Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 16/12/2015

Mẹ bầu và cân nặng - Đôi bạn cùng tiến

Mẹ bầu và cân nặng - Đôi bạn cùng tiến
Tăng cân quá nhiều khi mang thai không chỉ làm bạn đối mặt với nguy cơ sinh mổ cao hơn rất nhiều mà còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ. MarryBaby mách bạn 9 mẹo nhỏ để luôn ổn định cân nặng khi mang thai nhé!
Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ cho mẹ bầu
Cứ mỗi một món “độc hại”, mẹ bầu đừng quên “khuyến mãi” thêm một món lành mạnh nhé!

1/ Bước khởi đầu quan trọng

Khó có thể có một mức cân ổn định trong thai kỳ nếu “xuất phát điểm” của bạn quá xấu. Ngoài việc bổ sung một số dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trước khi mang thai, bạn cũng nên duy trì trọng lượng trong mức cho phép. Cân nặng thích hợp cũng giúp tăng khả năng thụ thai của bạn lên rất nhiều nữa đấy!

2/ “Nạp” vừa đủ năng lượng cần thiết

Mặc dù cần thêm năng lượng để “chu cấp” cho bé cưng trong bụng nhưng bạn cũng không cần phải ăn thêm quá nhiều. Trung bình, bạn cần thêm khoảng 340 calo mỗi ngày trong 3 tháng giữa thai kỳ và khoảng 450 calo trong 3 tháng cuối. Tùy mức cân nặng ở thời điểm điểm bắt đầu thai kỳ, mức năng lượng bổ sung này có thể được điều chỉnh.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên tập trung vào những bữa ăn với nhiều rau xanh và trái cây. Thêm những bữa ăn nhẹ mỗi 3 tiếng giúp bạn hạn chế nạp quá nhiều năng lượng trong mỗi bữa ăn. Những bữa ăn nhẹ không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho bé cưng mà còn giúp ổn định lượng đường trong máu để bạn không cảm thấy quá đói vào bữa đêm.

3/ Uống nước đầy đủ

Bổ sung đủ nước khi mang thai vừa giúp bạn tránh tình trạng mất nước, vừa giúp hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn tốt hơn. Mỗi ngày, bạn nên uống đủ 8 ly nước nhỏ mỗi ngày, tương đương với khoảng 3 lít nước. Ngoài ra, bạn cũng nên uống thêm nước sau mỗi giờ tập thể dục.

Uống nước cũng giúp hạn chế tình trạng táo bón, đầy hơi khó chịu khi mang thai. Bạn có thể thêm vài lát cam, chanh để giúp ly nước bớt nhàm chán hơn.

4/ Ăn 1 kèm 1

Bạn không thể mong chờ mình loại bỏ hẳn cảm giác thèm ăn khoai tây chiên hay những chiếc bánh ngọt hấp dẫn trong suốt thai kỳ. Quan trọng là bạn có thể ăn một cách khoa học nhất. Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên thử áp dụng chiến thuật “ăn 1 kèm 1”. Có nghĩa là, nếu bạn ăn một món gì đó không tốt cho sức khỏe, bạn nên bổ sung thêm một món ăn dinh dưỡng đi kèm. Chẳng hạn như nếu muốn ăn gà rán, bạn đừng quên mua thêm một phần salad đi kèm để bảo đảm lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể.

5/ “Măm măm” tinh bột dạng phức tạp

Carbohydrates hay còn gọi là tinh bột, đường là người bạn tốt và thân thiết đối với phụ nữ mang thai, nhất là những mẹ bầu đang trải qua tình trạng ốm nghén nghiêm trọng. Thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì trắng, cơm, mì ống làm tăng lượng đường trong máu nhưng lại không mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng như các loại ngũ cốc nguyên hạt. Tốt hơn hết, mẹ bầu nên chăm chỉ “nạp” những loại tinh bột phức tạp như bánh mì ngũ cốc, gạo lứt… Nó không chỉ giúp bổ sung dinh dưỡng mà còn giúp bạn no lâu và giảm bớt cảm giác thèm ăn những món “độc hại”.

6/ Bắt đầu với một bài tập thể dục đơn giản

Đi bộ không chỉ giúp bạn giới hạn chế tăng cân khi mang thai, nó còn giúp bạn giảm bớt những khó chịu và đau nhức trong thai kỳ, nhất là trong những tháng cuối. Mẹ bầu có thể bắt đầu với 10 phút đi bộ mỗi ngày và tăng dần thêm 10 phút sau mỗi tháng luyện tập.

7/ Tiếp tục thói quen vận động

Nếu đã là “dân” thể thao trước khi mang thai, không có lý do nào khiến bạn từ bỏ “đam mê” của mình. Tuy nhiên, đối với những môn thể thao đòi hỏi quá nhiều vận động mạnh, bạn nên thay đổi một chút để phù hợp hơn với tình trạng hiện nay của mình. Thay đổi chứ không từ bỏ, mẹ nhé!

8/ Thỉnh thoảng phải biết “thưởng” cho bản thân

Mang thai là một quá trình khó khăn, và bạn đang làm điều tuyệt vời đó. Vì vậy, không có lsy do gì bạn không thể tự thưởng cho mình một ly kem hấp dẫn hay một miếng bánh ngọt ngào cả. Các chuyên gia cho rằng, thay vì cứ kiềm nén bản thân rồi bùng nổ, bạn có thể dễ kiểm soát niềm “đam mê” của mình hơn nếu thỉnh thoảng được thoải mái một lần. Tuy nhiên, thỉnh thoảng thôi nhé!

9/ Luôn kiểm soát cân nặng của mình

Thảo luận với bác sĩ về mức cân nặng hợp lý của bản thân trong mỗi lần khám giúp bạn biết chính xác điều cần làm tiếp theo. Biết chính xác mình đang ở đâu và cần làm gì sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng hiệu quả hơn.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x