Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 08/11/2023

Mối nguy hiểm từ trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu: Mẹ bầu đã biết chưa?

Mối nguy hiểm từ trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu: Mẹ bầu đã biết chưa?
Trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu là trải nghiệm gần như mẹ nào cũng có. Tình trạng này có nguy hiểm với thai nhi không? Mẹ xem ngay nhé.

Các thay đổi khi mang thai và chế độ ăn uống thiếu hợp lý thường dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu. Nếu không được can thiệp và kiểm soát kịp thời, bệnh có thể dẫn đến ung thư thực quản.

Trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu là gì?

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) là tình trạng các chất chứa axit trong dạ dày liên tục trào ngược lên thực quản (ống dẫn từ cổ họng đến dạ dày).

Trào ngược axit xảy ra với hầu hết tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi, giới tính, trong đó phụ nữ mang thai là đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Các triệu chứng trào ngược dạ dày ở mẹ bầu cũng gần giống người bình thường và có thể kéo dài xuyên suốt thai kỳ và có thể nặng hơn ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.

Trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu thường có những dấu hiệu như sau:

  • Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trào ngược dạ dày, xuất hiện khi mẹ ăn no hoặc nằm ngủ.
  • Buồn nôn: Khi bị trào ngược, mẹ sẽ hay buồn nôn hoặc nghẹn thức ăn.
  • Đau ngực: Đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản bị kích thích do axit trào ngược, dẫn đến cảm giác đau ngực.
  • Khó nuốt: Lượng axit trào ngược lên ngày càng nhiều sẽ khiến niêm mạc thực quản phù nề, từ đó, khiến mẹ khó nuốt hơn.
  • Ho nhiều, viêm thanh quản: Dây thanh quản của mẹ bị xưng do tiếp xúc nhiều với axit dạ dày, điều này làm tăng nguy cơ bị khản giọng, dần dà sẽ chuyển thành ho.
  • Miệng tiết nhiều nước bọt: Khi axit chua trào ngược lên, miệng phản xạ tự nhiên bằng cách tiết ra nước bọt để trung hòa lượng axit.
  • Ngoài ra mẹ còn có thể gặp nhiều triệu chứng khác như sụt cân nhanh, chán ăn, xuất huyết đường tiêu hóa, hen suyễn, đau dạ dày.

>>Bạn có thể quan tâm: Bà bầu bị mất vị giác, nguyên nhân đến từ những yếu tố không ngờ tới

Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu

Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu

Trào ngược axit là do yếu hoặc giãn cơ vòng thực quản dưới (van). Bình thường van này đóng chặt sau khi thức ăn đi vào dạ dày. Nếu van bị giãn ra, các chất trong dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản.

Gần như mẹ nào cũng sẽ gặp hiện tượng trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu và có xu hướng tái phát vào 3 tháng cuối. Theo bác sĩ chuyên khoa, có 5 nguyên nhân chính khiến mẹ bị trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu.

1. Có quá nhiều áp lực lên vùng bụng

Không ít mẹ bị ợ chua gần như mỗi ngày do áp lực từ bụng ngày càng tăng lên. Thai nhi ngày càng lớn thì sẽ vô tình gây áp lực lên dạ dày, đè lên cơ thắt thực quản dưới, kích thích axit trào ngược.

2. Thói quen ăn uống

Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ nên lưu ý rằng:

– Các loại thực phẩm như sữa, đồ cay hoặc chiên khiến dạ dày khó tiêu hóa, thức ăn ở trong dạ dày lâu hơn làm cho axit tiết ra nhiều hơn và gây ra hiện tượng ợ hơi, đầy bụng.

– Ngoài ra, nồng độ hormone relaxin trong cơ thể mẹ tăng đột ngột cũng làm cản trở quá trình tiêu hóa.

3. Ảnh hưởng của những loại thuốc mẹ dùng

Thuốc mẹ đang dùng cũng sẽ phần nào gây ra chứng trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu mẹ nhé. Các loại thuốc chẳng hạn như thuốc chữa bệnh hen suyễn, cao huyết áp và dị ứng; thuốc giảm đau, thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm.

4. Thoát vị gián đoạn

Khi mang thai, phần trên của dạ dày phình ra vào cơ hoành, cản trở việc hấp thụ thức ăn như bình thường, gây khó chịu và đau đớn, có thể dẫn đến trào ngược.

5. Hormone nội tiết tố thay đổi

Mẹ sẽ sản sinh ra lượng progesterone lớn do thay đổi nội tiết tố khi mang thai. Điều này sẽ tạo điều kiện cho thai nhi phát triển trong tử cung. Tuy nhiên, nếu nồng độ hormone này vượt quá giới hạn, van dạ dày sẽ bị giãn rộng, khiến axit trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản.

>>Bạn có thể quan tâm: Bà bầu đau bụng trên gần ức có nguy hiểm đến mẹ và thai nhi không?

Chưa dừng lại ở đó, mẹ cũng nên lưu ý các yếu tố khác làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu, bao gồm:

  • Béo phì
  • Rối loạn mô liên kết, chẳng hạn như bệnh xơ cứng bì
  • Tiêu hóa chậm

Ngoài những nguyên nhân gây tình trạng trào ngược dạ dàng khi mang thai 3 tháng đầu thì một số yếu tố nguy cơ sau cũng làm gây ra tình trạng này:

  • Hút thuốc
  • Ăn khuya, đặc biệt là ăn đồ dầu mỡ
  • Uống rượu hoặc cà phê
  • Dùng một số loại thuốc khác, chẳng hạn như aspirin

>> Bạn có thể xem thêm: Thuốc cho bà bầu giúp chữa những bệnh thường gặp khi mang thai

Dấu hiệu trào ngược dạ dạy khi mang thai 3 tháng đầu

Dưới đây là một số dấu hiệu trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu:

  • Nóng rát, khó chịu ở cổ họng, sau xương ức. Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của trào ngược dạ dày. Cảm giác nóng rát có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.

  • Ợ chua. Ợ chua là hiện tượng axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra cảm giác nóng rát ở cổ họng. Ợ chua thường xảy ra sau khi ăn hoặc khi nằm.

  • Buồn nôn, nôn. Buồn nôn và nôn là những triệu chứng phổ biến của thai kỳ, nhưng chúng cũng có thể là dấu hiệu của trào ngược dạ dày.

  • Khàn tiếng. Trào ngược dạ dày có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản, dẫn đến khàn tiếng.

  • Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị, tránh để lại những biến chứng.

    Trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

    Trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

    Trào ngược dày có khả năng tái phát cao và là tác nhân gây ra các bệnh khác khi chuyển biến nặng. Trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu có thể gây ra các biến chứng liên quan đến thực quản nguy hiểm như:

    • Viêm thực quản: Axit dạ dày có thể phá vỡ mô trong thực quản, gây viêm, chảy máu, và đôi khi là viêm loét. Từ đó, có thể làm co rút thực quản gây đau và khó nuốt.
    • Hẹp thực quản (hẹp thực quản): Tổn thương thực quản dưới do axit dạ dày làm hình thành mô sẹo. Các mô sẹo thu hẹp đường dẫn thức ăn, dẫn đến khó nuốt.
    • Những thay đổi tiền ung thư đối với thực quản (Barrett thực quản): Có nguy cơ xảy ra khi mẹ bầu bị trào ngược dạ dày ở tất cả các lần mang thai. Tác hại do axit có thể gây ra những thay đổi trong tế bào lót dưới thực quản, làm chúng bị đổi màu. Các thay đổi này có liên quan đến khả năng ung thư thực quản.

    Như vậy, trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

    >>Bạn có thể quan tâm: Trào ngược dạ dày ở trẻ em: Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị

    Mẹ bầu nên làm gì nếu bị trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu?

    Nếu bị trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ có thể tự chăm sóc tại nhà với những chỉ định từ bác sĩ và thực hiện các phương pháp điều trị tại bệnh viện.

    1. Chăm sóc tại nhà

    Thay đổi chế độ sinh hoạt sẽ giúp mẹ cải thiện đáng kể tình trạng trào ngược dạ dày, cụ thể:

    • Ăn chậm, nhai kỹ để tránh bị nghẹn
    • Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì ăn một bữa lớn và ăn quá no.
    • Tránh xa ăn đồ cay nóng, nhiều chất dầu mỡ và các loại thực phẩm có cồn, chất kích thích
    • Uống nước giữa các bữa ăn
    • Thay đổi tư thế nằm cao đầu, nghiêng sang trái hoặc đặt gối dưới vai để ngăn axit chảy ngược.
    • Duy trì mức cân nặng ổn định, không giảm hoặc tăng quá nhiều
    • Mặc quần áo thoải mái để tránh gây áp lực lên dạ dày, thực quản.

    >>Bạn có thể quan tâm: Bà bầu ăn mì cay được không, mẹ thích ăn cay xem ngay để biết

    2. Phương pháp điều trị khác

    cách điều trị trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu

    Trường hợp mẹ bầu bị trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn thì hãy đến gặp bác sĩ để được đưa ra phương án điều trị.

    Bác sĩ sẽ kê đơn sao cho phù hợp với thể trạng của mẹ để kết quả điều trị được hiệu quả nhất cũng như tránh được các tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến thai nhi.

    Mẹ tuyệt đối không nên nghe và làm theo các bài thuốc hoặc mẹo truyền miệng, nếu không có sự cho phép của bác sĩ để tránh đẩy cả mẹ và con vào trạng thái nguy hiểm.

    Trên đây là những chia sẻ của MarryBaby về tình trạng trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu cho mẹ bầu. Mặc dù bệnh này không nguy cấp đến tính mạng của mẹ và bé nhưng về lâu dài sẽ gây ra những hậu quả khôn lường kể trên. Vì thế, mẹ không được chủ quan mà hãy lưu tâm những thông tin trên để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh mẹ nhé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Gastroesophageal reflux disease in pregnancy: a longitudinal study

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26012321/

    Truy cập ngày 19/09/2022

    2. Treatment of Gastroesophageal Reflux Disease During Pregnancy

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3966174/

    Truy cập ngày 19/09/2022

    3. Indigestion and heartburn in pregnancy

    https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/indigestion-and-heartburn/

    Truy cập ngày 19/09/2022

    4. Gastroesophageal reflux disease (GERD)

    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gerd/symptoms-causes

    Truy cập ngày 19/09/2022

    5. GERD (Chronic Acid Reflux)

    https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17019-gerd-or-acid-reflux-or-heartburn-overview

    Truy cập ngày 19/09/2022

    x