Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Lưu Nguyễn
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 09/01/2022

Bà bầu bị điện giật có sao không? Những điều mẹ cần biết

Bà bầu bị điện giật có sao không? Những điều mẹ cần biết
Bị điện giật khi mang thai là hiện tượng khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy băn khoăn, lo lắng. Tuy nhiên, bà bầu bị điện giật có sao không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Trên thực tế, cơ thể con người được cho là một chất dẫn điện khá tốt. Vì vậy, khi tiếp xúc trực tiếp với dòng điện có thể bị điện giật. Việc xảy ra tai nạn điện giật trong thời kỳ mang thai là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Bài viết dưới đây giải đáp thắc mắc của nhiều bà mẹ về việc bà bầu bị điện giật có sao không.

1. Nguyên nhân bà bầu bị điện giật

Mặc dù mẹ thường có xu hướng cẩn thận hơn trong quá trình mang thai nhưng vẫn có những trường hợp tai nạn xảy ra. Trong số đó là hiện tượng bị điện giật. Trước khi trả lời câu hỏi bà bầu bị điện giật có sao không, mẹ cùng điểm qua những nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này nhé.

Mẹ bầu bị điện giật vì các lý do sau:

  • Thiết bị, dụng cụ điện trong gia đình bị hư hỏng hoặc rò rỉ
  • Vừa sạc thiết bị điện tử vừa dùng. Thường gặp nhất là sạc điện thoại di động.
  • Dây dẫn điện bị mòn hoặc bị bong ra do sử dụng quá lâu.
  • Thiết bị điện bị tiếp xúc với nước dẫn tới hiện tượng rò rỉ điện
  • Hệ thống dây điện trong nhà lắp đặt không hợp lý hoặc xuống cấp
  • Đường dây điện bị rơi xuống nhưng chưa ngắt nguồn điện

2. Bà bầu bị điện giật có sao không?

Khi mẹ bầu bị điện giật, dòng điện sẽ truyền đến tất cả các bộ phận của cơ thể, mang lại rủi ro xấu nhất cho thai nhi khi chúng đi qua tử cung, nhau thai và nước ối. Tuy nhiên, bà bầu bị điện giật có sao không còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như cường độ dòng điện, trạng thái của mẹ bầu…Nếu dòng điện nhẹ và thời gian tiếp xúc với dòng điện ngắn thì bị điện giật khi mang thai sẽ không gây ảnh hưởng gì tới thai nhi.

Với dòng điện mạnh, thời gian tiếp xúc lâu… thì rất có thể sẽ gây hại cho thai nhi, nghiêm trọng hơn là tính mạng người mẹ.

Vì da của thai nhi có khả năng truyền dòng điện hiệu quả, điều này làm tăng nguy cơ bị thương cho bé. Trên thực tế, da của thai nhi đã được chứng minh là có khả năng chống lại dòng điện đi qua ít hơn 200 lần so với da sau khi sinh. Người ta ước tính rằng việc tiếp xúc trực tiếp với dòng điện từ 100V – 380V, 25mA trong 0,3 giây có thể gây tử vong cho thai nhi.

Do đó, mẹ bầu cần hết sức thận trọng để không có những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Dọa sảy thai – Những vấn đề mẹ bầu cần biết

3. Bà bầu bị điện giật có sao không? Làm gì khi mẹ không may bị điện giật nhẹ?

Để đảm bảo được tình trạng sức khỏe tốt nhất cho cơ thể mẹ và em bé, mẹ cần lắng nghe những dấu hiệu cơ thể trong vòng 2-3 ngày sau khi bị điện giât.

Nếu thai nhi vẫn hoạt động bình thường với những cử động nhẹ nhàng, mẹ cũng không có những cơn gò bất thường hay bị chảy máu thì chứng tỏ con vẫn ổn định và có sức khỏe tốt.

Nếu trong 3 ngày, những triệu chứng bất thường xảy ra, mẹ bầu cần di chuyển đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và nhờ sự hỗ trợ của các bác sĩ.

Bên cạnh đó, việc giữ tinh thần thoải mái, không lo âu sau khi bị điện giật là điều vô cùng cần thiết. Các mẹ nên giữ vững chế độ ăn và sinh hoạt bình thường để em bé có đủ dưỡng chất phát triển khỏe mạnh.

4. Bà bầu bị điện giật có sao không? Khi nào mẹ cần đi gặp bác sĩ?

bị điện giật khi mang thai

Mẹ có những dấu hiệu sau đây cần sự can thiệp của bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Khó thở
  • Vấn đề về nhịp tim (rối loạn nhịp tim)
  • Đau cơ và co thắt..
  • Mất ý thức
  • Xuất hiện vết bỏng đáng chú ý trên da
  • Rơi vào tình trạng bất tỉnh
  • Bị tê, ngứa ran hay gặp phải những vấn đề liên quan đến thị giác, thính giác hay giao tiếp
  • Mang thai trên 20 tuần thai kỳ

>>> Mẹ có thể cần xem: Nguy cơ sảy thai, bà bầu nên dè chừng với những dấu hiệu này

4. Các mẹo để phòng tránh điện giật khi mang thai

Mẹ bầu có thể làm giảm nguy cơ bị điện giật trong nhà bằng cách thực hiện một số biện pháp phòng ngừa:

  • Không sử dụng dây dẫn hoặc thiết bị mở rộng nếu dây bị hỏng hoặc sờn
  • Để các thiết bị điện tránh xa khu vực ẩm ướt
  • Mang giày đế cao su hoặc nhựa khi sử dụng các thiết bị điện, đặc biệt là ở những nơi ẩm ướt, trên sàn bê tông hoặc ngoài trời.
  • Lắp đặt các công tắc an toàn trong nhà có mẹ bầu và trẻ nhỏ
  • Mua bảng điện di động có tích hợp công tắc an toàn
  • Sử dụng có đồ dụng kim loại có chân cao su

Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng bình xịt chống tĩnh điện trên quần áo và đồ đạc để giảm sự tích tụ electron.

Bài viết trên đây là những thông tin bổ ích xoay quanh câu hỏi bà bầu bị điện giật có sao không MarryBaby hy vọng mẹ đã trang bị cho mình có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình mang thai để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Accidental Electric Shock during Pregnancy

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3799711/

Ngày truy cập: 27/12/2021

2. Electric shock

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/electric-shock#what-causes-electric-shock

Ngày truy cập: 27/12/2021

3. Electric shock during pregnancy

https://www.cfp.ca/content/cfp/49/3/297.full.pdf

Ngày truy cập: 9/1/2022

4. Accidental electric shock in pregnancy: a prospective cohort study

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/9077628/

Ngày truy cập: 9/1/2022

5. Electric shock in pregnancy

x