Hỏi đáp trực tiếp với bác sĩ miễn phí dành cho thành viên cộng đồng Mẹ Bầu!
Chuyên mục
Công cụ
Cộng đồng
Quà cho mẹ - Dinh dưỡng cho bé cùng Enfamama
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Tôi đồng ý tham gia Enfa A+ Smart Club cùng các điều khoản và chính sách của MJN và Marrybaby.
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Đu đủ nổi tiếng với vị ngọt mát, giàu vitamin C và rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, mọi người thường kháo nhau rằng đu đủ xanh không tốt cho bà bầu. Thực hư là như thế nào? Bà bầu có nên ăn đu đủ xanh? Bà bầu ăn đu đủ xanh nấu chín được không?
Vì sao bà bầu không nên ăn đu đủ xanh? Theo các nghiên cứu, bà bầu không nên ăn đu đủ xanh và đu đủ chín hườm (chưa chín hẳn), bởi vì các nguyên nhân sau:
Tại sao bà bầu ăn đu đủ xanh không tốt?
1. Đu đủ chưa chín có thể gây sảy thai, sinh non
Đu đủ chưa chín chứa rất nhiều mủ (latex). Trong mủ này chứa hỗn hợp papain, endopeptidases và chymopapain. Một trong những tác dụng phụ của papain là nó có thể kích thích sinh sớm. Bởi vì cơ thể nhầm lẫn papain với prostaglandin, một nhóm hợp chất chuyên thực hiện chức năng này.
2. Bà bầu có nên ăn đu đủ xanh? Đu đủ xanh có thể gây quái thai
Đu đủ xanh có tốt cho bà bầu? Papain và chymopapain trong nhựa đu đủ là 2 chất có thể gây quái thai.
3. Đu đủ xanh gây xuất huyết
Rất nhiều người thắc mắc bầu tháng cuối ăn đu đủ xanh được không, tuy nhiên việc này có thể gây hại đến thai nhi trong bụng. Papain có thể làm yếu các màng bọc then chốt đóng vai trò nâng đỡ bào thai. Chất này còn làm chậm sự phát triển của tế bào và các mô thai, gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi.
4. Bà bầu ăn đu đủ xanh khiến mẹ bầu phù nề
Bà bầu ăn đu đủ xanh nấu chín được không? Mẹ có thể bị dị ứng với nhựa đu đủ
Đu đủ chưa chín có thể gây phù nề. Sự tích trữ dịch trong cơ thể sẽ gây áp lực lên mạch máu, làm chậm quá trình tuần hoàn máu, có thể dẫn tới xuất huyết và ảnh hưởng tới phôi thai.
Papain còn làm tăng nhiệt độ cơ thể, dễ khiến mẹ bầu bị chảy máu và nhau thai bị xuất huyết.
5. Bà bầu ăn đu đủ xanh có thể bị dị ứng với nhựa (mủ) đu đủ
Một số bà bầu có thể bị dị ứng với nhựa từ quả đu đủ. Triệu chứng dị ứng bao gồm chảy nước mũi, sưng miệng và ngứa ngáy. Nặng hơn, bà bầu có thể bị khó thở và sốc phản vệ.
Bà bầu ăn đu đủ xanh được không? Kể cả khi đu đủ xanh và đu đủ hườm đã được nấu chín thì bà bầu cũng không nên ăn.
Bà bầu ăn gỏi đu đủ được không? Tóm lại, mẹ bầu nên tránh các món ăn chứa đu đủ xanh và đu đủ hườm, chẳng hạn các món nộm gỏi (gỏi đu đủ ba khía, gỏi đu đủ bò), các món cuốn thịt, xào, canh… Bạn cũng không nên nuốt hạt đu đủ hoặc uống sinh tố chứa hạt đu đủ hay ăn canh đu đủ xanh.
Các mẹ hiếm muộn, phải khó khăn lắm mới mang thai, từng sảy thai, nạo phá thai, sinh non… thì càng không nên ăn đu đủ chưa chín.
Bầu ăn đu đủ xanh được không? Bạn nên tránh các món nộm đu đủ xanh nhé
Các loại hoa quả mẹ bầu nên hạn chế ăn
Các loại quả sau nên ăn liều lượng vừa phải, ăn nhiều sẽ không tốt cho mẹ bầu:
1. Quả nho
Một số chuyên gia nói rằng mẹ bầu có thể ăn nho, một số khác lại khuyên mẹ bầu không nên ăn. Nguyên nhân là vì lớp vỏ quả nho chứa rất nhiều hợp chất resveratrol. Hợp chất này là một dưỡng chất tốt cho người thường, nhưng có thể gây độc hại với bà bầu.
Khi mang thai, phụ nữ thường rơi vào tình trạng mất cân bằng hormone và resveratrol có thể phản ứng với sự mất cân bằng này, khiến tuyến tụy của thai nhi phát triển bất thường. Tuyến tụy rất quan trọng trong việc kiểm soát lượng glucose trong máu. Tuyến tụy bất thường có thể khiến thai nhi bị tiểu đường.
Bên cạnh đó, thuốc trừ sâu có thể còn bám trên quả nho và rất khó để rửa sạch. Thuốc trừ sâu có thể gây dị tật thai nhi. Vỏ quả nho có thể gây táo bón vì rất khó tiêu hóa. Ăn nho nhiều gây nóng trong người, hại cả mẹ lẫn con.
Khi mang thai, mẹ bầu không nên ăn một loại quả quá nhiều
2. Quả dứa (thơm)
Quả dứa chứa bromelain, một loại protein giúp phân giải protein. Nhưng một tác dụng phụ của bromelain là có thể làm mềm cổ tử cung, dẫn tới khả năng sinh sớm.
Nghiên cứu cho thấy các viên uống bromelain có thể gây chảy máu âm đạo bất thường.
Tuy nhiên, tin mừng là bà bầu phải ăn một khối lượng cực lớn từ 7-10 quả dứa thì mới có nguy cơ sinh non. Tóm lại là mẹ bầu ăn vài lát dứa thì không sao, nhưng tính chất axit của dứa có thể gây ợ nóng, trào ngược dạ dày, thậm chí tiêu chảy nếu mẹ ăn hơi nhiều.
Dưa hấu nếu ăn nhiều có thể khiến glucose máu tăng. Tính chất lợi tiểu của dưa hấu cũng có thể đẩy hết dưỡng chất thiết yếu ra ngoài. Hơn nữa dưa hấu có tính hàn, không thích hợp với phụ nữ mang thai.
Hầu hết các trường hợp mang thai kéo dài khoảng 40 tuần (hoặc 38 tuần kể từ khi thụ thai). Vì vậy, cách tốt nhất để ước tính ngày dự sinh là đếm 40 tuần hoặc 280 ngày, kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối. Một cách khác là lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng, trừ đi ba tháng và cộng 7 ngày. Vì vậy, nếu kỳ kinh cuối của bạn bắt đầu vào ngày 11-4-2020, bạn sẽ trừ ngược lại ba tháng là ngày 11-1-2020, sau đó cộng thêm 7 ngày, có nghĩa là ngày dự sinh của bạn sẽ là ngày 18-1-2021. Đây là cách bác sĩ sẽ ước tính ngày dự sinh cho các mẹ bầu. Nhưng hãy nhớ rằng sẽ rất bình thường nếu bạn sinh sớm hay trễ một tuần so với ngày dự kiến.
Ngày thụ thai
Cách tính tuổi thai theo ngày quan hệ áp dụng cho các cặp đôi nhớ chính xác ngày quan hệ, người nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều và xác định được ngày rụng trứng. Nguyên do là tinh trùng có thể sống trong cơ thể nữ giới 5 ngày nhưng trứng sau khi rụng chỉ sống được 1 ngày. Tinh trùng chỉ có thể thụ tinh cho trứng trong khoảng thời gian này.Theo cách tính này thì ngày đầu tiên của tuổi thai sẽ được tính bắt đầu vào ngày quan hệ có rụng trứng rồi cộng thêm 36 tuần (tức là 266 ngày).
Thụ tinh trong ống nghiệm IVF
Việc tính tuần thai và ngày dự sinh khi thụ tinh nhân tạo sẽ chính xác hơn so với thụ thai bình thường. Điều này là do đã xác định được chính xác ngày cấy phôi hoặc ngày rụng trứng.Ngày dự sinh khi thụ tinh trong ống nghiệm sẽ được tính bằng cách cộng thêm 38 tuần (tức là 266 ngày) kể từ khi trứng được thụ tinh. Một cách tính khác là vẫn cộng thêm 38 tuần nhưng sẽ trừ đi số ngày mà phôi được cấy vào. Chẳng hạn, nếu phôi được cấy ba ngày thì sẽ trừ 3 ngày và 5 ngày thì trừ 5 ngày.
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt
28 ngày
4. Quả me
Quả me chứa rất nhiều vitamin C, có thể ức chế quá trình sản xuất progesterone trong cơ thể. Thiếu hụt progesterone có thể gây sảy thai, sinh non, phá hủy tế bào của phôi thai.
5. Bà bầu bị tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ không nên ăn chuối
Chuối chứa chitinase, một chất giống latex có tính chất gây dị ứng, làm tăng nhiệt cơ thể. Do đó bà bầu bị dị ứng chitinase thì không nên ăn chuối. Quả này cũng chứa rất nhiều đường, bà bầu bị tiểu đường nên tránh xa.
6. Táo tàu
Cam, táo an toàn cho phụ nữ mang thai
Táo tàu làm tăng thân nhiệt, có thể gây co thắt tử cung. Do đó bạn chỉ nên ăn 1-2 quả mỗi ngày.
Các loại quả an toàn cho phụ nữ mang thai bao gồm, táo, lê, lựu, xoài, cam, bơ, ổi… Tuy nhiên, một lần nữa, bà bầu chỉ nên ăn vừa phải và chia làm nhiều lần trong ngày.
Đu đủ chưa chín không tốt cho phụ nữ mang thai, nhưng đu đủ chín thì hoàn toàn ngược lại vì lúc này mủ latex hầu như không còn. Đu đủ chín chứa nhiều dưỡng chất quan trọng với bà bầu như folate, chất xơ, choline, beta-caroten, kali, vitamin A, C và các vitamin nhóm B. Do đó mẹ đừng ngại bổ sung đu đủ chín vào các bữa ăn dặm nhé.
Hy vọng các thông tin trên đã giúp mẹ không còn lăn tăn với các câu hỏi: Bà bầu có nên ăn đu đủ xanh, bà bầu ăn đu đủ xanh nấu chín được không.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.