during-pregnancy
Ngày truy cập: 17.10.2023

4. Treating the common cold during pregnancy
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2377219/
Ngày truy cập: 17.10.2023

x