Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Lưu Nguyễn
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 16/02/2022

Cách bổ sung vitamin cho bà bầu đúng và đủ theo từng giai đoạn thai kỳ

Cách bổ sung vitamin cho bà bầu đúng và đủ theo từng giai đoạn thai kỳ
Những thay đổi sinh lý ở mẹ bầu có thể làm giảm nồng độ protein liên kết dinh dưỡng giữa mẹ và thai nhi. Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, việc bổ sung vitamin cho bà bầu là cực kỳ quan trọng.

Vì sao cần bổ sung vitamin cho bà bầu?

Thai nhi nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết từ mẹ. Vì mẹ cần phải nuôi dưỡng cả bản thân và con của mình nên cơ thể sẽ cần nhiều vitamin hơn so với trước đây. Đặc biệt, bổ sung vitamin cho bà bầu càng trở nên quan trọng hơn đối với trường hợp mang thai đôi (sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn).

Việc bổ sung vitamin cho bà bầu có công dụng:

  • Hỗ trợ quá trình mang thai diễn ra thuận lợi hơn
  • Giúp thai nhi phát triển toàn diện về sức khỏe, đặc biệt là não bộ
  • Ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở thai nhi
  • Tăng cường sức khỏe thai phụ
  • Điều trị bệnh liên quan đến thai nghén
  • Hạn chế một số bệnh lý hay gặp ở phụ nữ mang thai như sinh non, thai chậm phát triển, viêm nhiễm…

Cách bổ vitamin cho bà bầu 3 tháng đầu (tháng 1-3)

Các mốc phát triển chính của thai nhi trong tam cá nguyệt đầu tiên

  • Đóng ống thần kinh
  • Hình thành cột sống
  • Hình thành các hệ thống cơ quan cơ bản và các đặc điểm trên khuôn mặt
  • Hình thành các cơ, tế bào bạch cầu và dây thanh âm
  • Có nhịp đập trái tim đầu tiên
  • Hình thành cánh tay, chân, ngón tay và ngón chân

Bổ sung vitamin cho bà bầu: Cần loại vitamin nào?

bổ sung vitamin cho bà bầu

Axit folic

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêu thụ 800 mcg folate mỗi ngày trong thời kỳ mang thai. Sự phát triển và hoàn thiện ống thần kinh, cuối cùng sẽ trở thành cột sống của bé xảy ra từ ngày 14 đến ngày 28 của thai kỳ. Đồng thời, mức độ axit folic ảnh hưởng đến quá trình đóng ống thần kinh. Tuy nhiên, sự phát triển này diễn ra quá sớm trong thai kỳ nên mẹ bầu cần đảm bảo rằng mình đang tiêu thụ đủ lượng axit folic.

Thông thường, axit folic sẽ cần được dung nạp trước khi mang thai 1-3 tháng để chắc chắn rằng mẹ có đủ dưỡng chất này cho sự hình thành ống thần kinh của thai nhi.

Sắt

Bên cạnh việc dùng vitamin bổ sung cho bà bầu, mẹ cũng cần dung nạp đủ sắt. FDA Hoa Kỳ cũng khuyến nghị phụ nữ mang thai nên bổ sung 18 mg sắt mỗi ngày. Lý do là vì nếu mẹ đủ chất sắt sẽ giúp thai nhi đang lớn nhận được lượng oxy cần thiết để phát triển tim, phổi và cơ bắp khỏe mạnh.

Sắt cũng giúp giữ cho cơ bắp, tim, phổi và các cơ quan khác của mẹ hoạt động khỏe mạnh đồng thời tăng cường năng lượng cho thai nhi.

DHA

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) khuyến nghị mẹ bầu cần được cung cấp đủ 300 mg DHA trong ba tháng đầu của thai kỳ. DHA cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển chức năng của não trẻ sơ sinh. Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, DHA cũng giúp tăng chiều dài thai nhi và cân nặng sơ sinh của em bé.

Vitamin B6

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo nên bổ sung vitamin cho bà bầu với vitamin B6, liều lượng nên tiêu thụ là 2,5 mg vitamin B6 mỗi ngày trong thai kỳ. Theo uớc tính của tổ chức này, có đến gần 85% phụ nữ mang thai bị ốm nghén, phổ biến nhất trong ba tháng đầu. Hiệp hội các bác sĩ sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến nghị vitamin B6 để giúp giảm buồn nôn, một trong những triệu chứng liên quan đến ốm nghén phổ biến.

>>> Mẹ xem thêm: Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Cách bổ sung vitamin cho bà bầu 3 tháng giữa (tháng 4-6)

Các mốc phát triển chính của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ hai

  • Hệ thống cơ quan trong cơ thể bé đang phát triển hơn nữa
  • Cơ quan sinh sản và cơ quan sinh dục đã dần phát triển đầy đủ
  • Cấu trúc xương của thai nhi bắt đầu cứng lại
  • Mí mắt, lông mày, móng tay và tóc được hình thành
  • Bé có thể đóng, mở mắt
  • Cử động của bé phát triển hơn rất nhiều với các cú đạp, trườn, đá,…
  • Các giác quan được cải thiện hơn

Ngoài ra, lượng máu của mẹ tăng lên đến 50% trong tam cá nguyệt thứ hai để tăng cường trao đổi chất trong cơ thể nhằm nuôi dưỡng thai nhi tốt hơn.

Bổ sung vitamin cho bà bầu: Cần loại vitamin nào?

vitamin bổ sung cho bà bầu

Vitamin D

Bổ sung vitamin cho bà bầu thì không thể thiếu vitamin D. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo phụ nữ mang thai và cho con bú nên tiêu thụ 400 IU vitamin D mỗi ngày. Một trong những lợi ích chính của vitamin D là duy trì và xây dựng quá trình khoáng hóa xương. Vitamin D có tác dụng làm tăng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, giúp xây dựng hệ xương chắc khỏe.

Vì cơ thể trẻ sơ sinh tăng gấp đôi chiều dài trong tam cá nguyệt thứ hai, nên điều đặc biệt quan trọng đối với mẹ bầu là phải đáp ứng đủ nhu cầu vitamin D hàng ngày của trẻ trong thời gian này. Nếu không, các chất dinh dưỡng sẽ bị lấy đi từ mẹ và được ưu tiên phân chia cho em bé.

Hơn thế, vitamin D không chỉ giúp xây dựng và duy trì xương khỏe mạnh. Nguồn cung cấp vitamin D dồi dào cũng có thể giúp giảm nguy cơ phát triển tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ của người mẹ.

Canxi

Theo FDA, phụ nữ mang thai và cho con bú nên bổ sung 1.300 mg canxi mỗi ngày. Canxi cũng đóng vai trò vai trò trong việc phát triển và duy trì sức mạnh của xương và răng khỏe mạnh, đồng thời giúp tim, dây thần kinh, cơ bắp và các hệ thống cơ thể khác của cả mẹ và thai nhi hoạt động bình thường.

Bổ sung canxi có lợi cho phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị tăng huyết áp thai kỳ. Đồng thời, việc này cũng có thể làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương và nguy cơ bị tiền sản giật.

Như với bổ sung vitamin cho bà bầu với vitamin D, em bé sẽ lấy canxi từ xương của mẹ nếu nhu cầu canxi của em bé không được đáp ứng. Hậu quả là mẹ có nguy cơ loãng xương cao hơn. Do vậy, điều quan trọng và cần thiết là đáp ứng đủ nhu cầu về dưỡng chất này cho cả mẹ và bé.

Sắt

Phụ nữ mang thai nên bổ sung 18 mg sắt mỗi ngày, theo khuyến nghị của cơ quan FDA. Trong thời kỳ mang thai, lượng máu của phụ nữ tăng 50% và nhu cầu về hemoglobin của mẹ, đồng nghĩa, cũng sẽ lớn hơn nhiều.

Sắt là một khoáng chất cần thiết trong quá trình hình thành hemoglobin của cơ thể, một loại protein màu đỏ trong máu có nhiệm vụ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Tiêu thụ đủ sắt trong tam cá nguyệt thứ hai giúp thai nhi đang phát triển sẽ nhận được lượng oxy cần thiết để phát triển tim, phổi và cơ bắp mạnh mẽ. Ngoài ra, nó còn giúp mẹ duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

DHA

Viện Y tế Quốc gia khuyến nghị phụ nữ nên tiêu thụ 300 mg DHA trong ba tháng đầu của thai kỳ. DHA cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển chức năng của não trẻ sơ sinh. Trong ba tháng tiếp theo của tam cá nguyệt thứ hai, khi cơ thể em bé phát triển đáng kể. DHA cũng hỗ trợ cân nặng sơ sinh khỏe mạnh giảm nguy cơ sinh non.

>>> Mẹ tham khảo: Bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng giữa: An toàn cho mẹ và bé

Cách bổ sung vitamin cho bà bầu 3 tháng cuối (tháng 7-9)

Các mốc phát triển chính của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ ba

  • Sự phát triển của não tăng lên và hoàn thiện
  • Phổi, não và hệ thần kinh trung ương phát triển hơn nữa
  • Thính giác phát triển đầy đủ
  • Móng tay và móng chân của bé bắt đầu mọc
  • Nhiệt độ cơ thể hiện đã được kiểm soát bởi em bé
  • Tế bào mỡ dưới da dày lên để bé có thể sống ở bên ngoài tử cung

Bổ sung vitamin cho bà bầu: Cần loại vitamin nào?

Sắt

Trong tam cá nguyệt thứ ba, lượng máu của mẹ tăng lên để đáp ứng nhu cầu của em bé và nhau thai. Tiêu thụ đủ sắt trong tam cá nguyệt thứ ba giúp em bé đang lớn nhận được lượng oxy cần thiết để phát triển tim, phổi và cơ bắp khỏe mạnh. Thiếu sắt trong thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non và nhẹ cân.

DHA

Viện Y tế Quốc gia khuyến nghị phụ nữ nên tiêu thụ 300 mg DHA trong ba tháng đầu của thai kỳ và tiếp tục trong suốt thai kỳ.

Bộ não của trẻ phát triển đáng kể trong ba tháng cuối và DHA cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển chức năng của nó. DHA cũng giúp tăng chiều dài thai kỳ và cân nặng sơ sinh của em bé.

Canxi

Đối với những bà mẹ trong tam cá nguyệt thứ ba, việc cung cấp đủ canxi có thể làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương cũng như nguy cơ bị tiền sản giật.

Vitamin D

Một trong những lợi ích chính của vitamin D là giúp cơ thể duy trì và xây dựng quá trình khoáng hóa xương. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, chất cần thiết để xây dựng hệ xương chắc khỏe. Nguồn cung cấp vitamin D dồi dào cũng có thể giúp giảm nguy cơ phát triển tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ ở người mẹ, thường xảy ra nhiều hơn trong ba tháng cuối thai kỳ.

Axit béo omega-3

Các axit béo omega-3 như axit docosahexaenoic, hay còn được gọi là DHA, giúp não và mắt của bé phát triển bình thường trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba, khi sự phát triển não bộ của bé tăng lên.

Tuy nhiên, rất khó để có đủ DHA trong chế độ ăn uống của mẹ trừ khi mẹ ăn cá thường xuyên. Dù vậy thì nhiều mối lo lắng cũng đáng cân nhắc về việc mẹ có thể nhiễm thủy ngân và gây ngộ độc cho thai nhi nếu ăn nhiều cá biển. Do đó, việc bổ sung DHA từ nguồn bên ngoài là rất quan trọng và cần thiết

Các loại vitamin khác

Tất cả các vitamin và khoáng chất khác góp phần mang lại sức khỏe tốt khi mẹ vào giai đoạn quan trọng như ba tháng cuối của thai kỳ. Các vitamin bao gồm vitamin nhóm B, vitamin C, E và K và các khoáng chất như magie, iốt và kẽm.

Bổ sung vitamin cho bà bầu là một việc cần thiết và luôn phải được duy trì xuyên suốt thai kỳ. Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, thực phẩm chức năng bổ sung vitamin cho bà bầu nên được coi là một chất bổ sung chứ không phải thay thế cho một chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai.

>>> Mẹ nên xem: 3 tháng cuối thai kỳ nên làm gì và những điều mẹ cần chuẩn bị

Thực phẩm giàu vitamin cho bà bầu trong suốt thai kỳ

Cơ thể mẹ không thể tự tổng hợp được vitamin. Vì vậy, nguồn dưỡng chất này bắt buộc cần bổ sung qua thực phẩm ăn hàng ngày. Dưới đây là một số gợi ý lựa chọn thực phẩm giàu dưỡng chất nhằm giúp mẹ bổ sung vitamin cho bà bầu theo đúng khuyến cáo của các chuyên gia sản khoa.

Axit folic

  • Trái cây họ cam quýt, rau lá xanh và đậu
  • Ngũ cốc, bánh mì, gạo và mì ống.

Sắt

  • Thịt đỏ, thịt gia cầm
  • Đậu phụ
  • Ngũ cốc tăng cường chất sắt

Vitamin C

  • Các loại trái cây mọng nước như cam, quýt, trái kiwi
  • Ớt chuông và bông cải xanh

I-ốt

  • Hải sản,
  • Muối ăn có i-ốt

Vitamin D

  • Để hấp thu vitamin D từ tự nhiên, mẹ bầu có thể dành thời gian tắm nắng khoảng 20- 30’/ngày.
  • các thực phẩm giàu vitamin D như pho mát, cá, trứng, sữa.

Vitamin A

  • Rau củ cà rốt, đu đủ, bí ngô
  • Gan, dầu cá
  • Các sản phẩm từ sữa như: sữa chua, phô mai.

>>> Mẹ nên tham khảo bài viết rất hữu ích sau: Thực đơn cho bà bầu hàng ngày đầy đủ dinh dưỡng khi mang thai

Những điều cần chú ý khi bổ sung vitamin cho bà bầu

vitamin bổ sung cho bà bầu

Hiện nay, việc sử dụng các loại thuốc bổ sung vitamin cho bà bầu đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, chúng không thể thay thế việc nạp vitamin và khoáng chất thông qua một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý.

Do đó, việc bổ sung vitamin cho bà bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Mẹ không được lạm dụng vitamin bổ sung cho bà bầu, tránh gây ra những tác hại không mong muốn cho cả mẹ và bé.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho mẹ thông tin hữu ích về các loại vitamin bổ sung cho bà bầu. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

What supplements should I take during pregnancy?

https://www.health.qld.gov.au/news-events/news/supplements-vitamins-for-pregnant-women

Ngày truy cập: 16/02/2022

Vitamins, supplements and nutrition in pregnancy

https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/vitamins-supplements-and-nutrition/

Ngày truy cập: 16/02/2022

Vitamin tổng hợp cho bà bầu – chuyên gia khuyên bổ sung gì cho thai kỳ?

https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/vitamin-tong-hop-cho-ba-bau-chuyen-gia-khuyen-bo-sung-gi-cho-thai-ky-?inheritRedirect=false

Ngày truy cập: 16/02/2022

Dietary Supplement Labeling Guide: Appendix C. Daily Values for Infants, Children Less Than 4 Years of Age, and Pregnant and Lactating Women

https://www.fda.gov/food/dietary-supplements-guidance-documents-regulatory-information/dietary-supplement-labeling-guide-appendix-c-daily-values-infants-children-less-4-years-age-and

Ngày truy cập: 16/02/2022

Pregnancy, Breastfeeding, and Bone Health

https://www.bones.nih.gov/sites/bones/files/pregnancy_bone_health.pdf

Ngày truy cập: 16/02/2022

x