Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Doan Minh Phu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 10/04/2023

Thai giáo tháng thứ 1: Bạn cần làm ngay để con khỏe mạnh nhé!

Thai giáo tháng thứ 1: Bạn cần làm ngay để con khỏe mạnh nhé!
Để có một thai kỳ suôn sẻ, tràn ngập hạnh phúc là hãy tìm hiểu ngay từ bây giờ các hướng dẫn thai giáo, mở đầu là thai giáo tháng thứ 1 để chăm sóc thai nhi tháng đầu tiên.

Thai giáo thường được thực hiện thông qua những giác quan như: thính giác, thị giác, khứu giác, xúc giác và vị giác tùy vào giai đoạn phát triển của thai nhi để tác động đến trẻ.

Thai giáo tháng thứ 1: Cả mẹ lẫn thai nhi thay đổi ra sao?

Như đã đề cập, để hiểu và áp dụng thai giáo tháng thứ 1 đúng chuẩn, mẹ cần biết những gì sẽ xảy ra với bản thân và thai nhi. Cụ thể như sau:

1. Sự thay đổi cơ thể mẹ khi mang thai tháng đầu

Vào tuần thứ 2 của thai kỳ, trứng được thụ tinh sẽ theo ống dẫn trứng tiến về phía tử cung nhằm chuẩn bị cho hành trình 9 tháng sắp tới. Cũng trong giai đoạn này, một loại hormone được gọi là yếu tố mang thai sớm (the earrly pregancy factor – EPF) sẽ được tiết ra nhằm bảo vệ phôi thai khỏi bị hệ miễn dịch “nhận nhầm” là kẻ “xâm lược” từ bên ngoài.

Bước sang tuần 3, nhiều mẹ sẽ bắt gặp một đốm đỏ (có khi hồng) xuất hiện trên quần lót. Bạn đang theo dõi thai giáo tháng thứ 1 đừng quá lo vì hiện tượng này gọi là máu báo thai cho thấy trứng đã làm tổ trong niêm mạc tử cung. Nhưng nếu tình trạng ra máu kéo dài kèm triệu chứng đau quặn bụng (cảm giác như bị vật nhọn đâm vào) thì nên đến bác sĩ kiểm tra vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn mang thai ngoài tử cung – xảy ra do viêm, nhiễm ống dẫn trứng hoặc buồng trứng.

Sang đến tuần thứ 4, sự thay đổi hormone (cụ thể là hCG gia tăng) khiến bạn trải qua một loại các triệu chứng thai kỳ khó chịu, điển hình như thay đổi tâm trạng, buồn nôn hay dân gian còn gọi là ốm nghén. Một số triệu chứng khác là mệt mỏi, tiểu tiện thường xuyên do tử cung giãn nở chèn ép lên bàng quang, căng ngực hoặc có vị kim loại trong miệng. Bạn cũng có thể thấy thèm ăn hoặc không thích một số loại thực phẩm nhất định. Những triệu chứng thai kỳ này thường biểu hiện khác nhau ở mỗi sản phụ.

triệu chứng thai kỳ

2. Sự phát triển của thai nhi tháng đầu

Tháng đầu tiên là giai đoạn phôi thai hình thành và dần ổn định. Bé cưng lúc này có kích thước chỉ cỡ hạt gạo, chưa có hình dạng rõ ràng nên mẹ siêu âm thai vào thời điểm này là quá sớm, sẽ có kết quả thiếu chính xác.

Về mặt cấu trúc cơ thể, thai nhi giai đoạn này bao gồm 3 lớp ngoại bì, trung bì và nội bì. Những phần này sẽ giúp trẻ hình thành nên các cơ quan về sau. Cũng vào lúc này, tế bào máu đang dần hình thành và sự lưu thông máu cũng đã bắt đầu.

>> Xem thêm: Thai 1 tháng tuổi như thế nào và hình ảnh sự phát triển của bé con trong bụng

Thai giáo tháng thứ 1: Những điều mẹ nên làm

Với những ai lần đầu lên chức mẹ, hẳn bạn sẽ vô cùng choáng ngợp trước những thay đổi từ việc mang thai. Để có một khởi đầu thuận lợi, bạn áp dụng thai giáo tháng thứ 1 nên chú trọng vào những vấn đề sau:

1. Dinh dưỡng tháng đầu mang thai

Thai giáo tháng thứ 1 tập trung nhiều vào dinh dưỡng bởi một chế độ ăn lành mạnh sẽ đảm bảo cho thai nhi phát triển. Giai đoạn này, bạn chưa cần tăng cường cung cấp calo mà phải tập trung vào những thực phẩm giàu folate như: sữa, nước cam, bông cải xanh, trứng, các loại đậu… Dưỡng chất này giữ vai trò quan trọng trong việc phòng dị tật bẩm sinh nghiêm trọng (bao gồm tật nứt đốt sống, thai vô sọ hoặc các bất thường ở não bộ).

Ngoài bổ sung folate qua đường ăn uống, bạn còn có thể cân nhắc việc dùng thêm thực phẩm chức năng. Liều khuyến cáo thường là 400 microgram/ngày nhưng tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Ngoài những thực phẩm nên dùng, bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn như thịt sống hoặc tái, sữa chưa qua tiệt trùng, nội tạng động vật và các loại hải sản có vỏ vì chúng chứa nhiều độc tố hoặc ký sinh trùng có thể gây hại đến thai nhi.

Nếu ghiền uống trà, cà phê, thai giáo tháng thứ 1 khuyên bạn nên từ bỏ thói quen này, bởi việc thường xuyên nạp 200mg caffeine mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai. Với bạn bị ốm nghén, bí quyết khắc phục vấn đề này là hãy ăn nhiều bữa trong ngày và tránh những thực phẩm khiến bạn có cảm giác buồn nôn.

>> Xem thêm: Bà bầu uống cà phê có gây hại cho thai nhi không?

2. Thai giáo tháng thứ 1 về chế độ vận động của mẹ

thai giáo tháng thứ 1 về vận động

Như đã đề cập, thai giáo tháng thứ 1 không quá chú trọng vào vận động vì giai đoạn này thai cần ổn định nên hầu hết thời gian mẹ nên nghỉ ngơi, tránh hoạt động quá sức nhằm đảm bảo an toàn cho bé cưng.

Tuy vậy, một số bài tập nhẹ nhàng vẫn có tác dụng “xua tan” những triệu chứng thai kỳ khó chịu, điển hình là đi bộ, yoga hoặc ngồi thiền. Lời khuyên là bạn nên trao đổi với bác sĩ sản khoa về hình thức tập luyện đang áp dụng, bác sĩ sẽ giúp bạn điều chỉnh sao cho phù hợp với thể trạng của từng mẹ.

>> Xem thêm: Hình ảnh: Hướng dẫn 10 bài tập yoga cho bà bầu để mẹ con cùng khỏe

3. Cảm xúc của mẹ

Không riêng thai giáo tháng thứ 1 mà những tháng kế tiếp đó đều quan tâm nhiều đến yếu tố cảm xúc của mẹ. Giai đoạn khi vừa hay tin có thai, bạn thường có tâm trạng phức tạp, từ hạnh phúc, vui sướng đến vỡ òa cho đến cả những lo âu, sợ mất con nếu chẳng may bất cẩn trong việc chăm sóc bản thân. Chưa kể nhiều mẹ còn thấy mặc cảm, tự ti về ngoại hình thay đổi đến mức mất ăn, mất ngủ.

Nên nhớ rằng tâm trạng của bạn ảnh hưởng rất nhiều đến bé yêu. Nếu bạn thoải mái, vui vẻ, bé sinh ra sẽ khỏe mạnh và thông minh hơn; ngược lại, nếu mẹ thường xuyên căng thẳng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bé.

Để giải quyết những rắc rối về mặt cảm xúc, thai giáo tháng thứ 1 lưu ý những vấn đề sau với mẹ:

  • Tránh căng thẳng quá mức
  • Hãy trò chuyện cùng người thân, bạn bè về những điều khiến bạn cảm thấy khó chịu hoặc những thay đổi khi mang thai
  • Nếu việc trao đổi trực tiếp vẫn chưa giúp bạn thấy thoải mái hơn, hãy cân nhắc đến việc viết nhật ký.

>> Xem thêm: Thai giáo là gì? Cách nuôi con khoa học từ trong bụng mẹ

Vừa rồi là những chia sẻ về thai giáo tháng thứ 1 với những lưu ý căn bản nhất của thai giáo 3 tháng đầu. Mong rằng qua đó, bạn đã có thêm kiến thức giữ cho thai kỳ khỏe mạnh rồi. Chúc bạn mẹ tròn con vuông nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

https://www.aboutkidshealth.ca/Article?contentid=329&language=English
https://www.babycentre.co.uk/a1051123/first-trimester-your-essential-pregnancy-to-do-list

 

x