Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Khi mang thai, một trong những vấn đề được mẹ bầu quan tâm nhất là bổ sung chất dinh dưỡng. Các mẹ sẽ dành thời gian tìm hiểu về việc ăn những loại thực phẩm nào để em bé sinh ra được phát triển tốt và khỏe mạnh.
Nhiều mẹ được mách rằng ăn dạ dày lợn khi mang thai thì em bé sẽ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đây cũng là món ăn được nhiều mẹ tin là phương thuốc bổ và cung cấp nhiều dưỡng chất cho thai nhi. Vậy bà bầu ăn dạ dày lợn có tốt không? MarryBaby sẽ chia sẻ một số thông tin đến mẹ nhé.
Dạ dày là một bộ phận trong hệ tiêu hóa của lợn, thực hiện hai chức năng chính là nghiền thức ăn, thấm dịch vị và phân hủy thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị.
Dạ dày lợn (trong Nam gọi là bao tử heo) là món ăn khoái khẩu của nhiều người vì có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, ngon miệng. Trước khi giải đáp thắc mắc bà bầu có ăn được dạ dày lợn không thì mẹ cùng tìm hiểu một số giá trị dinh dưỡng mà dạ dày lợn đem lại nhé.
Theo y học cổ truyền, dạ dày lợn có vị ngọt, tính ấm, bổ trung, ích khí, kiện tỳ, ích vị, trừ thấp, có tác dụng chữa chứng tỳ vị hư nhược, thiếu máu, vàng da thấp nhiệt, đái tháo đường, rối loạn tiểu tiện, di tinh, sa tử cung, trẻ em suy dinh dưỡng, nhiều mồ hôi.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dạ dày lợn cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như protit, lipit, gluxit, vitamin A, B1, B2 và một số men cần thiết cho hệ tiêu hóa. Một số món ăn kết hợp với dạ dày lợn được xem là phương thuốc bổ có lợi cho sức khỏe như:
– Dạ dày lợn hầm hạt sen: Món ăn này có tác dụng bổ sung khí huyết, trị chứng mất ngủ, đồng thời ngăn ngừa tiêu chảy và viêm dạ dày.
– Dạ dày kho dưa cải: Ăn vào giúp lợi tiêu hóa, chữa viêm đại tràng, chứng ra nhiều mồ hôi, thiếu máu.
– Dạ dày lợn xào nấm tỏi: Có tác dụng bổ tỳ, giúp trị chứng đầy bụng, vàng da, người lạnh, đau tức ngực.
– Dạ dày bát bảo: Món ăn được nhiều người ưa chuộng để tăng cường thể lực, chữa mệt mỏi, kén ăn.
>>> Đọc thêm: Bà bầu ăn cháo lòng được không và những điều mẹ cần biết
Dạ dày lợn đem lại nhiều lợi ích nhưng bà bầu có nên ăn dạ dày? Nếu có thì bà bầu ăn dạ dày lợn tuần bao nhiêu lần là tốt nhất?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu có thể ăn dạ dày lợn bình thường như các món ăn khác trong thai kỳ.
Tuy nhiên, cái gì nhiều quá cũng không tốt, mẹ bầu chỉ nên ăn dạ dày lợn ở mức độ vừa phải. Lý do là vì dạ dày là phủ tạng, nội tạng, là bộ phận dễ bị nhiễm khuẩn ở lợn. Mẹ chỉ nên ăn 1 lần 1 tuần hoặc có thể 2 lần nếu quá thèm. Mẹ nhớ phải làm sạch và nấu chín kỹ dạ dày trước khi ăn, tuyệt đối không ăn dạ dày còn tái, sống.
Có nhiều thông tin cho rằng bà bầu ăn dạ dày lợn hấp tiêu khi mang thai ở tuần thứ 32, 33 thì con sinh ra sẽ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và không cần lo về những bệnh về đường ruột. Không những vậy, món ăn này được tin là sẽ giúp bé không bị chảy dãi hay bị tướt khi mọc răng. Chính vì những lời đồn đại này mà nhiều mẹ bổ sung món ăn này vào bữa cơm hằng ngày.
Theo như các bác sĩ phụ khoa, đây chỉ là kinh nghiệm truyền miệng dân gian và không có cơ sở khoa học. Ăn dạ dày lợn quá nhiều sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, chưa kể hạt tiêu có vị nóng, tính cay sẽ làm cho mẹ bầu có thể bị trĩ và táo bón vì nóng. Vì vậy, mẹ nào không ăn được nội tạng thì không cần cố ăn.
Sau khi giải đáp được câu hỏi bà bầu có ăn được dạ dày lợn không, mẹ cùng tham khảo một số món ăn ngon từ nguyên liệu này nhé.
Trước khi tiến hành chế biến các món ăn từ dạ dày lợn thì mẹ bầu cần làm sạch dạ dày để tránh tình trạng món ăn bị hôi và còn chứa nhiều vi khuẩn bên ngoài.
– Đầu tiên, mẹ lộn trái dạ dày rồi rửa sạch với nước.
– Cho thêm một ít muối, chà xát với dạ dày để cho hết nhớt, rồi rửa lại với nước.
– Mẹ lại tiếp tục cắt một vài miếng chanh, chà xát lên dạ dày lợn trong 10 phút để làm sạch một lần nữa, rửa lại với nước.
– Đun nước sôi với ít muối, giấm, rượu, gừng rồi bỏ dạ dày vào, trụng nhanh qua.
– Mẹ vớt dạ dày ra rồi cạo bỏ những màng trắng bao xung quanh.
– Rửa sạch với nước, để ráo. Lúc này dạ dày đã được khử mùi hôi và làm sạch.
>>> Đọc thêm: Bà bầu có nên ăn óc lợn không và ăn thế nào là đúng?
Nguyên liệu: Dạ dày lợn, chanh, các gia vị như muối, giấm, rượu.
Cách thực hiện:
– Cho dạ dày lợn vào nồi nước cùng với muối, gừng đập giập, giấm, rượu trắng và đun sôi.
– Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, lấy đũa xiên vào miếng dạ dày thấy mềm là được.
– Mẹ nào muốn ăn dạ dày giòn thì sau khi thịt chín, mẹ vớt ra bỏ vào tô nước đá để dạ dày được trắng và giòn.
– Sau khi dạ dày chín, mẹ cắt thành miếng vừa ăn, chấm với nước mắm ớt tỏi, ăn cùng với cơm trắng.
Nguyên liệu: Dạ dày, cải chua, hành khô, cà chua, hành lá, cần tây, gia vị cần thiết như mắm, muối, tiêu.
Cách thực hiện:
– Mẹ vắt cải chua cho khô hết nước, gỡ tơi.
– Làm sạch dạ dày rồi cắt thành từng miếng vừa ăn.
– Hành lá, rau cần rửa sạch sẽ rồi cắt thành từng khúc.
– Hành khô bóc vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ.
– Mẹ ướp dạ dày với hành khô, một chút tiêu xay, muối và để trong khoảng 10 phút cho ngấm.
– Bắc chảo lên bếp, phi hành cho thơm rồi cho dạ dày lợn vào. Xào cho đến khi dạ dày săn lại thì mẹ cho cải chua, cà chua đã cắt nhỏ vào và nêm một chút muối, mắm cho vừa ăn rồi đảo đều.
– Đến khi cải chua hơi quắt lại và cà chua đã mềm thì mẹ cho hành lá và cần tây vào rồi khuấy khoảng 1 phút.
– Mẹ tắt bếp, múc ra đĩa và thêm chút tiêu là có thể thưởng thức.
Nguyên liệu: Dạ dày, xương heo, nấm rơm, hành tím, rau mùi, chanh và các gia vị như muối, tiêu, dầu thực vật.
Cách thực hiện:
– Hầm xương heo trong khoảng 30-40 phút cho xương mềm và ra nước ngọt.
– Mẹ tiến hành làm sạch dạ dày.
– Chần dạ dày qua nước sôi rồi bỏ vào tô nước đá lạnh để dạ dày lợn được giòn.
– Vớt dạ dày ra rồi ướp với muối, tiêu và hành đã băm nhỏ.
– Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành khô rồi cho dạ dày, nấm đã rửa sạch và cắt nhỏ lên. Mẹ nêm chút gia vị rồi cho tất cả vào nồi nước xương đã hầm. Giữ nước sôi lăn tăn 10-15 phút rồi tắt bếp.
>>> Đọc thêm: Bà bầu có được ăn tiết luộc không? 6 lợi ích bỏ qua sẽ tiếc
Dạ dày là món ăn thơm ngon và mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên biết một số lưu ý khi ăn dạ dày lợn như:
– Mẹ chọn những dạ dày lợn sạch ở những cửa hàng uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, không mua lợn chết, lợn bệnh tật.
– Không nên mua dạ dày đã để lâu ngày, có mùi hôi nặng, sẽ dễ nhiễm khuẩn và độc hại khi sử dụng.
– Luôn làm sạch dạ dày trước khi chế biến. Mẹ có thể tham khảo những nguyên liệu như chanh, muối, rượu, gừng để sử dụng trong bước sơ chế dạ dày.
– Mẹ bầu chỉ nên ăn dạ dày vừa phải, không nên dùng thường xuyên. Đặc biệt, những mẹ bị huyết áp cao, tiểu đường, tim mạch thì nên kiêng ăn món này.
– Lưu ý cuối cùng là mẹ bầu tuyệt đối không ăn dạ dày lợn để qua đêm, dù đã làm sạch dạ dày nhưng nguy cơ bị nhiễm khuẩn trở lại là rất cao. Loại thực phẩm này để qua đêm dễ bị ôi thiu và gây mùi hôi. Cách tốt nhất là mẹ bầu nên bỏ đi nếu còn thừa.
Bà bầu ăn dạ dày lợn không phải là điều cấm kỵ. Mẹ vẫn có thể ăn 1 lần 1 tuần với hai yếu tố quyết định là: dạ dày phải tươi, được làm sạch và nấu chín kỹ. Chúc mẹ tìm được nhiều món ăn bổ dưỡng cho thực đơn trong thai kỳ và luôn ăn uống ngon miệng.
Thu Sương
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.