Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/08/2020

Bà bầu bị trào ngược dạ dày, nguyên nhân và cách khắc phục

Bà bầu bị trào ngược dạ dày, nguyên nhân và cách khắc phục
Bà bầu bị trào ngược dạ dày sẽ gặp phải cảm giác khó chịu, chán ăn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu bị trào ngược dạ dày sẽ gặp phải cảm giác khó chịu, chán ăn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Vậy nguyên nhân nào khiến bà bầu bị trào ngược dạ dày? Làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Bà bầu bị trào ngược dạ dày

Bà bầu bị trào ngược dạ dày do đâu?

Hầu hết phụ nữ mang thai đều bị trào ngược dạ dày. Chứng bệnh này không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn khiến bà bầu chán ăn, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Có hai nguyên nhân khiến bà bầu bị trào ngược dạ dày.

1. Thay đổi nội tiết tố

Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ khiến lượng progesterone tăng lên. Progesterone là loại nội tiết tố giúp cơ tử cung giãn nở nhưng cũng là nguyên nhân gây giãn cửa van dạ dày khiến dịch vị dạ dày bị tràn ra gây cảm giác nóng ran, khó chịu.

Progesterone còn làm các cơn co thắt của thực quản và ruột chậm lại, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa khiến thức ăn ở trong dạ dày lâu hơn. Đây là nguyên nhân khiến lượng axit tăng cao làm bà bầu bị ợ nóng.

2. Kích thước thai nhi lớn dần

Bà bầu bị trào ngược dạ dày còn do kích thước thai nhi lớn dần gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới khiến axit bị đẩy lên thực quản.

Theo thống kê, có khoảng 1/3 phụ nữ mang thai bị trào ngược dạ dày từ ba tháng đầu. Đến giai đoạn cuối thai kỳ thì con số tăng lên gấp đôi.

Biểu hiện trào ngược dạ dày khi mang thai

Bà bầu có thể nhận biết chứng trào ngược dạ dày qua các dấu hiệu sau:

  • Vùng ngực nóng rát, khó chịu
  • Thường xuyên ợ nóng, ợ hơi
  • Bị đau ở thượng vị
  • Buồn nôn, nôn khan
  • Rát họng khó nuốt
  • Giọng khàn, ho khan

Một số thai phụ khi gặp tình trạng này liền đi xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng điều này không quá cần thiết.

Khi khám thai định kỳ các bác sĩ sẽ căn cứ vào các triệu chứng, tình trạng để đánh giá và làm những xét nghiệm cần thiết. bà bầu bị trào ngược dạ dày

Biện pháp khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày

Trên thực tế hiện tượng trào ngược dạ dày do mang thai sẽ tự động biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài sẽ cực kỳ khó chịu và khiến bà bầu không muốn ăn uống. Điều này sẽ khiến em bé bị thiếu dinh dưỡng, kém phát triển. Bởi vậy, bà bầu bị trào ngược dạ dày cần thực hiện các biện pháp sau để cải thiện chứng bệnh này:

1. Chia nhỏ bữa ăn

Nếu đang bị ốm nghén, bạn chỉ cần ăn một ít mỗi bữa có lẽ không có vấn đề gì. Nhưng nếu có cảm giác thèm ăn, bạn nhớ tránh ăn quá nhiều . Việc ăn quá no sẽ khiến dạ dày bị căng, hoạt động co bóp không ổn định. Nên cách này sẽ tránh được việc axit bị dư thừa trong dạ dày. Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa chính thành 7 – 8 bữa nhỏ trong ngày.

2. Tuyệt đối nghỉ ngơi sau khi ăn

Việc nghỉ ngơi không chỉ đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu mà còn giúp thức ăn được chuyển hóa tốt hơn. Nếu sau khi ăn bạn làm việc sẽ gây căng thẳng khiến tình trạng trào ngược dạ dày thêm nghiêm trọng.

3. Tránh bị căng thẳng, stress

Khi lo âu hay căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Vậy nên lời khuyên cho mẹ bầu là hãy giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ để bị chứng trào ngược dạ dày làm phiền.

4. Không ăn thực phẩm chua, nóng

Đồ chua, nóng khiến niêm mạc nhu động ruột bị kích thích gây trào ngược. Vì thế, bà bầu nên tránh ăn các món chứa nhiều gia vị, cà phê, trà, chocolate, hạn chế món chiên xào.bà bầu bị trào ngược dạ dày

5. Ăn chậm và từ từ

Giảm bớt lượng thức ăn cùng lúc cũng có thể giảm chứng ợ nóng và khó tiêu. Bà bầu cố gắng thư giãn và thưởng thức bữa ăn một cách từ từ để nhai kỹ hơn, giúp tiêu hóa tốt hơn.

6. Không được vừa ăn vừa uống

Hay trộn chung cơm với canh sẽ vì điều này khiến dạ dày bị quá tải và kích thích axit sản sinh nhiều hơn.

7. Tập luyện thể dục thể thao

Bà bầu bị trào ngược dạ dày nên chăm chỉ đi bộ, bơi lội, vận động nhẹ nhàng để thức ăn tiêu hóa tốt hơn, từ đó làm hạn chế tình trạng tiết dịch vị dạ dày. Điều này còn giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé.

8. Không nằm sau khi ăn

Sau bữa ăn bạn hãy đi bộ thong thả, làm một chút việc nhà hoặc ngồi đọc sách thay vì nằm hoặc phải làm việc cúi gập bụng. Các hoạt động này đều có thể giúp rửa sạch axit trào ngược vào thực quản của bạn.

9. Kiểm soát trọng lượng

Việc tăng cần quá nhiều sẽ khiến cảm giác khó chịu ở dạ dày tăng lên, vì thế mẹ bầu cần có chế độ ăn uống hợp lý để tăng cân vừa đủ nhé.

10. Không ăn ngay trước khi đi ngủ

Joel Richter, MD, giám đốc bộ phận tiêu hóa và dinh dưỡng và trung tâm bệnh thực quản tại Đại học Nam Florida, ở Tampa cảnh báo rằng bà bầu không ăn đi ngủ ngay sau khi vừa ăn uống no nê. Ông khuyên bà bầu nên cố gắng không ăn ít nhất ba giờ trước khi ngủ và tránh uống nước hay chất lỏng một vài giờ trước khi đi ngủ.

11. Gối cao đầu

Việc gối cao đầu sẽ giúp axit dạ dày không bị trào ngược lên cổ. Bà bầu hãy thử cách này nếu thường xuyên bị chứng ợ nóng quấy rầy trong lúc ngủ nhé.bà bầu bị trào ngược dạ dày

12. Ăn hoặc uống gừng

Gừng được dùng như một chất giảm đau và sát khuẩn tự nhiên giúp ấm bụng và giảm tình trạng tiết dịch vị dày dày. Bạn có thể uống trà gừng hoặc thêm gừng vào các món ăn để điều trị bệnh này nhé.

13. Mặc đồ rộng rãi

Mặc quần áo chật sẽ tạo thêm áp lực cho vùng bụng vốn đã chật chội và có thể làm chứng trào ngược axit thêm khó chịu. Vì thế bà bầu luôn chú ý mặc đồ rộng rãi, thoáng mái để mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu.

14. Xem xét một loại thuốc kháng axit

Mẹ bầu có thể dùng thuốc kháng axit có chứa canxi hoặc magiê an toàn trong thai kỳ, nhưng phải do bác sĩ chỉ định. Trên thực tế, lượng canxi bổ sung trong các loại thuốc kháng axit rất tốt cho mẹ và bé.

Tuy nhiên mẹ bầu cần tránh các thuốc kháng axit có chứa nhôm vì có thể gây táo bón và độc hại khi dùng liều cao. Bạn cũng nên tránh xa natri bicacbonat (muối nở) vì có thể gây sưng tấy trong thai kỳ.

Bà bầu bị trào ngược dạ dày rất phổ biến, vì vậy bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt ngay từ lúc mới mang thai để không bị chứng bệnh này làm phiền nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x