Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Linh Hồ
Cập nhật 13/04/2022

Ăn gì để sớm có tim thai và những thực phẩm mẹ cần đưa vào thực đơn

Ăn gì để sớm có tim thai và những thực phẩm mẹ cần đưa vào thực đơn
Tim thai là một trong những yếu tố quan trọng để nhận biết tình hình sức khỏe của thai nhi. Nếu mẹ đang băn khoăn ăn gì để sớm có tim thai thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé.

Ăn gì để sớm có tim thai, mẽ đã từng thắc mắc về vấn đề này chưa? Giây phút được nhìn thấy những nhịp tim thai đầu tiên trên màn hình siêu âm chắc chắn rất đỗi hạnh phúc và khó quên với mẹ.

Tim thai như là một dấu hiệu rõ ràng và mạnh mẽ nhất cho sự xuất hiện của mầm sống trong bụng mẹ. Mẹ đã biết ăn gì để sớm có tim thai? MarryBaby sẽ chia sẻ một số loại thực phẩm mà bà bầu nên ăn để tốt cho hệ thống tim mạch của thai nhi.

Những điều mẹ cần biết về tim thai

Trước khi trả lời cho câu hỏi ăn gì để sớm có tim thai, mẹ hãy cùng tìm hiểu các thông tin về tim thai nhé.

1. Tim thai được hình thành từ khi nào?

Khoảng ngày thứ 16 của thai kỳ, phôi thai sẽ xuất hiện 2 mạch máu, hình thành 2 ống dẫn vào tim thai. Lúc này, tim thai được cấu thành và co bóp như quả tim người thực thụ.

Từ tuần thứ 7 trở đi, tim thai sẽ lớn dần và bắt đầu phân chia thành buồng phải, buồng trái. Lúc này, tim đập tầm 90-110 nhịp/phút và tăng dần mỗi ngày. Vào khoảng tuần thứ 9, nhịp tim đập nhanh nhất với 140 – 170 nhịp/ phút.

Tim thai sẽ gần như hoàn thiện vào tuần thứ 11 – 12 của thai kỳ. Nhịp tim thai ổn định rơi vào 120 – 160 nhịp/ phút.

Ăn gì để sớm có tim thai
Nhịp tim thai quyết định sức khỏe thai nhi nên cực kỳ quan trọng

2. Khi nào mẹ nghe được tim thai?

Thông thường, từ tuần thứ 6 – 7 thai kỳ, mẹ đã có thể nghe được nhịp tim thai của con thông qua hình thức siêu âm. Một số thai nhi đến tuần thứ 8 – 10 mới có thể nghe được tim thai.

Đến tuần thứ 20, nhịp đập của tim thai đã mạnh và rõ, chỉ cần áp tai vào thành bụng là có thể nghe thấy được. Nhịp đập càng to, càng dễ nghe chứng tỏ em bé đang phát triển rất khoẻ mạnh.

3. Thế nào là nhịp tim thai bình thường?

Nhịp tim thai bao nhiêu là bình thường? Khi thai được 16 tuần, tim thai đã phát triển gần như hoàn thiện. Lúc này, nhịp tim trung bình là 120 – 160 nhịp/ phút.

Khi em bé hoạt động nhiều, nhịp tim có thể lên đến 180 lần/ phút. Theo bác sĩ, khi mẹ chuyển dạ, nhịp tim thai tốt nhất là từ 110 – 160 lần/ phút.

Ăn gì để sớm có tim thai?

Nhiều mẹ bầu chưa thấy tim thai khi siêu âm hoặc nhận kết quả tim thai yếu thường lo lắng ăn gì để sớm có tim thai? Một chế độ ăn uống đủ chất, khoa học sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển hệ thống tim mạch của thai nhi. Mẹ có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây.

1. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin B, sắt, axit folic, selen, kali và magie. Đây đều là những chất rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

Theo các chuyên gia, trong lượng ngũ cốc mà mẹ bầu ăn mỗi ngày nên có ít nhất 50% là ngũ cốc nguyên hạt. Để biết đâu là ngũ cốc nguyên hạt, đâu là loại đã được chế biến, mẹ hãy đọc kỹ bảng thành phần trên bao bì nhé.

Các loại ngũ cốc nguyên hạt mà mẹ có thể thể bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày như:

  • Lúa mạch
  • Ngô
  • Hạt kê
  • Yến mạch
  • Quinoa
  • Kiều mạch
  • Lúa mì nguyên cám
  • Gạo lứt.

2. Rau xanh và trái cây

Các loại rau củ quả và trái cây chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Mẹ nên ăn đa dạng rau và trái cây, ăn xen kẽ trong bữa chính và các bữa phụ. Mẹ nên lưu ý nên hạn chế ăn rau sống và phải rửa thật kỹ các loại hoa quả trước khi ăn nhé.

Ăn gì để sớm có tim thai
Rau xanh và trái cây rất tốt cho bà bầu và thai nhi

3. Protein

Protein có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu. Đây là dưỡng chất thiết yếu để cấu tạo nên các tế bào, giúp thai nhi phát triển toàn diện.

4. Sữa

Sữa sẽ cung cấp nhiều năng lượng cho mẹ bầu và thai nhi. Mẹ nên chọn những loại sữa uy tín, phù hợp với cơ địa và sở thích để dễ uống hơn.

Nếu có nguy cơ tiểu đường thai kỳ hay tăng cân quá mức, mẹ hãy tham khảo các loại sữa ít béo hoặc sữa không đường. Mẹ có thể bổ sung sữa bằng các món ăn thay thế như sữa chua, phô mai.

5. Các loại hạt

Hạnh nhân, hạt điều, hạt dẻ, óc chó, mắc ca là những loại hạt rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Các hạt này có vị thơm ngon, rất dễ ăn nên thích hợp làm món ăn vặt lý tưởng cho mẹ. Mẹ có thể ăn trực tiếp, rang lên hoặc cho vào các món salad đều được.

Ăn gì để sớm có tim thai
Ăn gì để sớm có tim thai? Các loại hạt nhé mẹ bầu

Mẹ cần lưu ý điều gì về chế độ ăn uống trong thai kỳ?

Bên cạnh việc quan tâm ăn gì để sớm có tim thai, mẹ cũng cần lưu ý các điều dưới đây để có chế độ ăn uống lành mạnh.

  • Mẹ không nên ăn thực phẩm quá hạn sử dụng hay thức ăn để qua đêm. Nguyên nhân là các món này có nguy cơ biến chất, nhiễm khuẩn, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hoá của mẹ. Nếu mẹ gặp phải các vấn đề về đường ruột, nhiễm trùng, ngộ độc thì thai nhi cũng có khả năng gặp nguy hiểm.
  • Mẹ không ăn các loại củ đã mọc mầm, nhất là khoai tây vì rất độc, trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tử vong.
  • Các thức uống có cồn, rượu, bia, thuốc lá được khuyến cáo không nên dùng cho phụ nữ có thai.
  • Mẹ hạn chế ăn các món ăn chế biến sẵn, các món chiên xào nhiều dầu mỡ vì dễ gây tình trạng khó tiêu, ảnh hưởng dạ dày.
  • Một số thực phẩm được cho là có tác dụng gây co bóp tử cung như đu đủ xanh, rau răm, ngải cứu. Mẹ hạn chế ăn những loại nói trên, nhất là trong ba tháng đầu thai kỳ.
  • Trong thời gian mang thai, mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị bệnh. Tất cả thuốc dùng trong thai kỳ cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Trong quá trình mang thai, việc duy trì chế độ ăn uống đủ chất, lành mạnh là điều vô cùng quan trọng. Những gì mẹ ăn vào lúc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của em bé.

Hy vọng bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc ăn gì để sớm có tim thai. Để có thể chẩn đoán chính xác nhất tình trạng, nhịp đập hay sự bất thường của tim thai, mẹ cần đến thăm khám, xét nghiệm tại các cơ sở chuyên ngành nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

5 Foods Pregnant Women Should Eat For Baby’s Strong And Healthy Heart http://www.momjunction.com/articles/foods-pregnant-women-should-eat-for-babys-strong-and-healthy-heart_00425440/ Ngày truy cập 1/11/2021

What Kind of Food Is Good for a Baby’s Heart Development? https://www.livestrong.com/article/555876-what-kind-of-food-is-good-for-a-babys-heart-development/ Ngày truy cập 1/11/2021

15 Incredibly Heart-Healthy Foods https://www.healthline.com/nutrition/heart-healthy-foods Ngày truy cập 1/11/2021

x