Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Phương Vy
Thông tin kiểm chứng bởi Phạm Trung Hiếu
Cập nhật 07/03/2023

Bị ho khi mang thai tháng thứ 6 có được uống thuốc không?

Bị ho khi mang thai tháng thứ 6 có được uống thuốc không?
Bà bầu bị bệnh cần đặc biệt cẩn trọng với tất cả các loại thuốc mình uống trong thai kỳ. Vậy bị ho khi mang thai tháng thứ 6 có được uống thuốc không?

Bị ho khi mang thai tháng thứ 6 là hiện tượng rất phổ biến ở các chị em bầu bí. Nguyên nhân chính là do hệ thống miễn dịch suy giảm cũng như phổi bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của thai nhi. Vậy bà bầu mang thai tháng thứ 6 phải làm sao khi bị ho?

Vì sao phụ nữ dễ bị ho khi mang thai tháng thứ 6?

Có một số nguyên nhân khiến mẹ bị ho khi mang thai tháng 6. Những lý do chính có thể kể đến:

  • Hệ thống miễn dịch yếu: Bà bầu thường dễ bị dị ứng với mọi tác nhân bên ngoài môi trường do sự suy yếu của hệ miễn dịch khi mang thai. Vi rút có thể xâm nhập vào cơ thể qua mũi hoặc miệng và gây khó thở hoặc ho khan.
  • Thai nhi chèn lên phổi: Thai nhi ở tháng thứ 6 đã phát triển lớn hơn và chèn lên phổi người mẹ, khiến việc thở của người mẹ trở nên khó khăn, nhất là khi ngủ.
  • Bệnh hen suyễn: Nếu mẹ được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn, việc thường xuyên bị ho khi mang thai là điều không thể tránh khỏi.
  • Co thắt phế quản: Các tiểu phế quản hoạt động quá mức có thể dẫn đến ho khan. Một số nguyên nhân gây ra co thắt phế quản là do lông của vật nuôi, thời tiết lạnh, khói hóa chất và hút thuốc.
  • Ợ chua: Trào ngược axit hoặc ợ chua rất phổ biến khi mang thai. Điều này cũng có thể góp phần gây ra ho.

Bị ho khi mang thai tháng thứ 6
Mẹ bầu có tiền sử hen suyễn sẽ dễ bị ho khi mang thai

Bị ho khi mang thai tháng thứ 6 có ảnh hưởng đến em bé không?

Do sự thay đổi của hệ miễn dịch nên bà bầu rất dễ bị ho khi mang thai tháng thứ 6. Ho quá nhiều khiến cơ thể mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Hơn nữa, những cơn ho mạnh có thể tạo ra các cơn co thắt tác động đến tử cung, góp phần làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.

Vì vậy, việc giữ gìn sức khỏe để tránh bị ho khi mang thai và điều trị dứt điểm khi mắc bệnh vẫn là việc làm vô cùng cần thiết.

Mẹo giúp bà bầu giảm ho, giảm đau họng khi mang thai

Dưới đây là những mẹo trị ho cho bà bầu tại nhà:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Hãy chợp mắt, ngủ một giấc hoặc đơn giản là ngồi xuống để thư giãn mỗi khi ho nhiều. Nghỉ ngơi hợp lý là cách tuyệt vời để cơ thể bạn đánh bại nhiễm trùng và bệnh tật
  • Uống nhiều nước: Uống nước lọc, nước trái cây hoặc nước canh để bổ sung chất lỏng cần thiết trở lại cho cơ thể.
  • Ăn tỏi sống, uống hỗn hợp nước lá húng quế hoặc nước ép hành tây pha mật ong là những bài thuốc dân gian trị ho rất tốt
  • Nước cam/nước chanh ấm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm ho
  • Tắm nước ấm
  • Sử dụng máy tạo ẩm trong phòng ngủ
  • Ngậm đá lạnh, uống trà ấm hoặc súc miệng bằng nước muối ấm giúp giảm đau họng rất tốt
  • Xoa dầu vào ngực có thể làm thông mũi và giúp giảm đau họng nhanh chóng.
Bị ho khi mang thai tháng thứ 6
Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm đau họng

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Với trường hợp nhẹ, mẹ bầu có thể thực hiện các mẹo trên để tự giảm ho tại nhà. Tuy nhiên với những trường hợp nặng như dưới đây, mẹ cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Các triệu chứng ho không cải thiện sau ba ngày hoặc kéo dài liên tục hơn 7 ngày
  • Ho kèm chất tiết màu xanh / vàng
  • Đau ngực, khó thở, thở khò khè
  • Mệt mỏi, sốt từ 38 độ C trở lên
  • Ho gà: Cơn ho dữ dội, ho thành từng cơn, có tiếng rít nghe như tiếng gà xuất hiện cuối mỗi cơn ho hoặc xen kẽ sau mỗi tiếng ho

Bị ho khi mang thai tháng thứ 6 có uống thuốc được không?

Hầu hết các loại thuốc hay kẹo ngậm giảm ho đều an toàn trong thai kỳ như Acetaminophen, Benylin, Halls, Codeine, Dextromethorphan,

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào khi đang mang thai.

Làm thế nào để ngăn ngừa bị ho hoặc cảm lạnh khi mang thai?

1. Ăn uống đầy đủ

Để tránh bị cảm lạnh hoặc ho, bước quan trọng nhất cần làm là đảm bảo rằng mẹ đang ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Ngay cả khi mẹ không thể ăn những bữa lớn hơn, hãy thử chia bữa ăn nhỏ ra thành nhiều bữa trong ngày.

Thực phẩm giàu kẽm giúp tăng cường miễn dịch và giảm ho khan. Một cách chữa bệnh tốt khác là giữ đủ nước cho cơ thể suốt cả ngày và bao gồm các loại thực phẩm giàu vitamin C như kiwi, cà chua, cam, bưởi,…

Bị ho khi mang thai tháng thứ 6
Bà bầu cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để ngăn ngừa bị ho khi mang thai tháng thứ 6

2. Tập thể dục

Thường xuyên tập thể dục khi mang thai với chế độ vừa phải sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và hạn chế tình trạng bị ho khi mang thai tháng thứ 6.

3. Rửa tay thường xuyên

Nếu bạn biết mình đang ở xung quanh một người nào đó đang bị cảm lạnh, hãy tránh chạm vào tay họ hoặc ăn sau họ. Cố gắng rửa tay thường xuyên hơn khi bạn ở gần những người bị cảm hoặc ho nhé.

Bị ho khi mang thai tháng thứ 6 có thể kéo dài hơn do hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai thường kèm hơn so với người bình thường. Vì vậy, tốt nhất là mẹ nên chú ý giữ gìn sức khỏe cho bản thân ngay từ đầu để ngăn ngừa bệnh.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x