Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Dung Nguyễn
Tham vấn chuyên môn: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai
Cập nhật 27/03/2022

Bà bầu bị nổi mụn ở lưng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Bà bầu bị nổi mụn ở lưng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Thực hư giải đáp cho thắc mắc bà bầu bị nổi mụn ở lưng thì có ảnh hưởng đến bé hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ làm sáng tỏ băn khoăn của mình.

Khi mang thai, bà bầu có thể gặp tình trạng rạn da, da sần sùi, nổi mẩn đỏ, sẩn ngứa mề đay gây khó chịu. Hơn nữa, một vấn đề rất thường gặp trong thai kỳ đó chính là bà bầu bị nổi mụn ở lưng.

Nhiều mẹ bầu lo lắng rằng những vấn đề về da, đặc biệt là việc nổi mụn lưng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé yêu trong bụng mẹ. Vậy thực tế bà bầu bị nổi mụn ở lưng thì có ảnh hưởng đến bé hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp các thắc mắc của mình, cùng tìm hiểu ngay mẹ nhé!

Nguyên nhân vì sao bà bầu bị nổi mụn?

Mọc mụn khi mang thai là một hiện tượng hoàn toàn bình thường. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Do hormone: Nồng độ hormone tăng cao trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai sẽ khiến tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu hơn và làm tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông. Cộng với bụi bẩn, da chết, làn da của mẹ bầu sẽ rất dễ nổi mụn, đặc biệt là ở vùng da khó vệ sinh như lưng.
  • Phương pháp vệ sinh chưa phù hợp: Một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị nổi mụn ở lưng chính là phương pháp vệ sinh chưa phù hợp. Vùng lưng là khu vực khó vệ sinh và làm sạch hơn cộng thêm việc có ít sản phẩm chăm sóc da cho vị trí này nên khi mang thai, mẹ bầu sẽ rất dễ gặp những nốt mụn chi chít trên vùng lưng của mình.
  • Do hệ thống miễn dịch: Hệ miễn dịch suy yếu, không kịp thời tăng sức đề kháng trong thai kỳ cũng khiến da mẹ bầu nhạy cảm hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển bên trong da và gây mụn ở lưng.
  • Do chế độ ăn uống và sinh hoạt: Tình trạng ốm nghén khi mang thai cộng với việc dùng nhiều đồ bổ, thường xuyên ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, ít ăn rau xanh cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị nổi mụn ở lưng. Hơn nữa, chế độ sinh hoạt chưa phù hợp, thức khuya, thường xuyên căng thẳng mệt mỏi cũng khiến gan quá tải và dẫn đến mụn.
bà bầu bị nổi mụn ở lưng
Bà bầu bị nổi mụn ở lưng do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng thường thấy nhất là lý do hormone gia tăng trong thai kỳ.

Bà bầu bị nổi mụn ở lưng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Một trong những điều mà mẹ bầu quan tâm nhất chính là bà bầu bị nổi mụn ở lưng thì có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Theo đó, việc nổi mụn là một điều hoàn toàn bình thường ở mẹ bầu trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai. Sau khi bé yêu chào đời, những nốt mụn đáng ghét cũng dần “cáo lui” nên mẹ không cần phải quá lo lắng về tình trạng này và việc bà bầu bị nổi mụn ở lưng về cơ bản cũng sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, việc bà bầu bị nổi mụn ở lưng kéo dài, mụn sưng đỏ nghiêm trọng có thể khiến mẹ cảm thấy khó chịu và tự ti, từ đó ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ trong thời gian mang thai. Lúc này, mẹ sẽ dễ cảm thấy căng thẳng, áp lực và chán ăn, mệt mỏi. Điều đó vô tình ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

>>> Mẹ lưu ý: Cẩn trọng khi bà bầu bị ngứa do mụn nước

Cách trị mụn lưng cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Nhìn chung, việc nổi mụn lưng ở bà bầu có thể tự khỏi sau khi kết thúc thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ không muốn những nốt mụn này ảnh hưởng đến tâm trạng của mình, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp điều trị mụn sau đây:

1. Phương pháp tự nhiên cho tình trạng bà bầu bị nổi mụn ở lưng

Các phương pháp trị mụn lưng bằng nguyên liệu tự nhiên thường lành tính, an toàn với cả mẹ và bé. Mẹ có thể sử dụng các nguyên liệu thường gặp trong gian bếp nhà mình để đẩy lùi các nốt mụn trên lưng và các vị trí khác trên khắp cơ thể.

  • Chanh: Bên trong chanh có chứa axit citric – một chất chống oxy hóa để tẩy tế bào chết hiệu quả. Không chỉ vậy, chanh còn chứa vitamin C giúp kích thích collagen trên da, giúp giảm mụn viêm. Nếu bà bầu bị nổi mụn ở lưng, hãy lấy nước cốt chanh thoa lên lưng sau khi tắm và mát xa nhẹ nhàng rồi rửa lại với nước ấm là được.
  • Hỗn hợp mật ong – bột quế: Khi nổi mụn trong thai kỳ, mẹ có thể sử dụng mật ong và bột quế theo tỷ lệ 2:1 để tạo thành hỗn hợp dạng sệt thoa đều lên lưng, đợi 30 phút rồi rửa sạch lại. Mật ong có khả năng diệt khuẩn, dưỡng ẩm cho da cùng với quế kháng khuẩn và chữa lành vết thương sẽ giúp mẹ đẩy lùi mụn nhanh chóng.
  • Giấm táo: Một cách trị mụn lưng cho bà bầu khác chính là sử dụng giấm táo, pha với nước theo tỷ lệ 1:2 rồi xịt lên vùng lưng bị mụn, đợi khoảng 20 phút rồi rửa sạch. Giấm táo có chứa các chất oxy hóa để loại bỏ tình trạng viêm da cũng như cân bằng độ pH để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng bà bầu bị nổi mụn ở lưng.
  • Nước cốt rau sam: Nước cốt rau sam được biết đến như một thần dược để trị mụn lưng ở mẹ bầu. Rau sam có tính mát nên có khả năng trị mụn cao. Mẹ có thể thoa nước cốt rau sam lên vùng lưng bị mụn và sau đó rửa sạch lại với nước mẹ nhé. Lưu ý, rau sam không dùng được cho phụ nữ mang thai nên mẹ bầu nhớ tuyệt đối không ăn loại rau này nhé,
  • Dầu dừa: Dầu dừa cũng có thể giúp cải thiện tình trạng bà bầu bị nổi mụn ở lưng. Mỗi tuần 3 lần, hãy thoa dầu dừa lên vị trí mụn, mát xa nhẹ nhàng rồi tắm lại với nước ấm mẹ nhé!

Khi áp dụng các cách trị mụn lưng cho bà bầu, cần lưu ý không phải nguyên liệu thiên nhiên nào cũng an toàn cho mẹ và bé. Mẹ nên tránh một số “gương mặt tiêu biểu” như quả óc chó đen, cascara, comfrey (liên mộc), cây thảo linh lăng (cỏ cà ri), hoa cúc la mã, lạc tiên,…

>> Mẹ nên xem thêm: Cách làm tinh dầu nghệ để trị mụn, chăm sóc da và tóc

cách trị mụn lưng cho bà bầu

2. Trị mụn lưng cho bà bầu bằng mỹ phẩm

Bên cạnh các nguyên liệu thiên nhiên, mẹ có thể sử dụng các loại mỹ phẩm để cải thiện tình trạng bà bầu bị nổi mụn ở lưng. Hiện nay, có rất nhiều sữa tắm và kem bôi để điều trị mụn. Mẹ nên nhớ chọn sản phẩm dùng được cho phụ nữ mang thai với bao bì có thể ghi “không gây mụn”, “sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông” hoặc “không chứa dầu” – Đó là những sản phẩm không gây bít tắc lỗ chân lông.

Theo Mayo Clinic, các phương pháp điều trị da nói chung có chứa clindamycin (Cleocin T, Clindagel, những loại khác) được coi là an toàn trong việc điều trị mụn cho phụ nữ mang thai. Mặt khác, sự an toàn của việc sử dụng benzoyl peroxide để điều trị mụn trứng cá khi mang thai vẫn chưa được các cơ quan y tế chấp thuận. Phương pháp điều trị này chỉ nên được sử dụng nếu thực sự cần thiết và phải có sự kê đơn, theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa.

Mặt khác, mẹ nên kiểm tra bảng thành phần và chắc chắn rằng sản phẩm trị tình trạng bà bầu bị nổi mụn ở lưng KHÔNG có chứa axit salicylic nồng độ cao, tretinoin, isotretinoin và adapalene. Bởi vì đây là những thành phần không an toàn đối với sức khỏe của mẹ và bé.

>>> Mẹ nên xem: Dưỡng da cho bà bầu: Thành phần, sản phẩm phù hợp là gì?

3. Điều chỉnh một số thói quen để chăm sóc vùng da mụn lưng tốt hơn

Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ khuyến khích mẹ bầu nói riêng, người gặp vấn đề mụn ở lưng nói chung cần thay đổi các thói quen để giảm tình trạng khó chịu này ở mẹ bầu. Bao gồm:

  • Giữ vệ sinh cơ thể, áo quần: Mẹ bầu dễ đổ mồ hôi và đó cũng là một trong các lý do mụn lưng phát triển. Hạn chế tình trạng bà bầu bị nổi mụn ở lưng bằng cách chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Giặt quần áo và thay đồ thường xuyên khi đổ mồ hôi cũng là một cách tốt mẹ nên làm.
  • Làm sạch da nhẹ nhàng: Chà xát vùng da bị mụn có vẻ sẽ giúp tẩy tế bào chết. Nhưng thật ra điều này khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn. Khi kỳ cọ lưng lúc tắm và bôi thuốc trị mụn, mẹ cần phải nhẹ nhàng với vùng da này nhé.
  • Không nặn mụn, ngay cả trên lưng: Mẹ nên luôn ghi nhớ điều này. Nếu mẹ nặn mụn, việc đó sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng mụn ở lưng của mẹ bầu mà thôi.
  • Bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời: Mọi người thường tin rằng tia nắng mặt trời sẽ giúp làm sạch mụn, nhưng thực tế ánh nắng mặt trời có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mụn, khiến tình trạng bà bầu bị nổi mụn ở lưng kéo dài. Các tia nắng mặt trời có xu hướng làm thâm mụn và làm mụn lâu khỏi hơn.
  • Chọn kem chống nắng không gây mụn, SPF 30, phổ rộng và chống nước. Kem chống nắng cần được thoa cho tất cả các vùng da mà quần áo sẽ không che phủ được dưới ánh nắng mặt trời, mẹ lưu ý nhé.

Một số lưu ý cho bà bầu bị nổi mụn ở lưng

1. Bà bầu bị nổi mụn nên ăn gì?

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe mẹ và thai nhi cũng như là yếu tố ảnh hưởng đến những nốt mụn trên lưng mẹ trong khi mang thai. Vì vậy, mẹ nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các thành phần như:

  • Các thực phẩm giàu axit béo, omega-6, omega-9, omega-3
  • Probiotics có chứa lợi khuẩn như sữa chua, tảo vi, trà kombucha, socola đen,…
  • Uống nhiều nước
  • Các loại rau củ quả, trái cây, đặc biệt là các loại rau màu xanh đậm

2. Bà bầu bị nổi mụn ở lưng không nên ăn gì?

Với bà bầu đang bị nổi mụn, cần lưu ý hạn chế một số loại thực phẩm như:

  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng
  • Thức uống nhiều đường (nước ngọt, tăng lực, sữa bò…)
  • Thức uống có chứa caffeine và các chất kích thích
Muốn bà bầu hết mụn ở lưng , mẹ sẽ cần điều chỉnh thói quen ăn uống. Bằng cách tránh xa đồ ăn gây nóng, dầu mỡ và uống nhiều nước…

Khi nào thì mẹ bầu mới hết mụn? Khi nào bị mụn ở lưng cần đi gặp bác sĩ?

Thông thường, tình trạng bà bầu bị nổi mụn ở lưng sẽ kết thúc vào gần cuối thai kỳ và sau khi sinh xong. Mẹ có thể không cần quá lo lắng về tình trạng này. Tuy nhiên, nếu các nốt mụn sưng đỏ và không được cải thiện sau khi áp dụng nhiều cách trị mụn lưng khác nhau, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm được phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Ngoài ra, mẹ cũng nên gặp bác sĩ nếu tình trạng mụn lưng kéo dài khiến mẹ tự ti và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của mẹ.

>> Tham khảo thêm: Mang thai bé gái mọc mụn nhiều hơn bé trai phải không?

Hy vọng những thông tin của MarryBaby có thể giúp mẹ hiểu thêm về vấn đề bà bầu bị nổi mụn ở lưng cũng như có phương pháp điều trị phù hợp. Hãy tiếp tục theo dõi MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về mẹ và bé mẹ nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Acne in pregnancy

https://dermnetnz.org/topics/acne-in-pregnancy

Ngày truy cập: 10/02/2022

2. Pregnancy week by week

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/pregnancy-acne/faq-20058045

Ngày truy cập: 10/02/2022

3. BACK ACNE: HOW TO SEE CLEARER SKIN

https://www.aad.org/public/diseases/acne/DIY/back-acne

Ngày truy cập: 10/02/2022

4. What’s the best way to treat pregnancy acne?

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/pregnancy-acne/faq-20058045#:~:text=Generally%2C%20skin%20treatments%20containing%20erythromycin,be%20used%20if%20clearly%20needed.

Ngày truy cập: 10/02/2022

5. Treatment of Acne in Pregnancy

https://www.jabfm.org/content/29/2/254

Ngày truy cập: 10/02/2022

x