Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung
Cập nhật 30/10/2021

Bà bầu ăn na có tốt hay không còn tùy vào cách ăn của mẹ

Bà bầu ăn na có tốt hay không còn tùy vào cách ăn của mẹ

Bà bầu ăn na có tốt không? Câu trả lời sẽ là tốt nếu ăn đúng cách. Mãng cầu ta hay còn gọi là quả na được nhiều mẹ bầu lựa chọn trong thai kỳ bởi hương vị thơm, ngọt và lợi ích tuyệt vời với sức khỏe.

Bà bầu ăn na có tốt không? Giải đáp được câu hỏi mang thai mẹ bầu ăn mãng cầu ta như thế nào là vấn đề không dễ. Tham khảo bài viết dưới đây để có thông tin cần biết bà bầu ăn na có tốt không mẹ nhé!

Lợi ích của quả na với phụ nữ mang thai

bà bầu ăn na có tốt không
Bà bầu có nên ăn na không?

Thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt quả na như sau: 64kcal, 82,5g nước, 1,6g protein, 35mg canxi, 45mg phốt pho, 36mg vitamin C, cùng nhiều vitamin nhóm B rất tốt cho sức khỏe bà bầu.

Bầu ăn mãng cầu na được không? Bà bầu ăn mãng cầu ta thường xuyên có thể “hạn chế” được chứng ốm nghén trong những tháng đầu của thai kỳ, giảm thiểu các cơn buồn nôn, hoa mắt và chóng mặt, cảm giác tê chân cũng như điều chỉnh tâm ký cho mẹ.

Ngoài ra, dinh dưỡng trong quả na còn kích thích tuyến sữa hoạt động, tăng nguồn sữa mẹ sau khi sinh.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Theo nghiên cứu, dinh dưỡng trong quả na có khả năng làm giảm nguy cơ sảy thai và giảm mức độ của các cơn đau khi chuyển dạ.

Quan trọng hơn nữa, bà bầu ăn na còn có thể cải thiện hệ thống miễn dịch, tăng cường protein, axit béo omega-6 hỗ trợ sự phát triển cấu trúc não bộ và hệ thống thần kinh của trẻ, đồng thời cũng cung cấp các vitamin và khoáng chất khác giúp bé lớn nhanh, khỏe mạnh.

Mãng cầu ta còn là một nguồn cung cấp đồng dồi dào. Nếu phụ nữ mang thai ăn 1 quả na mỗi ngày sẽ bổ sung khoảng 1.000 microgam đồng. Thiếu đồng có thể làm tăng nguy cơ sinh non.

Vitamin A và vitamin C trong quả na có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mắt, da, tóc và mô máu của thai nhi. Mãng cầu ta không chứa cholesterol và chất béo bão hòa, vì thế phụ nữ mang thai nếu thường xuyên bổ sung na cũng sẽ cải thiện được cân nặng hợp lý mà không sợ béo phì.

bà bầu ăn na có tốt không
Bà bầu ăn na có tốt không?

Bà bầu ăn na có tốt không?

Bà bầu ăn na tốt không? Bầu 3 tháng đầu ăn na được không? Với thành phần dinh dưỡng, các dưỡng chất được kể trên và lời khuyên từ các chuyên gia của viện dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai thì quả na – mãng cầu có những lợi ích sau đây:

  • Ổn định hệ tim mạch: Lượng natri và kali cân bằng trong thành phần quả na góp phần điều chỉnh mức huyết áp và nhịp tim. Ngoài ra, hàm lượng chất chống oxy hóa và vitamin C dồi dào trong quả có thể hỗ trợ việc ngăn ngừa các gốc tự do tấn công cơ thể, tăng sức đề kháng, tác động tích cực đến tim và cải thiện chức năng tim mạch.
  • Tránh táo bón khi mang thai: Nguồn chất xơ dồi dào trong quả na quả rất lý tưởng cho hệ tiêu hóa hoạt động thêm trơn tru và hiệu quả. Đó là lý do bạn có thể yên tâm tránh táo bón khi ăn loại trái cây này. Hơn nữa, hàm lượng chất xơ cao còn giúp giảm cholesterol trong máu, ngăn sự hấp thụ cholesrerol xấu trong ruột.
  • Cực tốt cho não bộ: Lượng vitamin B6 dồi dào trong thành phần quả na rất có lợi cho hoạt động của não bộ của mẹ. Loại vitamin này kiểm soát mức độ hóa học thần kinh GABA, loại bỏ sự căng thẳng, làm dịu hệ thần kinh nhạy cảm trong thai kỳ, đặc biệt còn giúp điều trị chứng trầm cảm.

>>> Bạn có thể tham khảo: Những điều cần làm khi mang thai 3 tháng đầu

Bà bầu ăn na như thế nào để tận dụng tối đa lợi ích?

Bà bầu ăn mãng cầu na được không? Bà bầu ăn na có tốt không? Ăn na đúng cách nên bắt đầu từ việc chọn những quả na chín vừa. Như thế nào là một trái mãng cầu ta ngon? Đó là trái to tròn, mắt to, kẽ mắt trắng, cuống nhỏ, chín mềm không nứt, vỏ không đen.

Khi mua, mẹ cần biết cách phân biệt na dai và na bở: Na dai thường ít hạt, múi na to, dễ bóc vỏ và múi cũng dai hơn. Còn na bở vỏ dày và sần hơn, khi chín thường mềm, rất hợp khi cho trẻ ăn.

bà bầu ăn na
Mang thai an mãng cầu na được không?

Khi ăn, mẹ cần quan sát kỹ để tránh ăn phải giòi nằm trong các múi của quả na. Một số lưu ý khác khi bà bầu ăn mãng cầu để tránh độc tố là:

  • Không cắn vỡ hạt na: Theo các chuyên gia thực phẩm, khi ăn na không nên cắn vỡ hạt na bởi trong hạt na có độc tố cao. Nếu cắn vỡ hạt na thì độc tố trong nhân hạt rất dễ phát huy tác dụng, gây hại cho cơ thể.
  • Không ăn na “chín nhừ”: Với những quả na vỏ có nhiều vẩy trắng, nhiều vết nứt nẻ, ở các vết đó có dấu hiệu chảy nước thì tuyệt đối không nên ăn. Đặc biệt những quả na có mắt thâm đen, cứng sẽ có vị ủng hoặc đa số là có giòi và đã nhiễm khuẩn.

Tác dụng phụ có thể gặp khi ăn na

Bà bầu ăn na có tốt không còn tùy thuộc vào các tác dụng phụ. Quả na chín có mùi thơm đặc biệt, thịt quả mềm và thơm, ngọt, ngon, được nhiều người ưa dùng với tác dụng bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, ăn nhiều na cũng có thể gặp một số tác dụng phụ.

  • Mọc mụn và táo bón: Bà bầu và nhiều người ưa thích vì nghĩ na “lành tính”. Tuy nhiên, ăn nhiều mãng cầu ta lại gây nóng cho cơ thể. Chỉ cần một vài quả là khiến da bị nổi mụn cho một số người vốn sẵn tính nóng trong người. Thậm chí, tình huống xấu hơn là nhiều người khi ăn na xong sẽ bị táo bón, mọc mụn… Mẹ bầu cần lưu ý tình trạng cơ thể, nếu thể trạng nóng, mẹ không nên ăn quá nhiều.
  • Làm tăng lượng đường trong máu: Đối với người mắc tiểu đường, đặc biệt là phụ nữ mang thai có tiền sử bệnh tiểu đường thai kỳ nên hạn chế ăn mãng cầu ta bởi trong na có hàm lượng đường tương đối cao.

Ngoài ra, theo Đông y, na là loại trái cây có tính ấm, vị ngọt, bà bầu cũng không nên ăn quá nhiều. Hy vọng thắc mắc xung quanh vấn đề bà bầu ăn na có tốt không của nhiều mẹ bầu đã được giải đáp qua những thông tin của bài viết trên.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Pregnancy week by week
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy-nutrition/art-20045082
Truy cập ngày: 19/05/2021

2. Eating During Pregnancy
https://kidshealth.org/en/parents/eating-pregnancy.html
Truy cập ngày: 19/05/2021

3. First Month of Pregnancy – Foods You Should Eat and Avoid
https://parenting.firstcry.com/articles/first-month-pregnancy-diet0-4-weeks/
Truy cập ngày: 19/05/2021

4. Nutrition During Pregnancy
https://www.acog.org/womens-health/faqs/nutrition-during-pregnancy
Truy cập ngày: 19/05/2021

5. Eating right during pregnancy
https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000584.htm
Truy cập ngày: 19/05/2021

x