Hỏi đáp trực tiếp với bác sĩ miễn phí dành cho thành viên cộng đồng Mẹ Bầu!
Chuyên mục
Công cụ
Cộng đồng
Quà cho mẹ - Dinh dưỡng cho bé cùng Enfamama
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Tôi đồng ý tham gia Enfa A+ Smart Club cùng các điều khoản và chính sách của MJN và Marrybaby.
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Từ xa xưa, trứng ngỗng đã được xem là món ăn không thể thiếu khi mang thai. Vì người xưa quan niệm rằng, bà bầu ăn trứng ngỗng thì con mới thông minh. Ngày nay trứng ngỗng vẫn là thực đơn đóng đinh trong chế độ ăn khi mang thai của phụ nữ hiện đại.
Nhưng bà bầu ăn trứng ngỗng khi nào là phù hợp nhất? Bài viết này, MarryBaby sẽ cung cấp thông tin cho các mẹ về dinh dưỡng của trứng ngỗng. Và thời điểm ăn trứng ngỗng phù hợp nhất. Các mẹ cùng tham khảo nhé!
Dinh dưỡng từ trứng ngỗng
Trước khi tìm hiểu, bầu ăn trứng ngỗng khi nào, chúng ta cần xem qua dinh dưỡng của trứng ngỗng. Cứ 100g trứng ngỗng sẽ có các thành phần dinh dưỡng như sau:
13g protein
14,2g lipid
360mcg vitamin A
71mg canxi, 210 mg phốt-pho
3,2 mg sắt
0,15mg vitamin B1
0,3mg vitamin B2
0,1mg vitamin PP
Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Do đó, quan điểm cho rằng ăn trứng ngỗng tốt cho bà bầu có phần đúng.
Các nghiên cứu khoa học cho rằng, thành phần dinh dưỡng trong trứng ngỗng không cân đối bằng trứng gà. Vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, nếu phụ nữ mang thai muốn bổ sung protein thì ăn trứng gà hoặc trứng cút. Vì hàm lượng chất béo trong trứng ngỗng cao có thể khiến mẹ bầu cao huyết áp hay bệnh tim mạch.
Vào thời điểm tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu đang bị ốm nghén, có thể gặp khó khăn trong việc ăn uống. Vì thế, trong giai đoạn này bà bầu ăn trứng ngỗng sẽ cảm thấy khó ăn. Do trứng to và khó tiêu. Vậy bà bầu ăn trứng ngỗng khi nào? Câu trả lời là, khi mang thai từ tháng thứ ba trở đi mẹ bầu có thể ăn trứng ngỗng rồi.
Bầu ăn trứng ngỗng khi nào là phù hợp?
Trứng ngỗng cho bà bầu ăn bao nhiêu là đủ?
Bên cạnh, việc bầu ăn trứng ngỗng khi nào thì ăn bao nhiêu cũng cần được mẹ quan tâm. Theo các chuyên gia, trứng ngỗng chỉ nên là một phần của chế độ dinh dưỡng khi mang thai.
Bên cạnh trứng ngỗng, mẹ cũng cần ăn uống thêm nhiều thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng; giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Mẹ không nên quá nhiều chất đạm sẽ gây khó tiêu.
Trứng ngỗng rất giàu đạm, vì thế mẹ chỉ nên giới hạn trong mức 1 quả/ tuần nếu cảm thấy ngon miệng.
Cách chọn trứng ngỗng
Bên cạnh vấn đề bầu ăn trứng ngỗng khi nào, mẹ cũng nên biết cách chọn trứng ngỗng ngon và mới nhé.
– Cách chọn trứng 1:
Mẹ có thể chọn trứng ngỗng bằng các dùng tay nắm quả trứng; để hở hai đầu trứng. Sau đó, mẹ dùng một mắt nhìn vào đầu trứng, đầu kia soi lên một nguồn ánh sáng. Khi mẹ soi trứng thấy có màu hồng trong suốt với một chấm hồng; có 1 túi khí có đường kính nhỏ hơn 1cm; đường bao quanh cố định thì nên chọn trứng đó.
– Cách chọn trứng 2:
Cho trứng vào dung dịch nước muối 10%, trứng chìm xuống là trứng mới đẻ trong ngày. Nếu trứng nổi lơ lửng là trứng đó đã đẻ từ 3 -5 ngày. Còn thấy trứng nổi trên lên trên mặt dung dịch tức là trứng đã đẻ quá 5 ngày.
– Cách chọn trứng 3:
Mẹ cũng có thể chọn trứng bằng cách khẽ lắc quả trứng. Trứng mới đẻ lắc sẽ không kêu, trứng càng để lâu lắc càng kêu.
Bà bầu ăn gì để con thông minh và khỏe mạnh?
Bên cạnh việc, bầu ăn trứng ngỗng khi nào, mẹ cũng cần phải bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác như:
1. Axit folic
Trước và trong quá trình mang thai, phụ nữ nên bổ sung chất này để hạn chế tối đa dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Axit folic có trong các loại rau lá xanh như:
Cải bó xôi
Các loại đậu (đỗ)
Bí ngòi
2. Thực phẩm có nhiều omega 3
Omega 3 đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển não bộ của bé. Các loại thực phẩm giàu omega 3 như:
Cá hồi
Cá ngừ
Cá tuyết
Đậu phụ
Các loại hạt dinh dưỡng như hạt bí ngô, hạt óc, hạnh nhân
3. Bổ sung chất sắt
Chất sắt giúp bà bầu giúphạn chế tình trạng thiếu máu dẫn đến sinh non, sinh nhẹ cân. Mẹ nên ăn các loại thực phẩm giàu sắt như:
Thịt nạc bò
Nạc heo, nạc gà
Rau cải bó xôi
Bên cạnh việc, bầu ăn trứng ngỗng khi nào thì mẹ nên bổ sung thêm omega 3
4. Bổ sung vitamin C
Song song với chế độ ăn giàu sắt, mẹ bầu nên bổ sung vitamin C để việc hấp thu chất sắt tốt nhất. Thực phẩm giàu vitamin C mẹ có thể bổ sung như:
Trái cây họ cam
Ổi
Ớt chuông
5. Canxi
Canxi giúp hệ xương, răng của bé phát triển, do đó mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi như:
Tôm
Cua biển
Tảo biển
Rau chân vịt (cải bó xôi)
Chuối
Sữa chua
6. Hạn chế các chất kích thích
Chất kích thích gây hại cho thần kinh của mẹ và bé. Việc bà bầu dùng chất kích thích quá liều lượng còn có thể dẫn đến nguy cơ sinh non và nhiều biến chứng khác trong thai kỳ và sinh nở. Vì vậy mẹ nên tránh dùng các chất kích thích như:
Hầu hết các trường hợp mang thai kéo dài khoảng 40 tuần (hoặc 38 tuần kể từ khi thụ thai). Vì vậy, cách tốt nhất để ước tính ngày dự sinh là đếm 40 tuần hoặc 280 ngày, kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối. Một cách khác là lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng, trừ đi ba tháng và cộng 7 ngày. Vì vậy, nếu kỳ kinh cuối của bạn bắt đầu vào ngày 11-4-2020, bạn sẽ trừ ngược lại ba tháng là ngày 11-1-2020, sau đó cộng thêm 7 ngày, có nghĩa là ngày dự sinh của bạn sẽ là ngày 18-1-2021. Đây là cách bác sĩ sẽ ước tính ngày dự sinh cho các mẹ bầu. Nhưng hãy nhớ rằng sẽ rất bình thường nếu bạn sinh sớm hay trễ một tuần so với ngày dự kiến.
Ngày thụ thai
Cách tính tuổi thai theo ngày quan hệ áp dụng cho các cặp đôi nhớ chính xác ngày quan hệ, người nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều và xác định được ngày rụng trứng. Nguyên do là tinh trùng có thể sống trong cơ thể nữ giới 5 ngày nhưng trứng sau khi rụng chỉ sống được 1 ngày. Tinh trùng chỉ có thể thụ tinh cho trứng trong khoảng thời gian này.Theo cách tính này thì ngày đầu tiên của tuổi thai sẽ được tính bắt đầu vào ngày quan hệ có rụng trứng rồi cộng thêm 36 tuần (tức là 266 ngày).
Thụ tinh trong ống nghiệm IVF
Việc tính tuần thai và ngày dự sinh khi thụ tinh nhân tạo sẽ chính xác hơn so với thụ thai bình thường. Điều này là do đã xác định được chính xác ngày cấy phôi hoặc ngày rụng trứng.Ngày dự sinh khi thụ tinh trong ống nghiệm sẽ được tính bằng cách cộng thêm 38 tuần (tức là 266 ngày) kể từ khi trứng được thụ tinh. Một cách tính khác là vẫn cộng thêm 38 tuần nhưng sẽ trừ đi số ngày mà phôi được cấy vào. Chẳng hạn, nếu phôi được cấy ba ngày thì sẽ trừ 3 ngày và 5 ngày thì trừ 5 ngày.
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt
28 ngày
Như vậy, bà bầu ăn trứng ngỗng không phải là lựa chọn tối ưu để thai nhi phát triển tốt và bé sinh ra thông minh, lanh lợi. Mẹ có thể bổ sung trứng ngỗng vào chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ nhưng không nên ăn quá nhiều. Hãy xem đây là lựa chọn để thay đổi món và không ép buộc bản thân ăn khi không thích, mẹ nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.