Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên
Cập nhật 24/05/2022

Bà bầu ăn cay có tốt không? Mẹ bầu thèm cay nên xem ngay!

Bà bầu ăn cay có tốt không? Mẹ bầu thèm cay nên xem ngay!
Bà bầu ăn cay có sao không, có ảnh hưởng đến thai nhi không luôn là thắc mắc của những phụ nữ trót… ghiền ăn cay, điển hình là ớt. Vậy, thực chất của việc này ra sao?

Bà bầu ăn cay có sao không, bầu ăn cay được không, có ảnh hưởng đến thai nhi không luôn là thắc mắc của những phụ nữ trót… ghiền ăn cay, điển hình là ớt. Vậy, thực chất của việc này ra sao?

Chất cay giúp người dùng tăng khẩu vị. Tuy vậy, chất này cũng gây kích thích đáng kể và không phải ai cũng thích hợp để dùng. Vậy bà bầu ăn cay có thích hợp không và ăn cay thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?

Bà bầu ăn cay có sao không, có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thông thường, trong tình huống mẹ và bé đều khỏe mạnh, vấn đề ăn cay trong thai kỳ nhìn chung không gây hại gì. Tuy nhiên nếu ăn cay không đúng cách hoặc lạm dụng nhiều thì cơ thể người mẹ có thể sinh ra phản ứng khó chịu, điển hình như tổn thương vị giác ở lưỡi, nóng dạ dày, nội nhiệt, tiêu hóa kém…

Vậy rốt cuộc bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi không? Các chuyên gia sức khỏe cho biết rằng nếu như cách chế biến hợp lý và ăn uống tùy theo tình trạng sức khỏe thì việc ăn cay sẽ vẫn đảm bảo an toàn cho cả sản phụ và thai nhi. Không những vậy, việc mẹ ăn cay còn có thể hỗ trợ nuôi dưỡng cảm nhận về vị cay của thai nhi.

Ngoài ra, nếu mẹ bầu dễ bị táo bón cũng không nên ăn quá nhiều đồ cay để tránh làm tăng nội nhiệt trong người. Một khi tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn thì mẹ phải dùng nhiều sức khi đại tiện. Lúc này áp lực lên vùng bụng cũng tăng theo,nếu như người me có tiền căn sẩy thai , hoặc đang bị động thai, doạ sanh non thì việc dùng sức khi đại tiện rất hại cho thai kỳ, sinh non,…

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bụng bầu khác với bụng mỡ như thế nào? Cách phân biệt dễ ợt!

Bầu ăn cay được không và khi nào sẽ nguy hiểm?

Ngoài quan tâm đến vấn đề bà bầu ăn cay có ảnh hưởng đến thai nhi hay không thì người mẹ cũng cần chú ý tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu bạn đang mắc những bệnh sau đây thì việc ăn cay càng phải cẩn trọng hơn. Nếu cần, mẹ bầu phải kiêng luôn các loại gia vị cay.

bầu ăn cay được không
Bà bầu ăn cay được không?

1. Mẹ bầu bị trĩ

Bà bầu ăn cay được không? Capsaicin có thể gây kích thích, khiến cho tĩnh mạch búi trĩ bị sưng phù và sung huyết, làm tình trạng bị trĩ càng nặng, thậm chí có thể gây mưng mủ cả vùng hậu môn. Ngoài ra, việc ăn cay nhiều cũng dễ bị táo bón hơn, đặc biệt mẹ bầu đang bị trĩ thêm nhiều đau đớn, bất tiện và khó điều trị.

2. Mắc bệnh đau mắt đỏ, viêm giác mạc

Bà bầu ăn cay không kiểm soát rất dễ gây nội nhiệt, sung huyết các niêm mạc. Mẹ bầu đang bị đau mắt đỏ hoặc viêm giác mạc nên hạn chế các món cay. Bên cạnh đó, khi nhu động dạ dày, đường ruột bị kích thích mạnh do vị cay cũng dễ gây tiêu chảy, đau bụng khi mang thai và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của chức năng tiêu hóa.

Bà bầu ăn cay có chỗ nào tốt?

Nếu như ăn uống không hợp lý thì việc bà bầu ăn cay ảnh hưởng đến thai nhi là có thể xảy ra. Nhưng ngược lại nếu biết cách chế biến và kết hợp hiệu quả thì lợi ích của ăn cay đối với sức khỏe của mẹ bầu cũng không hề nhỏ; nhất là trong thời tiết mùa hè.

1. Bà bầu ăn cay được không? Giúp khai vị

Hầu hết các gia vị cay ngoài “vị” mạnh còn có tác dụng tăng “hương” cho món ăn. Chính vì sự kết hợp cả hương và vị mà ăn cay có hiệu quả giúp khai vị khá tốt, đặc biệt là với bà bầu bị nghén trong đầu thai kỳ. Ngoài ra, các mẹ bầu thường xuyên chán ăn cũng có thể kết hợp vị cay để kích thích cảm giác ngon miệng hơn.

2. Phòng ngừa cảm nắng

Mùa hè nóng bức bầu có được ăn cay không? Vấn đề này thoạt nghe có vẻ không hợp lý vì việc ăn cay rõ ràng có thể làm tăng nhiệt trong cơ thể. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chỉ có như vậy. Nếu bạn dung nạp đúng mức, hàm lượng vitamin C và capsaicin có thể thúc đẩy tuyến mồ hôi hoạt động tốt hơn; giúp thải độc cơ thể tự nhiên; và có tác dụng hạ nhiệt ở một mức độ nhất định; tăng cường phòng ngừa trúng nắng, cảm mạo.

3. Bầu có được ăn cay không? Ăn cay điều hòa hàn – nhiệt

Do mùa hè nóng nên tần suất ăn uống đồ lạnh cũng tăng lên. Mẹ bầu ăn nhiều loại trái cây như dưa hấu, bí đao, dưa leo… cũng thuộc tính hàn. Vì vậy, dù là phụ nữ mang thai hay người bình thường nếu ăn nhiều cũng dễ gây tổn thương tỳ vị. Vừa khéo ăn cay phối hợp trong thực đơn hằng ngày có thể cân bằng hàn – nhiệt tốt hơn cho cơ thể.

cCó bầu ăn cay được không
Đang có bầu ăn cay được không?

Bà bầu ăn cay thế nào để có lợi và không bị tác dụng phụ?

1. Chú ý cách nấu nướng

Đầu tiên, bạn chỉ nên thêm các loại gia vị cay vào món ăn sau khi đã nấu chín, bởi vì nếu đã qua tác động của nhiệt độ cao thì vị cay sẽ giảm nhiều. Ngoài ra, ở mỗi món ăn riêng biệt, tốt nhất nên dùng một gia vị tạo cay, ví dụ đã cho ớt thì không nên cho thêm tiêu…

Lý do là vì nếu bạn cho nhiều loại gia vị cay cùng lúc sẽ làm tăng tính kích thích, dễ gây tổn thương cho cơ thể; mặt khác cũng làm giảm hương vị thuần túy của mỗi loại.

2. Phối hợp các nguyên liệu

Nếu thích ăn cay, bạn nên kết hợp với một vài món ăn có tính hàn khác để đạt hiệu quả trung hòa, chẳng hạn thịt vịt, cá, khổ qua, ngó sen, măng đều là thực phẩm hàn, lý tưởng để ăn cùng món cay.

Ngoài ra, đối với thức ăn chính, bạn nên chọn lương thực thô như ngô, khoai lang, gạo lứt… để tăng hàm lượng chất xơ, phòng ngừa triệu chứng nóng dạ dày, đường ruột và táo bón khi ăn cay quá nhiều.

3. Nên bổ sung nhiều nước hoặc có món canh súp

Ngoài việc bổ sung nước đúng cách bằng uống nước lọc thì một số loại trà thanh nhiệt như trà hoa cúc; hoặc các món canh thanh đạm đều có tác dụng bổ sung nước, giảm tính kích thích mạnh của vị cay.

Bên cạnh đó, sau khi ăn món cay, mẹ bầu cũng có thể tráng miệng bằng trái cây có vị hơi chua để kích thích dạ dày tiết dịch vị; tăng cường nhu động dạ dày và đường ruột; hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa nóng trong. Hy vọng bài viết về bà bầu có được ăn cay không sẽ giúp ích cho các mẹ bầu. Nếu còn thắc mắc gì về vấn đề bầu ăn cay hãy để lại bình luận. Đội ngũ bác sĩ tham vấn của MarryBaby sẽ giải đáp ngay nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Eating Spicy Food During Pregnancy
https://parenting.firstcry.com/articles/a-guide-to-eating-spicy-food-during-pregnancy/
Ngày truy cập: 18/06/2021

2. Are Spicy Foods Safe During Pregnancy?
https://www.momjunction.com/articles/safe-eat-spicy-food-pregnancy_0076984/
Ngày truy cập: 18/06/2021

3. Foods to avoid in pregnancy
https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/foods-to-avoid/
Ngày truy cập: 18/06/2021

4. How Can I Deal With Heartburn During Pregnancy?
https://kidshealth.org/en/parents/heartburn.html
Ngày truy cập: 18/06/2021

5. Pregnancy nutrition: Foods to avoid during pregnancy
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy-nutrition/art-20043844
Ngày truy cập: 18/06/2021

x