Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Khanh Lương
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/03/2022

Bà bầu ăn sơ ri được không? Tác dụng sơ ri mang lại cho mẹ bầu là gì?

Bà bầu ăn sơ ri được không? Tác dụng sơ ri mang lại cho mẹ bầu là gì?
Theo khuyến cáo từ Hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), vitamin C là một trong những vitamin và khoáng chất thiết yếu, quan trọng cho sức khỏe bà mẹ và sự phát triển của thai nhi. Sơ ri - loại trái chứa nhiều vitamin C vì thế được nhiều người thắc mắc rằng "bà bầu ăn sơ ri được không" và ăn nhiều liệu có hại không?

Để trả lời cho câu hỏi bầu ăn sơ ri được không này, mẹ bầu hãy cùng MarryBaby tìm hiểu về loại trái cây được mệnh danh là “kho lưu trữ vitamin C khổng lồ” với nhiều lợi ích tốt cho cả mẹ lẫn bé nhé.

Bà bầu ăn sơ ri được không?

Sơ ri có màu sắc và kích thước tương tự quả cherry nên nhiều người vẫn hay nhầm lẫn. Thực tế, cây sơ ri tên khoa học là Malpighia emarginata (1) có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới trên thế giới, như Mexico, Tây Ấn và Caribe.

Dễ phân biệt với cherry – loại trái có phần “thịt quả” màu đỏ đậm, chỉ có 1 hạt ở giữa, thì sơ ri có phần bên trong màu vàng với nhiều hạt tùy theo số múi của mỗi trái.

Dựa theo đó, nhiều người thắc mắc bầu ăn sơ ri được không? Sơ ri có vị chua ngọt khá hấp dẫn. Nhiều mẹ bầu ốm nghén thèm chua thì sơ ri là một món mẹ khá yêu thích. Có mẹ bầu khi thèm có thể ăn tới cả kí lô sơ ri một lần là bình thường.

Vậy nên, nếu muốn biết có bầu ăn sơ ri được không, trước hết ta cần nhìn vào giá trị dinh dưỡng của loại quả này.

1. Chất dinh dưỡng có trong sơ ri

Theo Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia Hoa Kỳ USDA, trong 100 grams sơ ri có chứa:

  • 32 calo
  • 0,5 g protein
  • 8 g carbohydrate
  • 1 g chất xơ
  • 1680 mg vitamin C
  • 38 mg vitamin A
  • 0,8 mg đồng
  • Axit pantothenic 0,309
  • Riboflavin 0,06 mg
  • 18mg magiê
  • 146 mg kali
  • Thiamin 0,02 mg

bầu ăn sơ ri được không 1
Bầu ăn sơ ri được không khi đây là loại trái có vị chua ngọt hấp dẫn và dễ ăn với hầu hết mọi người?

2. Chất dinh dưỡng trong sơ ri có tác dụng gì?

Bầu ăn sơ ri được không? Trước khi kết luận, cùng xem tác dụng của vitamin và khoáng chất có trong sơ ri đối với phụ nữ mang thai như thế nào mẹ nhé.

  • Vitamin C: Vitamin C bảo vệ cơ thể bằng cách tăng cường khả năng miễn dịch, giúp mẹ bầu hấp thụ chất sắt.
  • Vitamin A: Thông qua vai trò trong quá trình tăng trưởng và phân chia tế bào, vitamin A ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tế bào, xương, da và mắt của thai nhi.
  • Kali: Kali đưa chỉ số huyết áp về mức bình thường do huyết áp cao là đặc điểm của chứng tiền sản giật.
  • Magie: Ngoài việc tăng cường xương và răng của em bé, magie có tác dụng kích thích chức năng của enzym. Ngoài ra magie còn điều chỉnh insulin và kiểm soát lượng đường trong máu (2), phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ.
  • Chất xơ: Bổ sung đủ chất xơ trong chế độ ăn uống sẽ đảm bảo hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh và hoạt động tốt. Từ đó giảm thiểu các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiêu hoá, đầy hơi, táo bón,…

3. Vậy, liệu bà bầu ăn sơ ri được không?

Nhìn bảng thành phần trên chắc hẳn mẹ đã biết được câu trả lời của việc bà bầu ăn sơ ri được không là CÓ. Đối với thai nhi, sơ ri hỗ trợ phòng ngừa dị tật ống thần kinh cũng như phát triển thị lực cho bé ngay từ trong bụng mẹ. Sơ ri được thu hoạch quanh năm, đỉnh điểm là từ tháng 5 – 8 nên mẹ bầu cũng có thể dễ dàng tìm mua ở bất cứ đâu.

>>> Mẹ hãy xem thêm: Các chỉ số thai nhi theo tuần: Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi

4. Bà bầu 3 tháng đầu ăn sơri được không?

Sơ ri là loại quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Vậy bầu ăn sơ ri được không khi mới mang thai 3 tháng đầu? Với vị ngọt chua không quá gắt, sơ ri còn giúp làm giảm các triệu chứng của cơn ốm nghén 3 tháng đầu. Giá thành của sơ ri cũng rất phải chăng khoảng 20-30 nghìn đồng/kg.

Vậy nên, câu trả lời cho “bà bầu 3 tháng đầu ăn sơ ri được không” sẽ là hoàn toàn được mẹ nhé.

Công dụng đối với bà bầu của quả sơ ri

Dưới đây là một số lợi ích bất ngờ mà mẹ có thể cân nhắc bổ sung sơ ri vào bữa ăn ngay hôm nay.

bầu ăn sơ ri được không 3

1. Giảm cơn nghén

Khi nghén nặng, bà bầu ăn sơ ri được không là thắc mắc chung của nhiều người. Vị chua ngọt vừa phải của sơ ri có thể làm giảm các triệu chứng cơn nghén, cũng như các triệu chứng ợ chua, đầy hơi, khó tiêu,… Vì là loại quả chứa nhiều vitamin C mà sơ ri giữ vai trò hỗ trợ cơ thể hấp thu và phân giải sắt tốt hơn.

2. Bảo vệ và tăng cường thị lực

Vitamin A là vi chất thiết yếu mẹ bầu cần bổ sung trong suốt quá trình mang thai. Không chỉ có tác dụng bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh, hạn chế tình trạng khô mắt, vitamin A còn tăng cường hệ miễn dịch và chống viêm hiệu quả. Sơ ri là nguồn cung cấp vitamin A tuyệt vời mà mẹ không thể bỏ qua.

3. Tốt cho hệ tiêu hoá

Bị rối loạn tiêu hoá bà bầu ăn sơ ri được không? Chất xơ trong sơ ri đặc biệt tốt với khả năng làm sạch đường ruột, loại bỏ độc tố và cải thiện chức năng tiêu hoá. Nhờ đó, bà bầu có thể tránh được trình trạng táo bón, khó tiêu, đầy bụng,… trong suốt thai kỳ.

4. Ngăn ngừa tiền sản giật

Tiền sản giật vốn là “nỗi đáng sợ” với nhiều mẹ bầu bởi đây là nguyên nhân gây ra sinh non và băng huyết. Trong khi đó magie trong sơ ri giúp giảm triệu chứng tiền sản giật cũng như điều hòa lượng cholesterol trong máu.

5. Hỗ trợ làm đẹp da

Có một số bằng chứng cho thấy quả sơ ri có lợi cho da do đặc tính làm chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên. Thêm nữa loại quả này có khả năng giảm thâm mụn, phục hồi da do các tổn thương từ ánh nắng mặt trời. Mẹ bầu ăn sơ ri không những tốt cho em bé mà còn làm đẹp da, tăng khả năng sản sinh collagen.

[incline_article id= 210842]

Giải đáp các câu hỏi thường gặp về bầu ăn sơ ri được không?

Bà bầu ăn sơ ri được không, lợi ích mang lại là gì cho mẹ bầu và em bé là thông tin đã được giải đáp. Bên cạnh đó, có một số thắc mắc đi kèm với chủ đề này, MarryBaby đồng thời giải đáp đến mẹ như sau.

1. Ăn sơ ri xanh hay đỏ tốt hơn?

Nhiều người thấy sơ ri xanh nên nghĩ là chưa chín và băn khoăn không biết mang thai ăn sơ ri được không khi nó còn xanh như vậy. Về nguyên lý, sơ ri xanh có khả năng bảo vệ DNA, hàm lượng vitamin C cao hơn sơ ri đỏ.

Dẫu vậy nhiều người vẫn ưa chuộng sơ ri đỏ hơn vì có bị ngọt vừa phải, dễ chế biến. Thế nhưng sơ ri đỏ lại có thời gian sử dụng ngắn, dễ bị dập nát. Vật thì, gợi ý của MarryBaby là, tùy vào sở thích cũng như nhu cầu mà mẹ bầu có thể lựa chọn sơ ri xanh hoặc sơ ri đỏ nhé.

2. Ăn sơ ri có làm nổi mụn?

Khi mang thai, làm đẹp cũng là nhu cầu thiết yếu với nhiều mẹ bầu. Bị mụn bầu ăn sơ ri được không? Câu trả lời là có, bởi vì sơ ri là loại quả chứa hàm lượng vitamin A và vitamin C cao.

Các vitamin này ngăn ngừa được sự hình thành của sắc tố melanin. Sơ ri còn giúp làm liền sẹo, kích thích lớp biểu bì, mang lại một làn da trắng sáng, mịn màng. Như vậy, mẹ bầu ăn sơ ri không những không nổi mụn mà còn làm đẹp da đáng kể.

bầu ăn sơ ri được không 2
Da dễ nổi mụn thì khi có bầu ăn sơ ri được không? Được mẹ nhé. Sơ ri giàu vitamin A, C sẽ hỗ trợ làm đẹp da, chống lão hoa da cho mẹ bầu hiệu quả.

3. Bà bầu ăn sơ ri cần chú ý điều gì?

Để hấp thụ hiệu quả và an toàn toàn bộ dưỡng chất từ sơ rì, mẹ cần lưu ý:

  • Nên ăn bao nhiêu sơ ri 1 ngày? Không ăn quá nhiều sơ ri (chỉ nên ăn 50g/ ngày).
  • Mẹ bầu có tiền sử viêm loét dạ dày thì có ăn sơ ri được không? Lời khuyên là được, nhưng mẹ không nên ăn loại quả này lúc đói để tránh cào ruột và làm nặng thêm tình trạng bệnh.
  • Khi ăn cần nhai kỹ vì vỏ sơ ri dai cũng như không ăn hạt mà ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá.
  • Mang thai ăn sơ ri được không nếu có tiền sử dị ứng? Nên cân nhắc và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi ăn.
  • Không nên uống sữa sau khi ăn sơ ri vì vitamin C trong sơ ri sẽ tương tác với canxi trong sữa, không tốt cho mẹ bầu.

>>> Xem thêm: Mẹ bầu chán ăn khi mang thai: Nguyên nhân đói bụng nhưng không muốn ăn khi mang thai và cách khắc phục

Không chỉ trả lời cho thắc mắc liệu bà bầu ăn sơ ri được không, bài viết còn cung cấp thông tin dinh dưỡng và lưu ý khi ăn loại trái cây giàu dưỡng chất này. MarryBaby chúc mẹ bầu luôn khỏe!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Acerola (Malpighia emarginata DC.) juice intake protects against oxidative damage in mice fed by cafeteria diet
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0963996915302167
Truy cập ngày 06/03/2022

Evaluation of Glycemic and Lipid Profile of Offspring of Diabetic Wistar Rats Treated with Malpighia emarginata Juice
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3034956/
Truy cập ngày 06/03/2022

Acerola
https://www.drugs.com/npp/acerola.html
Truy cập ngày 06/03/2022

Corrective Effects of Acerola (Malpighia emarginata DC.) Juice Intake on Biochemical and Genotoxical Parameters in Mice Fed on a High-Fat Diet.
https://www.researchgate.net/publication/259113405_Corrective_Effects_of_Acerola_Malpighia_emarginata_DC_Juice_Intake_on_Biochemical_and_Genotoxical_Parameters_in_Mice_Fed_on_a_High-Fat_Diet
Truy cập ngày 06/03/2022

Vitamin C supplementation in pregnancy
https://www.cochrane.org/CD004072/PREG_vitamin-c-supplementation-pregnancy
Truy cập ngày 06/03/2022

x