Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 16/06/2017

Bà bầu ăn mướp đắng: Lợi hay hại?

Bà bầu ăn mướp đắng: Lợi hay hại?
Với một hương vị rất đặc trưng, mướp đắng không chỉ là thực phẩm được ưa chuộng mà còn được sử dụng rộng rãi khắp vùng Đông Nam Á như một vị thuốc. Nhưng với các bà bầu, liệu mướp đắng có phải là món ăn tuyệt hảo? Cùng cân đo lợi hại khi sử dụng loại quả này nào!
Bà bầu có nên ăn mướp đắng?
Mướp đắng có thể được chế biến thành rất nhiều món ăn

1/ Lợi ích của mướp đắng

– Thành phần folate cao: Là một trong những chất dinh dưỡng cực kỳ quan trong trong thai kỳ, folate có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai nhi. Mướp đắng chứa hàm lượng folate khá cao, chiếm 25% nhu cầu folate mỗi ngày của mẹ bầu.

Ngăn ngừa táo bón và trĩ: Khi mang thai, không ít thì nhiều, mẹ bầu phải “gánh” những khó chịu do táo bón và trĩ mang lại. Là một loại rau củ, lượng chất xơ dồi dào trong mướp đắng đủ để đáp ứng nhu cầu và giúp mẹ giảm bớt những nỗi lo về 2 triệu chứng khó chịu này.

– Hạn chế tiểu đường thai kỳ: Mướp đắng chứa charatin, khoáng chất có tác dụng ngăn ngừa tiểu đường hiệu quả. Không chỉ đối với tiểu đường thai kỳ, những người bị tiểu đường mãn tính cùng được khuyên nên thêm mướp đắng vào thực đơn của mình để ổn định đường huyết.

– Tăng cường hệ miễn dịch: Phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch suy yếu, dễ trở thành đối tượng tấn công của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Bổ sung vitamin C khi mang thai giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương của cơ thể. Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng khả năng hấp thụ sắt và canxi hiệu quả. Chứa nhiều vitamin C, mướp đắng đáp ứng 50% nhu cầu vitamin C mỗi ngày của bà bầu.

– Giá trị dinh dưỡng cao: Ngoài các dưỡng chất trên, mướp đắng còn có rất nhiều vitamin và khoáng chất khác. Kẽm, mangan, kali, sắt tất cả đều là các loại vitamin và khoáng chất quan trọng cho mẹ và bé trong thời gian này.

2/ Và những cái hại…

Tuy mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng nếu có ý định ăn mướp đắng khi mang thai, mẹ bầu nên hết sức cẩn thận. Những “tác dụng phụ” kèm theo cũng không nhỏ đâu nhé!

– Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Theo nghiên cứu, việc ăn quá nhiều mướp đắng là nguyên nhân gây nên các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, đau bụng, ợ nóng… Toàn những triệu chứng khiến mẹ bầu phải “nhíu mày” khi nghe thấy tên.

– Gây ngộ độc: Mướp đắng có các thành phần gây ngộ độc cao như quinine, saponic glycosides và morodicine. Khi thấm vào cơ thể, các chất này gây có thể gây các triệu chứng ngộ độc như nôn ói, mờ mắt, nổi mẩn đỏ, tiêu chảy… Ngoài ra, trong hạt mướp đắng có chứa vicine, độc tính có khả năng gây nhức đầu, đau thắt bụng, thậm chí dẫn gây hôn mê đối với những mẹ bầu nhạy cảm.

– Nguy cơ sảy thai, sinh non: Ăn mướp đắng khi mang thai cũng có thể gây ra những cơn co thắt tử cung, có thể dẫn đến việc sinh con trước thời hạn.

Mẹ bầu không cần cố gắng thêm mướp đắng vào thực đơn của mình, nhất là khi chưa từng thử loại thực phẩm này. Những người lần đầu ăn mướp đắng có thể gặp phải những triệu chứng không mong muốn như đau bụng, đau dạ dày… Có rất nhiều thực phẩm khác vừa an toàn vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng mà mẹ có thể dùng để thay mướp đắng trong thai kỳ.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x