Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Túy Phượng
Cập nhật 22/11/2023

Bà bầu có được ăn củ dong không? 17 lợi ích bà bầu không nên bỏ qua

Bà bầu có được ăn củ dong không? 17 lợi ích bà bầu không nên bỏ qua
Cây dong có nguồn gốc từ Nam Mỹ, là một loại thảo mộc được chứng minh là có nhiều lợi ích cho sức khỏe và được bác sĩ khuyên nên đưa vào chế độ ăn uống.

Củ dong tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều chất dinh dưỡng như tinh bột, protein, chất xơ, vitamin, khoáng chất,… Song bà bầu có được ăn củ dong không? MarryBaby sẽ giải đáp ngay dưới đây.

Giá trị dinh dưỡng của củ dong

Trước khi giải đáp thắc mắc bà bầu có được ăn củ dong không, hãy cùng tìm hiểu loại củ này có những chất dinh dưỡng gì.

Dong gồm dong ta và dong riềng. Cây dong ta lại có hai loại: cây dong củ và dong dùng để lấy lá. Dong củ còn có những tên gọi khác là mì tinh, dong đao, dong ta, hoàng tinh… Đây là một loại củ giàu tinh bột tương tự như khoai lang, củ sắn (khoai mì), khoai mỡkhoai môn.

Củ dong có hàm lượng tinh bột cao và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Ước tính, một chén củ dong sống thái lát 120g chứa những chất sau:

– Lượng calo: 78

– Carbs: 16g

– Chất xơ: 2g

– Chất đạm: 5g

– Chất béo: 0g

– Folate: 102% DV

– Phốt pho: 17% DV

– Sắt: 15% DV

– Kali: 11% DV

*Daily value: lượng chất dinh dưỡng cần cho cơ thể mỗi ngày

So với các loại củ khác thì dong ta có hàm lượng protein cao hơn và không chứa gluten.

Giá trị dinh dưỡng của củ dong

Bà bầu có được ăn củ dong không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, củ dong được coi là an toàn cho bà bầu và trẻ nhỏ. Chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào nói về tác dụng phụ của loại thức ăn này đối với mẹ bầu.

Mang thai sẽ khiến mẹ bầu gặp các vấn đề về sức khỏe như táo bón, đầy hơi, khó tiêu, cao huyết áp… Để khắc phục, mẹ bầu hãy ăn củ dong luộc, sử dụng tinh bột làm từ loại củ này hoặc ăn miến dong.

Để hiểu hơn vì sao bà bầu nên ăn củ dong, hãy cùng khám phá lợi ích của loại củ này nhé.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu có nên ăn sữa chua nếp cẩm không?

17 lợi ích của củ dong đối với bà bầu

Nếu mẹ đang phân vân không biết bà bầu có được ăn củ dong không thì xem ngay 17 lợi ích tuyệt vời sau đây của củ dong đối với bà bầu nhé:

1. Bổ sung lượng protein dồi dào

Củ dong có lượng protein tương đối nhiều hơn so với các nguồn thực phẩm nhiệt đới khác như khoai mỡ, khoai tây, sắn, chuối, v.v. Do đó, bà bầu ăn củ dong sẽ được cung cấp lượng protein thiết yếu cho hoạt động cả ngày.

2. Có thể hỗ trợ giảm cân

Củ dong rất giàu tinh bột kháng, hoạt động giống như chất xơ hòa tan trong ruột, làm chậm tốc độ tiêu hóa, mang lại cảm giác no lâu. Từ đó giảm sự thèm ăn và dẫn đến giảm cân.

Bà bầu có được ăn củ dong không? Mẹ bầu nếu muốn không tăng cân quá nhiều, hãy thường xuyên ăn củ dong, miến dong.

Bà bầu có được ăn củ dong không?

3. Hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh

Dong ta giàu tinh bột, được ví như một loại thuốc nhuận tràng có thể hỗ trợ nhu động ruột và tiêu hóa. Vậy nên, loại thức ăn này phù hợp cho những bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích (IBS). Ngoài ra, bột dong rất tiện dụng trong việc giảm đau bụng và đầy hơi.

Củ dong bà bầu có ăn được không? Mẹ bầu là đối tượng thường hay gặp vấn đề về tiêu hóa. Vậy hãy ăn củ dong để dễ tiêu và tránh tình trạng táo bón nhé!

4. Là thực phẩm thay thế cho bệnh nhân celiac

Thực phẩm này càng giá trị hơn vì không chứa gluten trong bối cảnh tỉ lệ mắc bệnh celiac (chứng không dung nạp gluten) ngày càng gia tăng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bột củ dong có thể thay thế một số loại thực phẩm khác vì nó không gây ra triệu chứng khó chịu ở dạ dày cho bệnh nhân, bao gồm cả bà bầu.

5. Phù hợp với người mắc bệnh không dung nạp gluten

Củ dong không chứa gluten tự nhiên, nên có thể làm giảm những khó chịu liên quan đến bệnh celiac. Đây là một căn bệnh do chứng không dung nạp gluten, gây tiêu chảy và khó chịu vùng bụng. Nếu bạn dị ứng với gluten có trong bột mì, các loại bánh, ngũ cốc… thì hãy sử dụng bột dong thay thế.

6. Ngăn ngừa tiêu chảy

Bà bầu có được ăn củ dong không? Trong y học cổ truyền, tinh bột củ dong được dùng để hỗ trợ điều trị tiêu chảy và các vấn đề về đường tiêu hóa. Hàm lượng tinh bột cao của củ dong giúp tăng độ đặc và kích thước của phân, ngăn ngừa tiêu chảy. Củ dong cũng có thể giúp cơ thể bù nước để bù lại lượng chất lỏng mất đi.

Một nghiên cứu kéo dài một tháng trên 11 người bị tiêu chảy khi họ uống 2 thìa cà phê (10mg) bột dong 3 lần/ngày cho thấy họ ít bị tiêu chảy và giảm đau bụng.

7. Hỗ trợ hệ thống miễn dịch

Củ dong chứa nhiều prebiotic, một loại chất xơ cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch. Bà bầu có ăn được củ dong ta không? Mẹ bầu nên ăn dong ta để tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật.

Một nghiên cứu kéo dài 14 ngày trên những con chuột được cho ăn bột dong đã làm tăng đáng kể nồng độ globulin miễn dịch G, A và M trong máu, là những kháng thể khác nhau giúp bảo vệ cơ thể khỏi các vi sinh vật có hại. Tuy nhiên, cần có thêm những nghiên cứu ở người để chứng minh điều này.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn nem chua được không? Ăn như thế nào không hại cho thai nhi?

8. Giúp giải độc

Bột củ dong giúp giải độc, thanh nhiệt cơ thể, ngăn chặn các loại mụn bọc, hạ nhiệt cơ thể mẹ bầu. Tuy nhiên, nó thường có tác dụng phụ đối với người bị mắc bệnh gan, thận.

Bột củ dong cũng được cho rằng sẽ khiến các vết sẹo của bà bầu lành hiệu quả, giảm các triệu chứng tróc lở, ngứa ngoài da. Đặc biệt bột củ dong còn dùng để giải độc những vết bị nhện cắn, côn trùng cắn.

9. Tốt cho tim mạch

Thu hoạch dong riềng. Dong riềng có hình dạng bề ngoài giống như củ riềng, hoàn toàn khác với dong ta. Ảnh: Báo Gia Lai điện tử

Bà bầu ăn được củ dong không? Củ dong chứa nhiều vitamin B, đặc biệt là riboflavin và niacin. Niacin từ lâu đã được biết đến với khả năng tăng cholesterol HDL hay còn gọi là cholesterol “tốt” và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Thiếu niacin dẫn đến pellagra, một căn bệnh đặc trưng bởi tiêu chảy, mất trí nhớ, viêm da và tử vong.

10. Giảm cholesterol

Củ dong thúc đẩy sản xuất mật, làm tăng sự hấp thu cholesterol của túi mật để tổng hợp mật cần thiết. Theo cách này, bình tinh có thể giúp tối ưu hóa mức cholesterol trong cơ thể bà bầu.

11. Giảm đau nướu và đau miệng

Bà bầu ăn được củ dong không? Bà bầu đắp bột củ dong trực tiếp vào chỗ bị đau có thể giúp giảm đau do đặc tính chống viêm của bột.

12. Kháng khuẩn, bảo vệ bàn chân

Củ dong có thể giúp bà bầu chữa được một loại nhiễm trùng da chân, hút ẩm giúp chân khô ráo thoải mái, ngăn chặn sự phát triển và lây lan của nấm.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn ngô có tốt không? 8 lợi ích cực tốt cho mẹ và thai nhi

13. Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh

Dong là loại rất giàu folate, giúp hình thành tế bào hồng cầu. Folate rất cần thiết để ngăn ngừa bệnh thiếu máu, hỗ trợ phân chia và tăng trưởng của tế bào. Folate cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi và ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.

Đến đây chắc hẳn bạn không còn phải phân vân bà bầu có được ăn củ dong không. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, folate là chất quan trọng, cần thiết. Vậy nên hãy bổ sung củ dong vào chế độ ăn uống của mình.

14. Hỗ trợ ngủ ngon

Bà bầu có được ăn củ dong không? Củ dong là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng magie cao. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một khẩu phần 100g dong ta chứa khoảng 25mg magiê. Đây là thành phần có vai trò quan trọng trong việc cải thiện thời lượng, chất lượng của giấc ngủ.

15. Điều chỉnh huyết áp

Củ dong đã được chứng minh là có tỷ lệ kali cao so với natri. Điều này giúp nó có thể làm tăng huyết áp trong tầm kiểm soát. 100g dong chứa khoảng 454mg kali, so với chỉ 26mg natri. Vì thế củ này cực kỳ tốt cho việc giãn nở các mạch máu, đưa áp suất trở lại mức bình thường, giúp giảm huyết áp. Từ đó ngăn ngừa đột quỵ, đau tim và xơ vữa động mạch.

Mang thai khiến mẹ bầu thường hay bị cao huyết áp. Hãy ăn củ dong để cân bằng huyết áp, tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn yến có tốt không và ăn như thế nào tốt cho cả mẹ và con?

16. Thúc đẩy lưu thông máu

bà bầu có ăn được củ dong ta không

Củ dong không chỉ giàu tinh bột và vitamin B phức hợp mà cả đồng và sắt – những khoáng chất quan trọng đối với các tiểu hồng cầu. Do đó củ dong góp phần ngăn ngừa mệt mỏi, suy nhược hoặc thiếu máu.

17. Chăm sóc da, tóc

Các vitamin và protein trong bột có thể giúp bà bầu loại bỏ sắc tố da, kích ứng da và trì hoãn lão hóa sớm.

Bản chất hấp thụ của củ dong giúp nó được sử dụng trong sản xuất bột và dầu gội khô.

Ngoài củ dong ta thì dong riềng cũng là một thức ăn được sử dụng nhiều trong Đông y. Bà bầu có ăn được củ dong riềng không? Dong riềng có vị ngọt, lành tính, có tác dụng thanh mát, giải độc, trị ung nhọt, lợi tiểu. Nếu mẹ bầu thường xuyên bị nóng trong người, nổi mụn nhọt, táo bón thì nên bổ sung dong riềng vào chế độ ăn của mình.

Lưu ý khi bà bầu ăn củ dong

Khi biết bà bầu ăn củ dong được không, bạn cũng cần lưu ý một số điều dưới đây khi ăn củ dong:

  • Trước khi ăn củ dong, bạn cần phải rửa sạch, nấu chín. Nếu dùng dưới dạng tinh bột, mẹ bầu có thể sử dụng làm nước sốt, bánh pudding, thạch hoặc sử dụng trong các món nướng như bánh quy, bánh ngọt.
  • Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu bị dị ứng gluten trong bột mì thì hãy sử dụng bột dong thay thế.
  • Ngoài củ dong, bạn có thể dùng bột dong hoặc miến dong bán nhiều ở cửa hàng tạp hóa, siêu thị.
  • Không ăn quá nhiều củ dong, có thể gây đầy bụng, khó tiêu.
  • Liều lượng củ dong tối đa cho bà bầu là 200g/ngày.
  • Ngoài việc ăn củ dong, bà bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng khác để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
  • Bà bầu nên tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên nghỉ ngơi để thư giãn.

Bà bầu có được ăn củ dong không? Củ dong giàu folate, tốt cho sự phát triển hệ thần kinh thai nhi, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh và các bệnh mãn tính… Vậy nên mẹ bầu hãy sử dụng củ dong như một món ăn nhé. MarryBaby chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Bài viết được tham vấn y khoa bởi BS. Trần Túy Phượng. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng công tác tại BV Phụ sản Tiền Giang, bác sĩ Phượng chuyên về thăm khám, quản lý thai kỳ, hiếm muộn và các bệnh lý phụ khoa tại phòng khám Sản Phụ khoa – KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng (tỉnh Tiền Giang).

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x