Mạch máu tiền đạo có thể gây hậu quả nặng nề lên thai nhi, làm tăng nguy cơ tử vong cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Cách tốt nhất là khám thai định kỳ để sớm chẩn đoán được mạch máu tiền đạo trước sinh, sẽ giúp cứu sống trẻ nếu mổ chủ động trước khi vỡ ối. Nếu vỡ ối kèm máu đỏ tương cần lưu ý đến khả năng vỡ mạch máu tiền đạo, xử trí mổ khẩn cấp là cần thiết.
Làm thế nào để phát hiện sớm nhất?
Phát hiện càng sớm hiện tượng dây rau bám màng sẽ hỗ trợ các bác sĩ trong việc lên phương án theo dõi thai phù hợp và chuẩn bị các tình huống xử lý cấp cứu trong tình trạng khẩn cấp.
Lí tưởng nhất là bà bầu được kiểm tra thường xuyên với siêu âm và Monitoring định kỳ hoặc ngay khi có nghi ngờ bất thường. Càng về những tháng cuối thai kỳ càng cần theo dõi và kiểm tra thường xuyên hơn vì nguy cơ đứt dây rau có thể xảy ra ngay khi thai phụ có những cơ co tử cung đầu tiên.
Khi thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ, xuất hiện liên tục các cơn co tử cung, điều quan trọng nhất chính là quyết định mổ bắt thai lúc nào. Bởi thời điểm này dây rau có thể đứt, gây chảy máu trong buồng ối, thai nhi có thể bị nguy hiểm tính mạng chỉ trong vài phút. Việc không phát hiện sớm và xử trí chậm trễ cũng đã gây ra nhiều trường hợp tử vong đáng tiếc.
Dây rốn bám mép nhau
Khi dây rốn cắm vào bờ của bánh nhau, gọi là dây rốn bám mép. Đây là trường hợp hiếm gặp, khoảng 7% thai kỳ. Những trường hợp đa tai tần xuất có thể cao hơn.
Dây rốn bám mép khác với dây rau bám bám màng. Tuy nhiên khi vị trí như vậy cũng có thể ảnh hưởng đến việc dinh dưỡng cho thai nhi, cũng có thể dưỡng thai và sinh bình thường. Mẹ nên khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ, có thể yêu cầu làm siêu âm Doppler để biết chính xác phân bố mạch máu của dây rốn thai nh ở vùng nào. Theo kinh nghiệm của các bác sĩ, đa số các trường hợp phát hiện sớm như bạn và theo dõi hợp lý kết quả khá tốt.
Bình luận
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!