Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Khanh Lương
Thông tin kiểm chứng bởi Linh Hồ
Cập nhật 24/03/2023

Suy thai là gì? 5 dấu hiệu cảnh báo suy thai mẹ bầu không nên xem nhẹ

Suy thai là gì? 5 dấu hiệu cảnh báo suy thai mẹ bầu không nên xem nhẹ
Suy thai là gì? Để nhận biết sớm các dấu hiệu của suy thai trong thai kỳ, mẹ bầu cần phải lưu ý đến các nguyên nhân để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé. Bài viết sẽ tổng hợp lại các nguyên nhân gây suy thai, dấu hiệu bất thường để mẹ có thể phòng ngừa và kịp thời điều trị.

Suy thai là biến chứng khoa sản nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và bé. Cùng xem bài viết dưới đây của MarryBaby để hiểu rõ hơn suy thai là gì, dấu hiệu và cách phòng ngừa!

Suy thai là gì?

Suy thai là tình trạng thai bị thiếu oxy, xảy ra trong thai kỳ hoặc lúc chuyển da. Để thai nhi phát triển, vòng tuần hoàn từ tử cung – nhau thai – thai nhi sẽ truyền oxy từ mẹ đến bé. Suy thai xảy ra khi vòng tuần hoàn này gặp vấn đề, khiến oxy không đến được bào thai.

Khi lượng oxy trong bào thai giảm, điện giải cũng bị rối loạn khiến suy thai. Đây là biến chứng thai kỳ đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của bé.

Để biết suy thai là gì, xét về mức độ nguy hiểm và tính chất, suy thai được chia làm 2 loại:

  • Suy thai cấp tính: Xảy ra đột ngột khi mẹ đang chuyển dạ, nếu không được cấp cứu có thể dẫn đến tử vong. Trường hợp nhẹ, em bé vẫn vẫn được sinh ra nhưng vẫn để lại một số di chứng về thể chất.
  • Suy thai mãn tính: Xảy ra trong suốt thai kỳ, mức độ nhẹ gần như không có biểu hiện rõ ràng nào, dễ chuyển sang suy thai cấp tính khi chuyển dạ, gây thai lưu và sinh non. Suy thai mãn tính ảnh hưởng nghiêm trọng đến những lần mang thai tiếp theo của mẹ.

Cuối cùng, dù suy thai cấp tính hay suy thai mãn tính thì đều gây ra những tác động xấu đến thai kỳ. Bởi vậy việc tìm hiểu và phát hiện sớm suy thai là gì rất quan trọng.

>> Xem thêm: Cách dưỡng thai yếu và những lời khuyên mẹ bầu nên áp dụng!

Suy thai là gì?
Suy thai là gì?

Nguyên nhân của suy thai

Ở trên chúng ta đã biết được suy thai là gì, vậy cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến suy thai nhé. Có nhiều nguyên nhân gây ra suy thai ở mẹ bầu. Thông thường sẽ được chia làm 3 nhóm.

1. Nguyên nhân từ phía người mẹ

  • Thiếu máu ở mẹ bầu do mắc các bệnh mãn tính, huyết áp thấp,…
  • Tư thế nằm chưa đúng: Khi nằm ngửa tử cung dễ đè vào động mạch chủ, làm máu lưu thông kém.
  • Tỷ lệ suy thai ở mẹ bầu bị béo phì, suy tim, tiểu đường,… cao hơn.
  • Do các cơ co tử cung làm vòng tuần hoàn bị gián đoạn, lưu thông máu kém. Số lượng cơn co càng nhiều sẽ làm giảm lượng oxy xuống bào thai.

>>>Mẹ hãy xem thêm: Tư thế ngủ tốt cho bà bầu trong suốt thai kỳ mẹ nên biết

2. Nguyên nhân từ bào thai

  • Thai bị thiếu dinh dưỡng.
  • Nếu vượt quá ngày sinh, bánh rau sẽ bị vôi hoá làm quá trình truyền oxy bị ảnh hưởng làm tăng nguy cơ suy thai.
  • Thai bị nhiễm trùng, chậm phát triển, có dị dạng,…

>> Xem thêm: Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh và đều, mẹ bầu đọc ngay nhé!

3. Nguyên nhân khác

  • Mẹ bầu bị vỡ ối sớm hoặc gặp vấn đề về dây rốn.
  • Sử dụng thuốc giảm đau không theo chỉ dẫn và liều lượng của bác sĩ.
  • Vị trí ngôi thai gây khó trong quá trình chuyển dạ.

>> Xem thêm: Chuyển dạ kéo dài, tất cả những điều mẹ bầu cần biết để phòng tránh

Dấu hiệu suy thai thường gặp nhất

Dưới đây là những dấu hiệu suy thai mẹ cần đặc biệt lưu ý:

1. Cử động của thai nhi ít đi

Dấu hiệu suy thai 3 tháng cuối dễ nhất biết nhất là thai nhi ít cử động. Thông thường, vào thời điểm ngừng vận động em bé sẽ chỉ ngủ không quá 90 phút. Nếu mẹ thấy bé hoạt động ít hơn cần đặc biệt chú ý. Chuyển động của thai nhi cũng là một cách để mẹ cảm nhận sự phát triển của bé.

>>>Mẹ hãy xem thêm: Bà bầu bị rát cổ họng là do đâu? Mẹ hãy lưu ý những dấu hiệu này.

2. Đau bụng râm ran

Đau bụng là điều khá thường xuyên trong suốt thai kỳ, do em bé lớn dần lên. Thế nhưng, trong một số trường hợp đau bụng là lại dấu hiệu của sảy thai, tiền sản giật,… thậm chí là suy thai. Do đó, mẹ không nên chủ quan mà bỏ qua bất thường nào của cơ thể.

3. Nhịp tim bất thường

Thai 38 tuần tim thai yếu có phải là dấu hiệu của suy thai? Rất có thể. Không những thế đây còn dấu hiệu suy thai phổ biến trong 3 tháng đầu. Để xác định tim thai, mẹ cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ và thiết bị chuyên dụng.

suy thai 3
Suy thai là gì? Dấu hiệu bất thường khi suy thai

4. Chảy máu âm đạo

Với lượng nhỏ, chảy máu âm đạo gần như không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên bỏ qua bởi đây cũng có thể là dấu hiệu “ngầm” của bong nhau thai. Tình trạng này có thể làm em bé bị thiếu oxy, gây ra suy thai.

5. Sự bất thường của nước ối

Một trong những dấu hiệu suy thai tháng cuối mẹ cần chú là hiện tượng giảm nước ối. Nước ối có máu xanh (cần soi nhiều lần) cũng cần chú ý hơn.

Các biểu hiện trên của nước ối đều làm giảm lượng oxy đến bào thai, bại não hoặc bệnh não thiếu oxy. Khi đó mẹ cần đến ngay bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

>>>Mẹ hãy xem thêm: Bà bầu đau dạ dày nên ăn gì? Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày

Suy thai có gây nguy hiểm cho em bé?

Sau khi biết suy thai là gì, mẹ bầu cần biết suy thai gây nguy hiểm cho em bé như thế nào. Mức độ nguy hiểm của suy thai còn được xem xét dựa trên mức độ và cách xử lý. Ở giai đoạn đầu của suy thai mãn tính, bào thai có thể ưu tiên cung cấp oxy cho các bộ phận quan trọng như tim, gan, não. Thế nhưng về lâu dài khả năng bù trừ này sẽ không thể tiếp tục. Khi đó các cơ quan đều không nhận đủ oxy, pH giảm và sinh non.

Đối với suy thai cấp tính, cần sự can thiệp sớm của bác sĩ để bảo vệ sức khoẻ của mẹ và bé. Nếu không, bé có thể chịu một số ảnh hưởng về sức khỏe như động kinh, đần độn,… Trường hợp xấu nhất tim thai có thể ngừng đập trong khi lâm bồn.

Phòng tránh suy thai như thế nào?

Là biến chứng nặng, có thể gây tử vong ở thai nhi nên gần như mẹ bầu nào cũng rất dè chừng và lo sợ. Để phòng ngừa suy thai, mẹ cần lưu ý:

  • Trang bị kiến thức thai sản để phân biệt các dấu hiệu suy thai.
  • Tuân thủ đầy đủ lịch khám với bác sĩ để phát hiện sớm nhất các dấu hiệu của suy thai.
  • Ăn uống điều độ lành mạnh để đảm bảo sức khỏe, hạn chế đồ ăn nhiều giàu mỡ.
Suy thai là gì?
Suy thai là gì? Cách phòng tránh suy thai
  • Trong trường hợp cảm thấy bất thường từ thai nhi cần đến ngay cơ sở y tế.
  • những tháng cuối, mẹ nên nằm nghiêng để hạn chế lực từ tử cung lên động mạch.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ trong suốt thai kỳ đặc biệt là tam cá nguyệt thứ 3.
  • Cuối cùng bạn hãy khám sàng lọc trước khi có em bé để phát hiện và điều trị các bệnh lý nền như huyết áp, tiểu đường,… Điều này cho mẹ một thai kỳ khỏe mạnh và phòng ngừa suy thai tốt nhất.

Qua đây hẳn là mẹ đã biết suy thai là gì rồi. Suy thai là biến chứng nguy hiểm, cần được quan tâm và theo dõi sát sao. Vì vậy, hiểu rõ và sâu về suy thai sẽ là “chìa khóa vàng” cho mẹ một thai kỳ an toàn, mạnh khoẻ. Chúc mẹ bầu sớm ngày gặp được con yêu!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Failed early pregnancy
https://radiopaedia.org/articles/failed-early-pregnancy
Truy cập ngày 10/4/2022

2. Early Pregnancy Loss
https://www.acog.org/clinical/clinical-guidance/practice-bulletin/articles/2018/11/early-pregnancy-loss
Truy cập ngày 10/4/2022

3. Early pregnancy failure–current management concepts
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11219590/
Truy cập ngày 10/4/2022

4. Chapter 30 – First-trimester pregnancy failure
https://www.cambridge.org/core/books/abs/ultrasonography-in-reproductive-medicine-and-infertility/firsttrimester-pregnancy-failure/30BDB20CD3D8344875F266DF7CF65681
Truy cập ngày 10/4/2022

5. Early intrauterine pregnancy failure: A randomized trial of medical versus surgical treatment
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S000293780200128X
Truy cập ngày 10/4/2022

x