Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Thị Quỳnh Như
Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa MarryBaby
Cập nhật 22 giờ trước

Xét nghiệm tiền sản giật: Tại sao cần thực hiện để mẹ khỏe, bé an toàn?

Xét nghiệm tiền sản giật: Tại sao cần thực hiện để mẹ khỏe, bé an toàn?
Xét nghiệm tiền sản giật là quy trình quan trọng khi khám thai với mọi mẹ bầu để phát hiện được các dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ. Đây là cách đơn giản và thực tế bạn có thể làm để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự an toàn cho thai nhi.

Tình trạng tiền sản giật là biến chứng thai kỳ vô cùng nguy hiểm cho mẹ và bé nhưng lại không có triệu chứng rõ ràng ở thời kỳ đầu. Vậy nên, việc mẹ bầu thực hiện xét nghiệm tiền sản giật để phát hiện các triệu chứng này từ sớm là vô cùng cần thiết. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau của MarryBaby các mẹ bầu nhé!

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý toàn thân do thai nghén gây ra thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ với 3 triệu chứng: tăng huyết áp, protein niệu và phù. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho mẹ bầu và thai nhi.

Tình trạng tiền sản giật có thể không có triệu chứng rõ ràng ban đầu, khiến nhiều mẹ bầu bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo quan trọng. Vậy nên, việc chủ động theo dõi, xét nghiệm, thăm khám thường xuyên trong thai kỳ là rất quan trọng để giúp mẹ bầu phát hiện và điều trị tiền sản giật kịp thời.

Giải đáp thắc mắc: Xét nghiệm tiền sản giật bao gồm những gì?

Xét nghiệm tiền sản giật bao gồm những gì?

Xét nghiệm tiền sản giật không phải một thủ thuật cụ thể mà là quy trình bao gồm một nhóm các xét nghiệm – kiểm tra y tế nhỏ. Dựa vào kết quả của các xét nghiệm – kiểm tra này, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp.

1. Kiểm tra cân nặng

Tình trạng cân nặng của mẹ bầu tăng đột ngột có thể do cơ thể giữ nước và bị phù nề – đây là những dấu hiệu của tình trạng tiền sản giật. Bác sĩ thường sẽ kết hợp theo dõi cân nặng với đo vòng bụng, kiểm tra bàn tay, mắt cá chân để nhanh chóng nắm bắt, đánh giá sự thay đổi bất thường này.

2. Đo huyết áp

Đo huyết áp là bước cơ bản và quan trọng nhất khi thực hiện các xét nghiệm tiền sản giật. Huyết áp trung bình của người trưởng thành là khoảng 120/80 mmHg. Nếu huyết áp của mẹ bầu trên 140/90 mmHg ở giai đoạn sau tuần 20 của thai kỳ và có các dấu hiệu bất thường khác thì cần được xem xét nguy cơ tiền sản giật.

3. Xét nghiệm máu

Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm công thức máu, kiểm tra chức năng gan, thận và kiểm tra tình trạng đông máu. Kết quả xét nghiệm máu giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể của mẹ và kịp thời đưa ra phác đồ điều trị. Chẳng hạn như nồng độ tiểu cầu thấp hoặc men gan tăng cao có thể là dấu hiệu quan trọng cảnh báo tiền sản giật.

4. Xét nghiệm nước tiểu

Tình trạng đạm niệu (nước tiểu có đạm) là chỉ báo điển hình cho nguy cơ tiền sản giật. Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu cho thấy hàm lượng protein tăng cao, bạn cần có biện pháp theo dõi chặt chẽ để giảm thiểu rủi ro cho mẹ và bé.

5. Siêu âm thai

Siêu âm giúp bác sĩ đánh giá sự phát triển của thai nhi, đồng thời kiểm tra tình trạng nhau thai. Bên cạnh đó, siêu âm định kỳ còn giúp bạn phát hiện sớm những biến chứng thường gặp khi mẹ bầu bị tiền sản giật như thiểu ối (thiếu nước ối) hoặc suy dinh dưỡng bào thai.

6. Xét nghiệm non-stress test

Xét nghiệm Non-stress test giúp các bác sĩ theo dõi tần suất, nhịp tim thai nhi trong quá trình cử động. Nếu em bé phản hồi tốt với các chuyển động thì là dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, nếu kết quả không đạt yêu cầu thì bác sĩ có thể cân nhắc thêm các xét nghiệm khác như kiểm tra tình trạng sinh lý của thai nhi (biophysical profile) để đánh giá sâu hơn.

Ai cần xét nghiệm tiền sản giật?

Ai cần xét nghiệm tiền sản giật?

Theo các chuyên gia sản khoa, mọi phụ nữ đang mang thai đều nên duy trì việc thăm khám tiền sản định kỳ, đặc biệt nếu:

  • Đã từng bị tiền sản giật ở thai kỳ trước.
  • Có tiền sử cao huyết áp, tiểu đường, bệnh thận hoặc rối loạn tự miễn.
  • Mang song thai hoặc đa thai.

Khi nào cần xét nghiệm tiền sản giật?

Các xét nghiệm liên quan đến tiền sản giật thường được thực hiện từ đầu tam cá nguyệt thứ hai. Tuy nhiên, bác sĩ có thể tư vấn kiểm tra sớm hơn nếu mẹ bầu thuộc nhóm nguy cơ cao hoặc có biểu hiện rõ rệt như tăng huyết áp, sưng phù chân tay hay đau đầu dữ dội.

Xét nghiệm tiền sản giật hết bao nhiêu tiền?

Tại Việt Nam, chi phí xét nghiệm tiền sản giật có chênh lệch tùy vào cơ sở y tế công hoặc tư nhân. Một gói kiểm tra tổng quát bao gồm đo huyết áp, siêu âm, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu… thường dao động từ khoảng 500.000 – 2.000.000 đồng.

Khi chọn cơ sở y tế và gói xét nghiệm tiền sản giật, bên cạnh giá cả, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ những hạng mục bao gồm trong gói đó để tránh phát sinh chi phí. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tận dụng các chương trình bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm thai sản mình có để tiết kiệm chi phí.

Xét nghiệm tiền sản giật là vô cùng cần thiết đối với mọi phụ nữ mang thai để kịp thời phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm. Nhờ đó, mẹ bầu và thai nhi đều được bảo vệ một cách tối ưu.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Preeclampsia

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK570611/ Ngày truy cập 16/07/2025

Preeclampsia

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/preeclampsia/symptoms-causes/syc-20355745 Ngày truy cập 16/07/2025

Preeclampsia

https://www.marchofdimes.org/find-support/topics/pregnancy/preeclampsia Ngày truy cập 16/07/2025

WHAT IS PREECLAMPSIA

https://www.preeclampsia.org/what-is-preeclampsia Ngày truy cập 16/07/2025

Preeclampsia

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17952-preeclampsia Ngày truy cập 16/07/2025

x