Hỏi đáp trực tiếp với bác sĩ miễn phí dành cho thành viên cộng đồng Mẹ Bầu!
Chuyên mục
Công cụ
Cộng đồng
Quà cho mẹ - Dinh dưỡng cho bé cùng Enfamama
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Tôi đồng ý tham gia Enfa A+ Smart Club cùng các điều khoản và chính sách của MJN và Marrybaby.
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Câu trả lời chắc chắn là có. Nhưng đái tháo đường thai kỳ có mức độ ảnh hưởng thế nào, ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi? thì mẹ bầu cần dành thời gian tìm hiểu kỹ hơn.
Do chế độ dinh dưỡng không cân bằng, chủ yếu thiên về tinh bột, thực phẩm nhiều đường nên càng ngày, tỷ lệ mẹ bầu bị tiểu đường ngày càng tăng. Cũng vì vậy, thắc mắc tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không cũng đang là vấn đề rất được quan tâm.
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiều đường thai kỳ là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình mang thai ở khoảng tuần thứ 24. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) của các tế bào trong cơ thể.
Nó là nguyên nhân gây ra lượng đường cao trong máu, điều này không tốt cho sức khỏe mẹ bầu và cả thai nhi. Lượng đường máu sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.
Tuy nhiên, nếu đã bị bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Vì vậy, bạn cần phải tiếp tục điều trị với bác sĩ để theo dõi và quản lí lượng đường trong máu.
Nếu đang mắc tiểu đường tuýp 1 hoặc 2 nhưng muốn có con, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mang bầu. Chị em không điều trị hay kiểm soát bệnh tiểu đường sẽ gây nguy hại đến thai nhi.
Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ mang thai bị tiểu đường đang tăng dần trong những năm gần đây
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Khác với bệnh tiểu đường mãn tính, tiểu đường thai kỳ thường chỉ xuất hiện trong thời gian mang thai và sẽ “lặn mất tăm” sau khi bạn sinh con.
Nếu được kiểm soát tốt, tiểu đường thai kỳ sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, không chỉ mẹ mà cả thai nhi cũng sẽ gặp biến chứng nghiêm trọng.
Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi
Một số nghiên cứu cho thấy, tiểu đường thai kỳ có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Các dị tật phổ biến: Dị tật hệ tiết niệu, dị tật hệ thần kinh, dị tật tim…
Mức độ insulin tăng cao cũng có thể dẫn đến thai nhi suy hô hấp cấp do sự phát triển của phổi bị ảnh hưởng. Hơn nưa, trẻ có mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ gặp phải rối loạn chuyển hóa như hạ can-xi huyết, hạ đường huyết cao hơn những trẻ bình thường.
Không chỉ tác động đến mẹ, tiểu đường thai kỳ còn ảnh hướng rất lớn đến sức khỏe của bé
Tiểu đường type 2 có nguy hiểm không?
Căn bệnh này còn có mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” vì nếu không kiểm soát bệnh lý kịp thời, bạn hoàn toàn có thể bị tử vong bởi các biến chứng do bệnh gây ra.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể kể đến gồm:
Biến chứng về mắt: Những bệnh nhân bị tiểu đường được chẩn đoán trên 15 năm thì có tới 80-95% nguy cơ tổn thương võng mạc. Tổn thương này xuất hiện bởi lượng đường trong máu quá cao khiến tầm nhìn bị hạn chế, nặng hơn sẽ dẫn đến mù lòa.
Biến chứng về tim mạch: Người bị bệnh tiểu đường dễ dẫn đến tổn thương xơ vữa động mạch của các mạch máu lớn và vừa. Biến chứng này khiến nguy cơ tử vong của bệnh nhân cao hơn. Đặc biệt, ở đối tượng tuổi cao, béo phì, tăng huyết áp, ít vận động, tiền sử bệnh tim càng dễ gặp phải biến chứng nguy hiểm này.
Biến chứng về thần kinh: Đây là hiện tượng dây thần kinh bị tổn thương do lượng đường trong máu tăng cao. Các mạch máu nhỏ nuôi thần kinh bị tổn thương làm sự cung cấp oxygen và các chất dinh dưỡng cho dây thần kinh bị suy giảm theo.
Biến chứng về thận: Khoảng 20-40% bệnh nhân tiểu đường có xuất hiện biến chứng về thận. Các triệu chứng của bệnh thận thường là nước tiểu bất thường, hiện tượng phù, thiếu máu, buồn nôn, ngứa da, khó thở, có vị kim loại trong miệng.
Biến chứng nhiễm trùng: Do lượng đường trong máu cao dẫn đến suy yếu hệ thống miễn dịch. Lúc này, vi khuẩn dễ dàng phát triển và gây ra các bệnh nhiễm trùng ở chân, răng lợi, vết mổ, đường tiểu, đường sinh dục.
Mắc đái tháo đường thai kỳ có sinh thường được không?
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ: bị tiền sản giật, sinh non, băng huyết sau sinh… Tuy nhiên mẹ có thể sinh thường nếu đường huyết được kiểm soát bằng cách ăn uống lành mạnh và có chế độ tập luyện, nghỉ ngơi tốt.
Nếu với chế độ ăn uống của mẹ có thể kiểm soát được lượng đường trong cơ thể thì thai kỳ vẫn phát triển bình thường không ảnh hưởng đến việc sinh đẻ.
Còn mổ hay sanh ngã âm đạo phụ thuộc vào nhiều lý do sản khoa khó có thể dự đoán được trong thai kỳ. Khi gần sanh, và vào chuyển dạ thì dự đoán sẽ đúng hơn.
Triệu chứng, biểu hiện tiểu đường khi mang bầu
Đa số những trường hợp tiểu đường thai kỳ sẽ không có dấu hiệu “nhận diện” đặc trưng. Hầu hết chỉ được phát hiện thông qua những buổi khám thai định kỳ.
Một số trường hợp lượng đường huyết trong máu tăng quá cao, mẹ bầu mới có thể phát hiện nhờ những dấu hiệu như:
Tần suất “ghé thăm” toilet tăng bất thường
Cảm giác khô miệng, khát nước
Ăn nhiều và ăn thường xuyên hơn
Ngứa ngáy, rát buốt khi đi tiểu, vùng kín có mùi hôi
Mờ mắt trong thời gian ngắn
Mẹ bầu cần theo dõi kỹ các dấu hiệu để phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ
Nguy cơ của mẹ bầu
Thống kê cho thấy, những mẹ bầu bị tiểu đường có nguy cơ gặp phải tiền sản giật gấp 4 lần so với những mẹ bầu có lượng đường huyết bình thường.
Ngoài ra, việc tăng cân quá mức ở những mẹ bầu tiểu đường cũng có thể gây khó sinh, hoặc gặp một số vấn đề nguy hiểm như trật khớp vai, gãy xương đòn… Tỷ lệ nhiễm trùng, băng huyết sau sinh cũng cao hơn ở những mẹ bị tiểu đường thai kỳ.
Đa ối khi mang thai cũng là một trong những vấn đề các mẹ bị tiểu đường gặp phải. Nhiều trường hợp đa ối có thể gây sinh non, hoặc vỡ ối rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Phương pháp điều trị chứng tiểu đường khi mang thai
Việc điều trị tiểu đường thai kỳ có thể giúp bạn và bé khỏe mạnh. Một số phương pháp giúp bạn có chỉ số đường huyết bình thường, bao gồm:
Ăn uống lành mạnh
Hoạt động thể chất bằng cách tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn tập các môn thể thao có cường độ cao hơn.
Bạn không nên tập thể dục với các bài tập bằng lưng trong 3 tháng đầu thai kỳ;
Tiêm insulin nếu cần thiết.
Cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu
Mẹ bầu nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị, kiểm soát lượng đường huyết bằng các biện pháp sau:
Hầu hết các trường hợp mang thai kéo dài khoảng 40 tuần (hoặc 38 tuần kể từ khi thụ thai). Vì vậy, cách tốt nhất để ước tính ngày dự sinh là đếm 40 tuần hoặc 280 ngày, kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối. Một cách khác là lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng, trừ đi ba tháng và cộng 7 ngày. Vì vậy, nếu kỳ kinh cuối của bạn bắt đầu vào ngày 11-4-2020, bạn sẽ trừ ngược lại ba tháng là ngày 11-1-2020, sau đó cộng thêm 7 ngày, có nghĩa là ngày dự sinh của bạn sẽ là ngày 18-1-2021. Đây là cách bác sĩ sẽ ước tính ngày dự sinh cho các mẹ bầu. Nhưng hãy nhớ rằng sẽ rất bình thường nếu bạn sinh sớm hay trễ một tuần so với ngày dự kiến.
Ngày thụ thai
Cách tính tuổi thai theo ngày quan hệ áp dụng cho các cặp đôi nhớ chính xác ngày quan hệ, người nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều và xác định được ngày rụng trứng. Nguyên do là tinh trùng có thể sống trong cơ thể nữ giới 5 ngày nhưng trứng sau khi rụng chỉ sống được 1 ngày. Tinh trùng chỉ có thể thụ tinh cho trứng trong khoảng thời gian này.Theo cách tính này thì ngày đầu tiên của tuổi thai sẽ được tính bắt đầu vào ngày quan hệ có rụng trứng rồi cộng thêm 36 tuần (tức là 266 ngày).
Thụ tinh trong ống nghiệm IVF
Việc tính tuần thai và ngày dự sinh khi thụ tinh nhân tạo sẽ chính xác hơn so với thụ thai bình thường. Điều này là do đã xác định được chính xác ngày cấy phôi hoặc ngày rụng trứng.Ngày dự sinh khi thụ tinh trong ống nghiệm sẽ được tính bằng cách cộng thêm 38 tuần (tức là 266 ngày) kể từ khi trứng được thụ tinh. Một cách tính khác là vẫn cộng thêm 38 tuần nhưng sẽ trừ đi số ngày mà phôi được cấy vào. Chẳng hạn, nếu phôi được cấy ba ngày thì sẽ trừ 3 ngày và 5 ngày thì trừ 5 ngày.
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt
28 ngày
Kiểm soát chế độ ăn thích hợp hoặc tiêm insulin
Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, giàu dinh dưỡng
Loại bỏ quan niệm “ăn cho hai người”
Khám đúng định kỳ với các bác sĩ sản khoa, nội tiết ở những bệnh viện, chuyên khoa sản, các trung tâm, phòng khám uy tín.
Mẹ bầu không nên dung nạp các loại đồ ăn nhiều đường
Duy trì cân nặng ở mức phù hợp
Tránh việc tăng cân mất kiểm soát
Vận động thể dục hợp lý trong quá trình mang thai…
Những lưu ý khi bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Tuy rất nguy hiểm, nhưng tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể kiểm soát nếu bạn duy trì một chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường cân bằng kết hợp những bài tập thể dục hợp lý.
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không là thắc mắc chung của nhiều chị em thai phụ
Ghi nhanh những lưu ý sau nếu không muốn tiểu đường ảnh hưởng xấu đến mình và bé cưng, mẹ bầu nhé!
Hạn chế thực phẩm nhiều đường, hoặc tinh bột đơn giản: Những thực phẩm này sẽ làm phá vỡ sự cân bằng đường huyết trong máu, do insulin không thể chuyển hóa hoàn toàn lượng đường cơ thể “nạp” vào. Thay vào đó, bạn nên ăn thực phẩm chứa tinh bột phức tạp như ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì đen, ngũ cốc… vừa giúp bổ sung thêm chất xơ, vừa ổn định lượng đường trong máu.
Kiểm tra định kỳ: Tiểu đường thai kỳ rất khó phát hiện do triệu chứng không rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn. Vì vậy, mẹ bầu nên thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu để có thể sớm phát hiện tiểu đường, nếu có.
30 phút tập thể dục mỗi ngày: Không cần quá nhiều, mỗi ngày mẹ bầu chỉ cần dành 30 phút cho các bài thể dục, vừa giúp cơ thể chuyển hóa đường tốt hơn, vừa chuẩn bị cho quá trình vượt cạn sắp tới.
Uống thuốc đúng loại, đúng liều: Trong một số trường hợp, mẹ bầu sẽ được chỉ định dùng thuốc để điều chỉnh insulin. Bà bầu tuyệt đối không được sử dụng thuốc bừa bãi, bởi một số loại thuốc tiểu đường có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
Ngoài việc quan tâm tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không, mẹ bầu cũng nên lưu ý chế độ dinh dưỡng, luyện tập để duy trì lượng đường huyết ổn định. Đây mới là biện pháp tối ưu để bảo vệ mẹ và bé cưng khỏi sự ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.