Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 17/05/2023

Bà bầu ăn nho có tốt không? Lợi ích và rủi ro khi bầu ăn nho

Bà bầu ăn nho có tốt không? Lợi ích và rủi ro khi bầu ăn nho
Nhiều người ví nho là "người bạn của bà bầu" vì rất nhiều tác dụng tích cực mà loại quả này mang lại. Bà bầu ăn nho đúng cách không chỉ tốt cho chính bản thân mà còn có tác dụng tuyệt vời cho thai nhi.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng phải ăn nho đúng cách thì mới phát huy hết được lợi ích. Cùng tìm hiểu bà bầu ăn nho được không, những lợi ích của nho đối với bầu và những lưu ý khi ăn nho mẹ nhé.

Bà bầu ăn nho với lượng vừa phải có thể cung cấp cho cơ thể một số chất như vitamin A, C, B1; beta-carotene; phốt-pho; canxi; sắt; ma-giê; axit folic; omega-3 và DHA; chất xơ…

Bên cạnh đó, chất omega-3 và DHA trong nho cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển bộ não của thai nhi.

2. Ăn nho tốt cho bà bầu do hỗ trợ hình thành xương và răng thai nhi

Axit folic và canxi, hai thành phần trong quả nho, là dưỡng chất không thể thiếu để hình thành nên bộ xương và hàm răng chắc khỏe cho thai nhi. Bổ sung những loại thực phẩm giàu canxi như nho, súp lơ, các loại đậu trong suốt quá trình mang thai còn giúp bé đạt được chiều dài lý tưởng khi ra đời. Ngoài ra, bổ sung canxi khi mang thai cũng giúp duy trì sức khỏe xương và răng của mẹ.

3. Bà bầu ăn nho phòng ngừa thiếu máu

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường xuyên đối diện với nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Ăn nho thường xuyên giúp củng cố lượng chất sắt trong cơ thể. Trong đó, nho đỏ là loại nho chứa nhiều chất sắt nhất.

4. Giúp giảm các vấn đề ở hệ tiêu hóa

Các cơ quan tiêu hóa thường được thả lỏng trong suốt thai kỳ do tác dụng của hormone. Điều này khiến mẹ bầu dễ gặp các vấn đề như đầy hơi, đau bụng, táo bón, tiêu chảy… do hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả. Bà bầu luôn cần được bổ sung chất xơ từ thực phẩm để giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. Những loại thực phẩm giàu chất xơ cho bà bầu như quả nho sẽ là lựa chọn tuyệt vời của mẹ. Việc thải các chất bã ra khỏi cơ thể hiệu quả cũng giúp làm sạch cơ thể.

5. Giúp tăng sức đề kháng

bà bầu ăn nho giúp tăng sức đề kháng

Phụ nữ mang thai rất dễ mắc bệnh. Vì vậy, để tăng cường sức đề kháng, mẹ cần thường xuyên bổ sung những dưỡng chất có ích cho hệ miễn dịch. Nho, đặc biệt là loại nho xanh, được biết đến với tác dụng củng cố hệ miễn dịch, giúp bảo vệ mẹ bầu khỏi các loại bệnh tật thường gặp khi mang thai.

6. Tăng cường chức năng thận

Nước ép nho có tính kiềm, giúp duy trì tốt hoạt động của thận. Vì vậy, những mẹ bầu có ván đề liên quan đến việc tiểu tiện do ảnh hưởng từ thận nên uống nước nho đều đặn.

7. Bà bầu ăn nho có tốt không? Giúp giảm phù nề

Phù nề là vấn đề rất thường gặp ở bà bầu từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi. Do lưu lượng chất lỏng trong cơ thể tăng lên, đồng thời các mô giữ nước nhiều hơn, các bộ phận như chân và tay của mẹ bầu thường có khuynh hướng bị sưng, phù. Một lần nữa, nho là một lựa chọn tốt để giảm tình trạng tích nước này. Lý do là bởi trong quả nho có chứa canxi và ma-giê, hai dưỡng chất giúp giảm phù nề hiệu quả.

Lưu ý khi ăn nho

– Không chế biến nho thành rượu nho vì bầu dùng thức uống có cồn sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi

– Không ăn hạt nho vì có thể gây phản ứng dị ứng hoặc tương tác với thuốc chữa bệnh hay thực phẩm bổ sung

– Mẹ bầu không nên chọn những quả có đốm đen vì chúng có thể chứa nấm mốc, dễ dàng khiến mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm nếu ăn vào.

– Nếu bị tiểu đường thai kỳ, bạn không nên ăn nho bởi dễ gây ra rủi ro sau hậu sản khi không được điều trị cẩn thận.

– Bầu không nên ăn nho nếu bị đái tháo đường, béo phì, dễ bị dị ứng, khó tiêu…

– Chỉ nên ăn nho khi mùa nho chín. Nho trái mùa đôi lúc được phun xịt thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất độc hại để kích cây ra trái. Hãy ưu tiên mua sắm ở những cửa hàng uy tín hoặc giống nho hữu cơ.

Tuy bà bầu ăn nho sẽ mang đến cho bản thân và thai nhi rất nhiều lợi ích, việc ăn quá nhiều cũng có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt, những mẹ bị tiểu đường thai kỳ nên tránh ăn nho vì sẽ làm đường huyết đột ngột tăng cao. Ngoài ra, khi ăn nho, mẹ không nên ăn cả vỏ vì vỏ nho rất khó tiêu hóa, có thể gây đầy bụng, táo bón.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x