Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Khánh Linh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 29/05/2023

Bà bầu đi ngoài phân màu đen có nguy hiểm không? Do nguyên nhân nào?

Bà bầu đi ngoài phân màu đen có nguy hiểm không? Do nguyên nhân nào?
Tình trạng bà bầu đi ngoài phân có màu sắc bất thường, đôi lúc gặp tình trạng táo bón kéo dài 1-2 ngày, phân có lúc lỏng, lúc rắn, lúc đen. Về lâu dài có ảnh hưởng đến em bé không? Nguyên nhân vì sao?

Đi ngoài phân màu đen có rất nhiều lý do, mẹ bầu thường căng thẳng vì sợ ảnh hưởng đến em bé. Cùng MarryBaby tháo gỡ những lo lắng giúp cho mẹ bầu!

Màu sắc của phân biểu hiện bệnh gì?

Màu sắc thông thường của phân là vàng nâu do dịch mật kết hợp với thức ăn. Tuy nhiên, đôi khi phân có thể có những màu sắc khác như: màu vàng, phân màu xanh lá, phân màu trắng, phân có màu đỏ, thậm chí là phân đen.

Sự thay đổi màu sắc này có thể do thức ăn hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc mà mẹ bầu đang sử dụng. Điều này là không đáng ngại. Tuy nhiên, nếu chúng đi kèm với những triệu chứng bất thường khác thì lại là biểu hiện của bệnh lý.

Nguyên nhân bà bầu đi ngoài phân màu đen?

1. Thực phẩm khiến bà bầu đi ngoài phân màu đen

Người ta thường tin rằng thực phẩm có màu sẫm gây ra phân sẫm màu. Do đó, mẹ bầu hãy để ý các loại thực phẩm màu đen hoặc xanh lam; và nói chuyện với bác sĩ về quản lý chế độ ăn uống để cân bằng lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể.

Mẹ bầu cũng nên tránh xa bất kỳ thức ăn nào được chế biến bằng màu thực phẩm nhân tạo trong giai đoạn này.

2. Bổ sung sắt trong quá trình mang thai

Trong thời kỳ mang thai, bác sĩ sẽ kê đơn bổ sung sắt cho mẹ bầu; điều này có thể gây ra phân có màu sẫm. Nếu bà bầu đi ngoài phân màu đen vì lý do này thì mẹ bầu không có gì phải quá lo lắng nhé!

Hầu hết phụ nữ thường bị thiếu máu do mất nhiều máu trong kỳ kinh nguyệt; và trong trường hợp phụ nữ mang thai; là do nhu cầu ngày càng tăng của thai nhi đang phát triển.

Vì những chất bổ sung này nói chung không gây hại, hãy tiếp tục tiêu thụ chúng cùng với các thực phẩm giàu chất sắt như rau bina, thịt, v.v. Ngoài ra, mẹ bầu hãy kiểm tra nồng độ hemoglobin.

2. Bổ sung sắt trong quá trình mang thai
Bổ sung sắt trong quá trình mang thai làm mẹ bị phân đen

3. Tác dụng phụ của thuốc khiến bà bầu đi ngoài phân màu đen

Một số loại thuốc có thể gây ra phân sẫm màu trong thai kỳ của mẹ bầu. Bác sĩ sẽ thường kiểm tra đầu tiên khi gặp tình trạng bà bầu đi ngoài phân đen. Một số biến thể của thuốc kháng axit được biết là gây ra phân đen.

Mẹ bầu có thể gây hại cho sức khỏe của mình và của con nếu dùng thuốc không kê đơn. Điều quan trọng mẹ bầu cần nhớ là việc tự dùng thuốc có thể gây nguy hiểm trong thai kỳ.

Thông báo cho bác sĩ của mẹ bầu về các loại thuốc mẹ bầu sử dụng; để có thể loại trừ các nguyên nhân do thuốc khiến bà bầu đi ngoài phân màu đen.

4. Hệ quả của việc mang thai

Bà bầu đi phân màu đen có sao không là mối băn khoăn của nhiều người. Mang thai làm thay đổi quá trình tiêu hóa; khiến màu sắc phân biến đổi.

Do đó, nếu không đi kèm các triệu chứng bất thường khác; việc phụ nữ mang thai đi ngoài phân đen không có gì đáng ngại.

5. Chảy máu dẫn đến hiện tượng bà bầu đi ngoài phân màu đen

Một trong những lý do nghiêm trọng hơn dẫn đến tình trạng ra phân đen khi mang thai là chảy máu. Nguyên nhân có thể không quá nghiêm trọng như chảy máu đường tiêu hóa; hoặc một cái gì đó nghiêm trọng như chảy máu đường ruột. Bất kể loại nào, điều cần thiết là phải được bác sĩ kiểm tra.

>>>> Mẹ bầu xem ngay: Thuốc điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai an toàn mà hiệu quả

6. Vấn đề sức khỏe và biểu hiện của bệnh lý

Phân đen thường chỉ ra các vấn đề sức khỏe. Nếu phân của mẹ bầu có màu đen và có mùi cực kỳ hôi, đó có thể là một tình trạng được gọi là melena. Nếu hỗn hợp phân có màu đen, nó có thể là dấu hiệu của chảy máu bên trong.

Mẹ bầu khi mang thai 3 tháng giữa mà vùng hậu môn sưng tấy và đi ngoài ra phân có màu đen thì đó có thể là dấu hiệu của vết rách hậu môn. Mẹ bầu cần nói chuyện với bác sĩ để hiểu xem phân đen có liên quan đến các vấn đề y tế hay không.

Một số bệnh lý phổ biến khiến người bệnh có triệu chứng đi phân đen bao gồm:

  • Viêm loét dạ dày – tá tràng.
  • Viêm loét đại tràng khiến phân màu đen.
  • Ung thư trực tràng.
  • Xơ gan làm phân có màu đen.
  • Bệnh trĩ.
  • Polyp hậu môn.

Bà bầu đi ngoài phân màu đen có nguy hiểm không?

Mang thai gây ra căng thẳng về thể chất cho cơ thể. Đây là lý do vì sao hầu hết phụ nữ trở nên cực kỳ lo lắng về những thay đổi nhỏ; hay triệu chứng có vẻ bất thường trong suốt thời gian mang thai.

Bà bầu đi ngoài phân màu đen là một trong những tình trạng gây lo lắng và hoang mang cho bà bầu. Tuy nhiên, đây có thể là một nỗi sợ hãi không đáng bận tâm quá mức; vì phân đen không nguy hiểm.

Bà bầu đi ngoài phân màu đen có nguy hiểm không?
Bà bầu đi ngoài phân màu đen có nguy hiểm không?

Các triệu chứng khác đi kèm với phân màu đen có thể là dấu hiệu của bệnh tật; nhiễm trùng; hoặc chảy máu bên trong. Phân đen đơn thuần không phải là bệnh mà là một triệu chứng. Bà bầu đi ngoài phân màu đen cần chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo khác như:

  • Đau bụng.
  • Sốt.
  • Chóng mặt.
  • Mất phương hướng.
  • Buồn nôn.
  • Nhức đầu.
  • Cơn đau thận.

Mẹ bầu hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

>>>> Mẹ bầu đã biết Đau bụng khi mang thai có thể gây nguy hiểm như thế nào chưa?

Các phương pháp phòng tránh bà bầu đi ngoài phân màu đen

1. Chế độ dinh dưỡng

Một trong những cách hiệu quả nhất để giải quyết các vấn đề tiêu hóa khi mang thai là tiêu thụ nhiều chất xơ; và chế độ ăn giàu khoáng chất để đảm bảo hệ tiêu hóa của mẹ bầu có thời gian dễ dàng xử lý và phân hủy các chất dinh dưỡng.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mẹ bầu loại bỏ hoàn toàn carbs khỏi chế độ ăn uống của mình. Điều này chỉ đơn giản có nghĩa là mẹ bầu tăng thành phần chất xơ trong chế độ ăn uống; và tiêu thụ các loại carbs phức tạp và lành mạnh.

Mẹ bầu đừng quên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng và lập một kế hoạch bữa ăn không chỉ cung cấp tất cả các khoáng chất, vitamin và chất dinh dưỡng mà cơ thể mẹ bầu cần; mà còn giúp làm tăng hiệu quả của đường tiêu hóa. Tăng hàm lượng chất xơ làm giảm táo bón và ngăn ngừa nứt hậu môn hoặc bệnh trĩ, và do đó, chảy máu.

>>>> Mẹ bầu xem ngay Thuốc trị táo bón cho bà bầu và những điều chị em cần biết

2. Vận động

Hãy nhớ rằng tập thể dục rất quan trọng đối với sức khỏe củabmej bầu. Một số bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ không chỉ duy trì sức khỏe nội tạng mà còn giúp cải thiện tiêu hóa và đảm bảo sức khỏe cơ bắp.

Điều này cũng được biết là giúp tránh phân đen. Mỗi tam cá nguyệt khác nhau sẽ có những lưu ý và bài tập luyện riêng biệt. Mẹ bầu tham khảo thêm bài tập thể dục cho 3 tháng đầu, 3 tháng giữa3 tháng cuối thai kỳ nha!

Các phương pháp phòng tránh bà bầu đi ngoài phân màu đen

3. Tránh tự uống thuốc

Một số loại thuốc có thể gây ra phân đen, đó là lý do tại sao mẹ bầu không nên tự dùng thuốc trong thời kỳ mang thai. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào; hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và đảm bảo rằng mẹ bầu nắm rõ thông tin về loại thuốc mẹ bầu đang sử dụng.

4. Uống đủ nước

Một trong những lý do phổ biến nhất khiến sức khỏe đường tiêu hóa của bạn suy giảm là do mất nước. Nước đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng như sức khỏe các cơ quan, đặc biệt là sức khỏe đường ruột.

Vì vậy, hãy nhớ uống đủ nước và chất lỏng trong ngày và tiêu thụ thực phẩm giàu nước như dưa hấu, dưa chuột và nho.

Chẩn đoán và điều trị bà bầu đi ngoài phân màu đen

1. Chẩn đoán mẹ mang thai đi ngoài phân đen

Trước tiên, các bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân gây ra phân sẫm màu bằng cách xem xét tiền sử tình trạng sức khỏe và thể chất của mẹ bầu.

Nếu họ cảm thấy thông tin không chỉ ra lý do phân đen, bác sĩ có thể phải thực hiện kết hợp chụp X-quang, xét nghiệm máu và kiểm tra phân. Điều này có thể giúp xác định nguyên nhân gây ra phân đen.

Nếu điều này vẫn không thể kết luận, thì bác sĩ có thể yêu cầu mẹ bầu nội soi. Trong quy trình này, bác sĩ sẽ đặt một ống qua thực quản của mẹ bầu, có gắn một máy ảnh. Ống này sẽ điều hướng đường tiêu hóa và cố gắng xác định nguyên nhân gây ra phân sẫm màu.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu mẹ bầu thực hiện nội soi để loại trừ nguyên nhân do nhiễm trùng ruột kết và ung thư ruột kết. Tùy vào nguyên nhân khiến bà bầu đi ngoài phân màu đen mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp.

>>>> Mẹ bầu bị động thai? MarryBaby gửi mẹ bầu Hướng dẫn những điều khi bị động thai

Phân khi mang thai có thể không phải là điều mẹ bầu muốn nói đến; nhưng đó là điều mẹ bầu cần phải suy nghĩ. Mang thai có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận của cơ thể mẹ bầu; vì vậy hãy chuẩn bị tinh thần khi mẹ bầu trải qua một số thay đổi.

Nếu mẹ bầu có bất kỳ mối quan tâm nào, hãy nói chuyện với bác sĩ. Họ sẽ có thể giúp tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. End Results: What color is your poop and other pressing fecal matters

https://health.ucsd.edu/news/features/Pages/2018-05-11-listicle-what-color-is-your-poop.aspx

Ngày truy cập: 22/6/2021

2. What Pee And Poo Color Says About Your Health

https://www.acsh.org/news/2016/07/25/what-pee-and-poo-color-says-about-your-health

Ngày truy cập: 22/6/2021

3. Black or tarry stools

https://medlineplus.gov/ency/article/003130.htm

Ngày truy cập: 22/6/2021

4. Dietary Fiber

https://extension.colostate.edu/docs/pubs/foodnut/09333.pdf

Ngày truy cập: 22/6/2021

5. Gastritis

https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/gastritis

Ngày truy cập: 22/6/2021

x