Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Doan Minh Phu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 28/04/2021

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng, có đáng lo ngại hay không?

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng, có đáng lo ngại hay không?
Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không phải là tình trạng hiếm gặp. Nhưng đây có phải là dấu hiệu cảnh báo thai nhi đang gặp vấn đề hay không? Để có câu trả xác đáng, MarryBaby mời bạn tham khảo ngay bài viết sau.

Vì sao bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng? Triệu chứng này có nguy hiểm không là những băn khoăn chẳng biết hỏi ai của nhiều sản phụ, nhất là với những người mới lần đầu lên chức mẹ. Hiện tượng này thực chất còn được biết đến với tên gọi là “Ban đa hình thái trong thai kỳ” (tiếng Anh là Pruritic Urticarial Papules of Pregnancy – PUPPP) và thường xuất hiện nhiều nhất trong tam cá nguyệt thứ 3.

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng

Nếu đang gặp phải tình huống này, mẹ hãy thật bình tĩnh và nên tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra vấn đề để có cách phòng ngừa và điều trị an toàn, tránh làm tổn hại đến bé cưng trong bụng.

Giải mã hiện tượng bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng

Về chuyên môn, bà bầu bị nổi mẩn dỏ ở bụng hay ban da hình thái trong thai kỳ là tình trạng xuất hiện các điểm, nốt đỏ hoặc mảng đỏ hình thành từ các vết rạn da quanh bụng khiến mẹ có cảm giác ngứa ngáy cực kỳ khó chịu.

Trở lại với thắc mắc ban đầu: “Bà bầu nổi mẩn đỏ quanh bụng có nguy hiểm không?”. Giới chuyên gia cho biết vì đây là triệu chứng rất thường gặp trong thời kỳ bầu bí nên các chị em không phải quá lo lắng mà ảnh hưởng đến tâm lý của mình. Quan sát thấy mẩn đỏ có xu hướng phát triển vào giai đoạn cuối của thai kỳ và hầu như sẽ biến mất trong vòng 15 ngày sau khi sinh mà chẳng cần bất kỳ can thiệp nào. Tuy vậy, vẫn có một vài rủi ro nhất định đến từ việc bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng.

Cụ thể, nếu cơn ngứa ngáy kéo dài có thể làm cho mẹ mất ăn, mất ngủ, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Chưa kể, nếu mẹ không kiềm chế được việc gãi ngứa sẽ dẫn đến vùng da bụng bị trầy xước, nguy cơ nhiễm trùng lúc này là rất cao.

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ còn kèm những triệu chứng nào?

bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng triệu chứng

Như vừa trình bày, hiện tượng nổi mẩn đỏ quanh bụng thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ hoặc sớm hơn tùy vào thể trạng của từng người. Một khi gặp phải tình trạng này, mẹ sẽ có những biểu hiện như:

  • Xuất hiện những nốt mụn nhỏ, màu hồng hoặc đỏ tại các vết rạn da. Những nốt mẩn này sẽ ngày càng phát triển dày đặc rồi liên kết với nhau hình thành nên các mảng đỏ lớn
  • Mẩn đỏ ban đầu mọc ở vùng quanh rốn, sau lan rộng ra toàn bộ vùng bụng rồi đến mông, đùi, cẳng chân hoặc cánh tay trông khá mất thẩm mỹ
  • Những nốt mẩn này thường gây ngứa ngáy khó chịu, nhất là về đêm khiến mẹ khó chợp mắt được
  • Đôi khi nhiều trường hợp mẹ có thể bị nổi mụn nước xung quanh mẩn đỏ

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ngứa bụng, nổi mẩn đỏ

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ đâu là nguyên nhân dẫn đến bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng. Thế nhưng, vẫn có một vài yếu tố nguy cơ gây khởi phát tình trạng này, cụ thể đó là:

  • Da bụng của người mẹ bị kéo căng: càng về cuối thai kỳ, thai nhi lớn dần sẽ khiến cho phần da bụng của người mẹ bị căng ra. Điều này vô tình làm kích hoạt một loại phản ứng đối với da dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ quanh bụng. Chưa kể, vùng da ở bụng bị kéo căng còn làm cho da mất đi độ ẩm tự nhiên, cộng với những yếu tố tác động từ bên ngoài chẳng hạn như thời tiết hanh khô, tia UV sẽ tạo điều kiện cho các nốt mẩn đỏ phát triển nhiều hơn nữa.
  • Phản ứng của hệ miễn dịch người mẹ với các tế bào từ thai nhi: thực tế một vài tế bào thai có thể vượt qua hàng rào nhau thai để vào hệ tuần hoàn trong cơ thể người mẹ. Tại đây, nó gây ra các phản ứng dị ứng mà biểu hiện bên ngoài dễ nhận biết nhất đó là bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ và làm cho bà bầu bị ngứa bụng khi mang thai. Đặc biệt là khi mẹ dùng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, đồ ăn cay nóng.

Ngoài những nguyên nhân vừa trình bày thì còn một số yếu tố khác khơi mào hiện tượng này như sự thay đổi nội tiết tố, mang thai đôi hoặc thai ba.

Nổi mẩn đỏ, bà bầu ngứa bụng có được gãi không, làm sao khắc phục?

cách giảm ngứa bụng khi mang thai

Hầu hết trường hợp bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng sẽ tự khỏi sau khi sinh trong vòng một đến hai tuần. Tuy nhiên, mẹ bầu bị ngứa bụng khi mang thai thực sự vô cùng khó chịu và có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của mẹ bầu. Để “đánh bay” triệu chứng này, bạn có thể bỏ túi ngay cho mình những mẹo sau đây:

  • Thoa kem dưỡng ẩm: sản phẩm này rất có ích trong việc cải thiện độ khô của da, giảm nguy cơ kích ứng, nổi mẩn ngứa ở mẹ bầu. Khi lựa chọn kem dưỡng ẩm, mẹ nên tránh dùng loại có thành phần kém thân thiện với bé cưng trong bụng, điển hình như: axit salicylic, retinol, retinyl – palmitate và axit tropic.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về các loại kem bôi steroid: mẹ bầu bị ngứa bụng nên tham vấn bác sĩ về việc sử dụng kem chứa thành phầm steroid chẳng hạn như kem hydrocortisone 1% nhằm kiểm soát triệu chứng ngứa rát. Bên cạnh thuốc bôi, bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng cũng có thể hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc kháng histamine cũng cho tác dụng tương tự. Nhưng quan trọng nhất là không được tự ý dùng thuốc vì những loại này đều sẽ gây phản ứng bất lợi nếu sử dụng không cẩn thận.
  • Tắm với bột yến mạch: nếu hỏi bà bầu ngứa bụng có gãi được không thì câu trả lời là “Được” nhưng hãy hạn chế để tránh gây trầy xước da làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mẹ nhé. Thay vào đó, hãy tắm bằng bột yến mạch vì loại ngũ cốc này rất giàu vitamin E cùng chất chống oxy hóa nên sẽ khôi phục làn da cho bạn.
  • Chườm lạnh: việc này cũng có tác dụng giảm ngứa rất tốt. Mẹ hãy sử dụng khăn mát hoặc bọc nước đá trong vải mỏng chườm lên vùng bị ảnh hưởng tầm 15 – 20 phút là được.

Như vậy bạn đã biết bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng, ngứa bụng khi mang thai là vì đâu và những biện pháp khắc phục triệu chứng này. MarryBaby hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm để hành trình mang thai thêm dễ dàng hơn.

M.P

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
https://www.healthline.com/health/pregnancy/puppps-rash#_noHeaderPrefixedContent https://www.healthline.com/health/pregnancy/what-causes-rashes-during-pregnancy-and-how-to-treat-them http://www.whattoexpect.com/pregnancy/symptoms-and-solutions/chloasma.aspx http://www.momjunction.com/articles/measures-to-prevent-chloasma-or-melasma-during-pregnancy_00100308/#gref https://www.healthline.com/health/melasma
x