Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 26/05/2023

Bà bầu bị ho về đêm: Nguyên nhân và khắc phục như thế nào?

Bà bầu bị ho về đêm: Nguyên nhân và khắc phục như thế nào?
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ trở nên nhạy cảm hơn do có nhiều thay đổi về thể chất, cảm xúc và nội tiết tố. Bên cạnh đó, hệ thống miễn dịch cũng trở nên nhạy cảm, dễ nhiễm bệnh, dễ dị ứng và dễ bị ho hơn.

Ho có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Nhưng khi bà bầu bị ho về đêm có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của hai mẹ con. Vậy nguyên nhân khiến bầu ho nhiều về đêm do đâu? Hãy đọc bài viết này để tìm hiểu nhiều hơn về vấn đề này nhé.

  • Cúm: Cảm cúm khi mang thai có thể nghiêm trọng trong thai kỳ và có hại cho em bé đang phát triển.
  • Nhiễm SARS-CoV-2: Hiện nay đại dịch COVID-19 đang lan rộng nên thai phụ cũng cần cẩn thận để tránh bị lây nhiễm.
  • Cảm lạnh thông thường hoặc bệnh đường hô hấp trên nhẹ: Do nhiều loại vi-rút gây ra và mắc bệnh do thay đổi hệ miễn dịch trong thai kỳ.
  • Ho gà (Whooping cough): Đây là một tình trạng nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. CDC khuyến nghị mỗi phụ nữ mang thai nên tiêm vắc-xin Tdap trong tam cá nguyệt thứ ba để bảo vệ em bé
  • Viêm mũi khi mang thai (hoặc viêm mũi do nội tiết tố): Một triệu chứng hoặc tác dụng phụ của thai kỳ bao gồm nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi và có thể gây ho.

Ngoài ra, các tình trạng dưới đây cũng có thể khiến bà bầu bị ho về đêm như:

Bà bầu bị ho nhiều có sao không?

bà bầu bị ho về đêm có sao không?
Mẹ bầu ho nhiều về đêm kèm theo sốt cao có thể tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi

Như đã nói ở trên, bà bầu bị ho nhiều có thể liên quan đến một hay nhiều nguyên nhân, do đó, việc ho nhiều có sao không sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ho. Nhưng rõ ràng ho nhiều, nhất là vào ban đêm sẽ khiến bầu mất ngủ.

Ho về đêm khi mang thai khi nào cần đi khám?

Thông thường, ho không phải là một tình trạng có hại khi mang thai. Tuy nhiên, bạn nên đi khám sức khỏe nếu trong các trường hợp sau:

  • Ho kèm theo bị sốt (trên 37,8℃).
  • Cơn ho có đờm nhiều, ho ra máu
  • Bà bầu bị ho về đêm gây khó ngủ
  • Cơn ho không cải thiện và kéo dài hơn 7 ngày.
  • Ho kèm theo đau ngực, khó thở hoặc thở khò khè.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì để đẩy lùi cơn ho nhanh chóng?

  • Uống nước ấm
  • Uống mật ong ấm
  • Kê đầu cao khi nằm ngủ
  • Súc miệng bằng nước muối
  • Uống trà xanh hoặc trà thảo mộc

Ngoài ra, nếu bạn bị ho do nghẹt mũi thì có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Nhỏ nước muối vào mũi
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm
  • Dùng miếng dán nghẹt mũi

Bên cạnh đó, bạn nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, uống đủ nước và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để cải thiện khả năng miễn dịch. Nhờ đó, tình trạng bà bầu bị ho về đêm cũng sẽ được khắc phục hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Bầu bị ho phải làm sao? 18 cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu tại nhà

Ngăn ngừa tình trạng bà bầu bị ho về đêm thế nào?

Để tránh bị ho nhiều về đêm, bạn cần duy trì một lối sống lành mạnh kết hợp với các thói quen hàng ngày sau:

  • Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể được nạp năng lượng trở lại.
  • Phòng ngừa COVID-19: Bạn hãy chủ động đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn khi đến nơi đông người.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên cũng giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước lọc, nước trái cây hoặc súp để giúp phục hồi lượng chất lỏng cần thiết trong cơ thể.
  • Chế độ ăn uống: Ăn thực phẩm cân bằng, lành mạnh và bổ dưỡng giúp cơ thể có đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý thêm các phương pháp khác để ngăn ngừa tình trạng bà bầu bị ho về đêm dưới đây:

  • Rửa tay thường xuyên
  • Tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng
  • Tránh chạm tay chưa rửa sạch vào mắt, mũi và miệng
  • Tránh hút thuốc và hít khói thuốc có thể gây kích ứng đường hô hấp
  • Tránh tiếp xúc với những người đang có các vấn đề sức khoẻ đường hô hấp
  • Tiêm phòng vắc-xin ngừa cúm, vắc-xin Tdap, vắc-xin COVID-19 trước và trong khi mang thai.

Như vậy bạn đã biết tình trạng bà bầu bị ho về đêm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ho cũng có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào không chỉ là ở ban đêm. Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, hãy lắng nghe cơ thể mình và khám bệnh khi thấy có bất thường đáng lo ngại.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Cough In Pregnancy: Causes, Home Remedies And Treatment
https://www.momjunction.com/articles/cough-pregnancy-causes-treatment-remedies_00793182/#when-should-you-see-a-doctor
Truy cập ngày 16/05/2023

2. Maternal report of fever from cold or flu during early pregnancy and the risk for noncardiac birth defects, National Birth Defects Prevention Study, 1997–2011
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5831519/
Truy cập ngày 16/05/2023

3. Dry Cough During Pregnancy
https://parenting.firstcry.com/articles/dry-cough-pregnancy-causes-symptoms-treatment/
Truy cập ngày 16/05/2023

4. Dry Cough During Pregnancy: Causes, Symptoms And Home Remedies
https://www.momjunction.com/articles/dry-cough-during-pregnancy_00390533/
Truy cập ngày 16/05/2023

5. Cough and Cold During Pregnancy
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-complications/cough-cold-during-pregnancy/
Truy cập ngày 16/05/2023

x