Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Doan Minh Phu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 07/11/2019

Mẹ bầu có nên sử dụng viên uống DHA để sinh con vừa khỏe lại thông minh?

Mẹ bầu có nên sử dụng viên uống DHA để sinh con vừa khỏe lại thông minh?
  Hầu hết chúng ta đã từng được nghe nói rất nhiều về vai trò của DHA đối với sự phát triển trí não của thai nhi. Tuy nhiên, các mẹ bầu có nên bổ sung DHA bằng viên uống để bé cưng nhận được lợi ích này hay không? Cùng tìm câu trả lời […]

viên uống DHA, omega-3

Hầu hết chúng ta đã từng được nghe nói rất nhiều về vai trò của DHA đối với sự phát triển trí não của thai nhi. Tuy nhiên, các mẹ bầu có nên bổ sung DHA bằng viên uống để bé cưng nhận được lợi ích này hay không? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé!

DHA là tên viết tắt của Docosahexaenoic acid, một axit béo omega-3 đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ. Mẹ bầu thiếu hụt loại dưỡng chất này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi, trẻ sinh ra có thể đối mặt với nguy cơ chậm phát triển trí tuệ, kém thông minh hay thậm chí suy giảm hệ miễn dịch…

Chính vì lẽ đó mà người ta thường khuyến cáo phụ nữ mang thai nên bổ sung DHA trong và cả sau khi mang thai. Điều này vừa để giúp trẻ phát triển tốt, vừa tránh cho người mẹ khỏi những biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Việc bổ sung có thể thông qua nguồn thực phẩm hoặc cả bằng viên uống DHA nhưng với một lượng vừa phải, có kiểm soát.

Thông qua bài viết này, Marry Baby muốn chia sẻ cùng bạn những lợi ích đến từ DHA, cùng một số lưu ý khi bổ sung để bạn có thêm kiến thức cần thiết cho “cẩm nang mang thai” của mình.

Vì sao việc bổ sung viên uống DHA lại quan trọng đối với mẹ bầu lẫn thai nhi

Cơ thể không thể tự sản xuất DHA nhưng nhu cầu về nó lại tương đối lớn vì vậy mà cần được bổ sung thường xuyên. Đối với phụ nữ có thai, nhu cầu về DHA lại tăng lên để đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Một số lợi ích điển hình có thể kể đến như:

1. Giúp phát triển trí não ở trẻ

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ được sinh ra từ các bà mẹ có bổ sung đầy đủ DHA bằng thực phẩm hay viên uống trong nửa sau của thai kỳ có xu hướng đạt được điểm số cao hơn trong bài kiểm tra phối hợp tay mắt so với những trẻ khác.

Một thử nghiệm khác được tiến hành với những trẻ 4 tuổi cũng đã chứng minh những bé sinh ra có mẹ uống bổ sung DHA trong thai kỳ có chỉ số IQ cao hơn.

Không chỉ vậy, khi quan sát trong vòng 5 năm, những đứa trẻ này có khả năng tập trung cao hơn so với trẻ nhận được ít DHA từ mẹ. Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về vai trò của dưỡng chất này đối với trí thông minh của trẻ.

2. Trẻ sơ sinh đạt được cân nặng tốt

dha giúp trẻ đạt cân nặng tốt 673742632

Người ta nhận thấy rằng, có một mối quan hệ mật thiết giữa nồng độ DHA ở người mẹ với chu vi vòng đầu và cân nặng của bé sau sinh, đặc biệt là ở giai đoạn đầu thai kỳ. Hơn nữa, cũng có nhiều bằng chứng cho thấy việc bổ sung DHA trong thai kỳ có thể làm giảm nguy cơ sinh non, ngay cả đối với các bà mẹ đã từng sinh non.

3. Đối với sự phát triển thị giác

Theo nghiên cứu từ Đại học Bristish Colombia, Canada, về lợi ích của DHA với thị giác, người ta thấy rằng nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng này lúc còn trong bụng mẹ, trẻ hai tháng tuổi sẽ có thị lực cao hơn so với những trẻ khác.

4. Phòng tránh được các biến chứng thai kỳ cho mẹ

Mẹ bầu bổ sung dưỡng chất này dù là qua đường thực phẩm hay viên uống DHA cũng sẽ giúp phòng tránh được các biến chứng thai kỳ thường gặp điển hình như: tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ,; trầm cảm sau sinh… Hơn nữa, sức đề kháng của trẻ và cả mẹ bầu cũng được tăng lên khi bạn được cung cấp đầy đủ DHA trong suốt thai kỳ.

Nhu cầu về DHA trong suốt thai kỳ

Trải qua nhiều nghiên cứu thì có thể khẳng định một điều rằng DHA là dưỡng chất không thể thiếu đối với bất kỳ phụ nữ mang thai nào. Khi tiêu thụ các loại thực phẩm hay viên uống có chứa DHA, một phần của axit béo omega-3 này sẽ đi qua đường nhau thai để bổ sung cho cơ thể trẻ.

Câu hỏi quan trọng đặt ra là khi nào bà bầu cần bổ sung DHA? Bạn nên thực sự cần thêm DHA vào chế độ ăn uống của mình ngay từ những ngày đầu mang thai. Trên thực tế, nhiều người cũng đã bổ sung dưỡng chất này ngay cả trước và sau khi mang thai, bởi nó đã được chứng minh là có nhiều lợi ích cần thiết cho phụ nữ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm bài viết: Bổ sung DHA cho bà bầu theo từng kỳ để biết thêm được nhiều thông tin hữu ích cho bản thân nhé!

DHA có thể tìm ở những nguồn nào?

thực phẩm giàu dha 525667339

Với những lợi ích tốt cho thai kỳ thì không có lý do nào mà mẹ bầu lại từ chối dưỡng chất “vàng” này. Nguồn bổ sung DHA rất đa dạng, có thể đến từ các loại thực phẩm hay cả trong những viên uống chứa DHA tổng hợp. Một số loại thực phẩm giàu DHA các mẹ có thể tìm và sử dụng như:

  • Các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ đại dương, cá thu, cá trích là những nguồn tự nhiên giàu DHA.
  • Một số loại tảo biển cũng là một nguồn phong phú DHA và EPA. Tuy nhiên, tỷ lệ DHA/EPA từ tảo thường không tốt, nên đây không phải là lựa chọn hàng đầu dành cho các thai phụ.
  • Lòng đỏ trứng gà cũng có chứa DHA cùng choline rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Mẹ bầu chú ý một điều là chỉ nên ăn trứng đã chín, không nên ăn sống hoặc thậm chí là trứng lòng đào.
  • Tôm, cua, mực là những loại hải sản vừa giàu DHA lại là nguồn cung canxi tốt cho thai kỳ.
  • Các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, đậu phộng… vừa là món ăn vặt cho bà bầu nhâm nhi vừa cung cấp DHA.
  • Rau xanh như súp lơ, bí ngô, cải xoăn… cũng nên thêm vào thực đơn của bạn vì đây là những loại thực phẩm rất giàu DHA đấy!
  • Rủi ro của việc bổ sung quá nhiều DHA khi mang thai

    Bên cạnh những mặt lợi ích cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi thì vẫn tồn tại những rủi ro khi tiêu thụ những loại thực phẩm giàu DHA. Khi ăn cá, mẹ nên hạn chế ăn những loại cá có hàm lượng kim loại nặng cao như cá thu, cá hồi vì chúng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

    Lúc này, các viên uống dầu cá sẽ là lựa chọn thay thế phù hợp cho bạn. Những loại thực phẩm bổ sung như vậy thì hàm lượng dầu cá có thể không cao, lượng DHA thấp sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu cho mẹ bầu.

    Có cần thiết sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung DHA trong thai kỳ hay không?

    bà bầu dùng viên uống dha 1252926469

    Trên thực tế, khi bạn không bổ sung DHA thông qua thực phẩm, cơ thể bạn sẽ lấy DHA từ nguồn dự trữ để cung cấp cho sự phát triển của thai nhi. Do đó, việc cung cấp thêm DHA là một điều hết sức cần thiết cho phụ nữ mang thai không kém như bổ sung sắt hay axit folic.

    Với trường hợp sử dụng các viên uống DHA hoặc thực phẩm chức năng bổ sung, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vitamin tổng hợp hoặc những loại chỉ riêng cung cấp về DHA cho phụ nữ có thai với hàm lượng phù hợp. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể về nhu cầu sử dụng, liều lượng cũng như kiểm soát nếu có tình trạng mẹ bị thiếu hụt DHA trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày.

    DHA là một dưỡng chất “vàng” cho sự phát triển trí não của trẻ cũng như sức khỏe mẹ bầu nên luôn được khuyến khích bổ sung cho thai phụ. Ngay từ bây giờ, nếu bạn đang cân nhắc đến chuyện sử dụng viên uống DHA trong thai kỳ, hãy liên hệ với bác sĩ để tìm ra phương án tốt nhất. Ngoài ra, đừng quên tiêu thụ những loại thực phẩm giàu DHA mà chúng tôi đã gợi ý nhé!

    Marry Baby

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x