Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Lưu Nguyễn
Thông tin kiểm chứng bởi Linh Hồ
Cập nhật 18/04/2022

Bà bầu nằm nghiêng bên trái bị khó thở là vì sao?

Bà bầu nằm nghiêng bên trái bị khó thở là vì sao?
Bà bầu nằm nghiêng bên trái bị khó thở? Tìm hiểu nguyên nhân khiến mẹ bầu bị hụt hơi và cách khắc phục tình trạng này.

Quá trình mang thai có thể khiến mẹ bầu cảm thấy khó khăn khi hô hấp. Triệu chứng này cũng có thể “đồng hành” cùng mẹ bầu trong suốt 9 tháng thai kỳ. Sau đây là những điều mẹ cần biết về tình trạng bà bầu nằm nghiêng bên trái bị khó thở.

1. Tại sao bà bầu nên nằm nghiêng bên trái?

Theo các nhà khoa học, từ tháng thứ 4 trở đi, tư thế nằm phù hợp với mẹ bầu là nằm nghiêng sang trái. Cụ thể, tư thế ngủ này vừa tốt cho hoạt động tuần hoàn và giảm áp lực lên lưng. Dung tích phổi lớn hơn làm hạn chế tình trạng bà bầu nằm nghiêng bên trái bị khó thở. Ngoài ra, ngủ nghiêng sang trái ngăn tử cung ép vào gan và tăng lượng máu lưu thông đến tử cung, thận và bào thai. Tuy nhiên, một số bà bầu vẫn bị khó thở cả khi nằm nghiêng về bên trái. Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân sau đây các mẹ nhé.

>> Mẹ có thể xem thêm: Bà bầu nằm nghiêng bên phải có sao không? Đọc ngay để biết

2. Vì sao bà bầu nằm nghiêng bên trái bị khó thở?

Cảm giác khó thở xuất hiện không chỉ những tháng cuối thai kỳ. Thậm chí, nhiều mẹ bầu trải qua cảm giác này ngay từ những ngày đầu tiên mang thai. Nguyên nhân là do:

Sự thay đổi nội tiết tố cơ thể

Trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ, hormone progesterone tăng lên khiến mẹ bầu phải hít thở nhiều hơn. Hormone này mở rộng dung tích phổi của mẹ, cho phép máu mang một lượng lớn oxy đến em bé. Cơ thể thích nghi với mức nội tiết tố mới này, làm cho bà bầu bị khó thở.

bà bầu nằm nghiêng bên trái bị khó thở

Thay đổi dung tích tử cung

Quá trình mang thai tiếp theo, tử cung lớn dần chiếm nhiều diện tích hơn trong bụng của mẹ.

Vào khoảng tuần thứ 31 đến 34 của thai kỳ, tử cung bắt đầu đè lên cơ hoành (cơ phẳng di chuyển lên xuống khi thở). Điều này có thể khiến phổi không có đủ không gian để giãn nở hoàn toàn. Điều này cũng khiến bà bầu bị khó thở.

>> Mẹ có thể xem thêm: Ăn gì tốt cho niêm mạc tử cung trong thai kỳ? Mẹ đang lo lắng hãy cập nhật ngay nhé!

Mẹ mắc bệnh đường hô hấp, tim mạch

Một trong những nguyên nhân khiến bà bầu nằm nghiêng bên trái bị khó thở là cơ địa người mẹ. Mẹ mắc bệnh viêm xoang, hen suyễn, thuyên tắc phổi, tim mạch khiến tình trạng khó thở nghiêm trọng hơn.

Trong vài tuần cuối của thai kỳ, hiện tượng này sẽ dịu đi. Vì lúc này, thai nhi đã lắng sâu hơn vào khung xương chậu để chuẩn bị chào đời. Do đó, áp lực lên phổi và cơ hoành sẽ giảm xuống.

Giai đoạn cuối thai kỳ

Ở những tháng cuối thai kỳ, khi thai nhi khỏe, đạp mạnh, tử cung ép chặt lấy cơ hoành làm cho không khí không vào phổi kịp.

3. Bà bầu bị tức ngực khó thở có sao không?

bà bầu nằm nghiêng bên trái bị khó thở

Bà bầu nằm nghiêng bên trái bị khó thở gây không ít khó chịu và lo lắng cho người mẹ. Tuy vậy, cảm giác khó thở này sẽ không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Mẹ không nên vì vậy mà thay đổi tư thế khi nằm nhé. Vì tư thế nghiêng về bên trái khi ngủ giúp thai nhi nhận lượng máu cao hơn so với bên phải. Trong khi đó, mẹ bầu nằm ngửa khiến toàn bộ trọng lượng thai nhi đè lên cột sống, cơ lưng, ruột, mạch máu và tĩnh mạch chủ khiến thai nhi không được cung cấp đủ máu để phát triển. Đồng thời mẹ bầu cũng tăng nguy cơ bị đau khớp, hạ huyết áp, khó thở,… trong khi ngủ.

>> Mẹ có thể xem thêm: Tức ngực khi mang thai: Dấu hiệu mẹ cần đi khám ngay

4. Khi nào bà bầu bị khó thở cần gặp bác sĩ?

Mặc dù bà bầu nằm nghiêng bên trái bị khó thở làm mẹ không thoải mái nhưng điều đó hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu mẹ phát hiện những triệu chứng sau đây thì nên đi khám ngay:

  • Có cảm giác đau ngực khi gắng sức làm việc gì đó.
  • Cảm giác hơi thở nặng và cơ thể yếu đi sau trận trống ngực đập liên hồi.
  • Có cảm giác khó thở ngay vào ban đêm hay khi đang nghỉ ngơi.
  • Nhịp tim đập không đều, trống ngực đập mạnh.
  • Cảm giác nhịp tim tăng đột ngột.

Đó cũng là dấu hiệu cho thấy nồng độ sắt trong cơ thể của mẹ bầu thấp, báo hiệu cho tình trạng thiếu máu.

5. Khắc phục tình trạng bà bầu bị khó thở

Không có phương pháp điều trị tận gốc khi bà bầu bị khó thở. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau:

Ngồi hoặc đứng thẳng

Các tư thế thẳng giúp phổi của mẹ có nhiều không gian để giãn nở. Khi ngồi, mẹ nên ngồi thẳng và đẩy vai về phía sau. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho không khí vào phổ và giảm áp lực cho cơ hoành.

>> Mẹ có thể xem thêm: Phù chân khi mang thai tháng thứ 9 và những thông tin bạn cần biết

Sử dụng gối dành riêng cho mẹ bầu

Bà bầu nằm nghiêng bên trái bị khó thở nhưng vẫn tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, việc nằm liên tục ở một tư thế là khó có thể thực hiện được. Vì vậy mẹ bầu cần chiếc gối dài, mềm để kê phía trước và sau bụng nhằm làm giảm trọng lượng của bụng. Chúng cũng giúp tránh được việc đặt trọng lượng của một chân lên chân kia. Từ đó mang đến cho mẹ bầu một giấc ngủ bình yên.

bà bầu nằm nghiêng bên trái bị khó thở

Kê cao chân

Chân nặng, phù nề hoặc chuột rút… là bệnh thường gặp ở phụ nữ khi mang thai. Để tạo sự thoải mái cho giấc ngủ, mẹ nên kê chân cao trên một chiếc gối hoặc tấm nệm mềm. Ngoài ra, mẹ bầu có thể nâng đáy đệm hay kê cao phần cuối của chân giường. Điều này sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng, giảm chuột rút ở vùng dưới cơ thể.

Gối cao đầu khi ngủ

Để tránh tình trạng bà bầu nằm nghiêng bên trái bị khó thở, mẹ có thể kê thêm gối mềm để nâng cao đầu và lưng. Gối tạo với giường một góc 20 độ, vừa giúp thở dễ dàng hơn, đồng thời, giảm được sức ép lên cơ hoành. Hoạt động của dạ dày cũng tốt hơn và mang lại cảm giác dễ chịu cho mẹ và bé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Causes of shortness of breath during pregnancy

https://www.marchofdimes.org/complications/shortness-of-breath.aspx#:~:text=Early%20pregnancy,of%20oxygen%20to%20your%20baby.

Ngày truy cập: 10/04/2022

Tư thế tạo giấc ngủ thoải mái cho bà bầu

https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/tu-the-tao-giac-ngu-thoai-mai-cho-ba-bau-2576

Ngày truy cập: 10/04/2022

Why Do Some Pregnant Women Have Trouble Breathing?

https://kidshealth.org/en/parents/breathing.html

Ngày truy cập: 10/04/2022

Mẹ bầu cần nằm ngủ tư thế nào?

https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/me-bau-can-nam-ngu-tu-the-nao/

Ngày truy cập: 10/04/2022

Common health problems in pregnancy

https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/common-health-problems/

Ngày truy cập: 10/04/2022

x