Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 26/04/2016

Mang thai tháng đầu: Nhớ bổ sung vitamin nhóm B!

Mang thai tháng đầu: Nhớ bổ sung vitamin nhóm B!
Bạn có biết, một chế độ dinh dưỡng phù hợp trong tháng đầu tiên có thể ngăn ngừa 70% nguy cơ dị tật bẩm sinh, nhất là nguy cơ dị tật não và tủy sống cho bé? Và tất nhiên, nếu sớm biết mình mang thai, hẳn mẹ nào cũng muốn mang lại cho con sự khởi đầu tốt nhất

Theo các chuyên gia sản khoa và dinh dưỡng hàng đầu, một chế độ dinh dưỡng phù hợp trong thời gian mang thai sẽ là tiền đề cho sự phát triển vượt trội của bé sau này. Mặc dù bất cứ giai đoạn nào trong thời gian mang thai, hoặc trong phạm vi 1000 ngày vàng, sẽ không bao giờ là quá muộn để xây dựng một nền móng dinh dưỡng vững chắc cho sự phát triển của bé, nhưng tất nhiên, sớm vẫn hơn mẹ nhỉ? Thêm nữa, một chế độ dinh dưỡng phù hợp khi mẹ mang thai tháng đầu còn giúp ngăn ngừa 70% nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Còn chờ gì mà không bắt đầu luôn mẹ ơi?

Mang thai tháng đầu
Trái cây và rau xanh là những thực phẩm không thể vắng mặt trong thực đơn của bà bầu tháng thứ 1

1/ Mang thai tháng đầu: Không thể thiếu axit folic (vitamin B9)

Ống thần kinh là một cấu trúc chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, khoảng 28 ngày sau khi thai nhi được thụ tinh và sau đó sẽ phát triển thành não và tủy sống. Dị tật ống thần kinh có thể dẫn đến những vấn đề phát triển một cách bất thường về não và tủy sống, thậm chí có thể gây tử vong cho bé sau sinh. Theo nhiều nghiên cứu từ trước đến nay, việc bổ sung đủ axit folic cho bà bầu, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể giúp bé cưng giảm từ 50 – 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh.

Để bảo đảm an toàn cho sự phát triển của thai nhi, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng với 600 mcg axit folic mỗi ngày trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, vì axit folic có thể hòa tan trong nước và dễ bị “bay hơi” trong quá trình chế biến, nên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được uống bổ sung thêm folic nếu cần.

2/ Bổ sung B12 cho mẹ có thai tháng đầu

Ngoài axit folic, theo một nghiên cứu mới đây của các chuyên gia Ireland, thiếu vitamin B12 trong thời gian mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ cũng là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ dị tật thai nhi. Theo nghiên cứu, đối với những phụ nữ có nồng độ vitamin B12 thấp hơn 250ng/L, nguy cơ bị dị tật ống thần kinh sẽ tăng gấp 2,3 lần so với những phụ nữ được bổ sung đủ vitamin B12 trong thai kỳ. Đồng thời, một vài nghiên cứu khác cũng chứng minh rằng, việc bổ sung đầy đủ B12 khi mang thai còn giúp bé cưng trở nên “ngoan” hơn, ít quấy khóc hơn sau khi sinh. Vì sự phát triển của con yêu, đừng quên “nạp” thêm 2,6 mcg mỗi ngày, bầu nhé!

3/ Vitamin B6 bảo vệ bầu khỏi ốm nghén

Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất đạm, béo và tham gia vào quá trình hình thành các tế bào máu, vitamin B6 còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển não và hệ thần kinh cho em bé trong bụng mẹ. Đồng thời, theo một vài nghiên cứu, vitamin B6 cũng có ảnh hưởng không nhỏ đối với việc hạn chế cảm giác buồn nôn và ói mửa mà phần lớn các mẹ bầu gặp phải trong thời gian đầu mang thai. Thông qua một chế độ dinh dưỡng đa dạng với các loại rau xanh và trái cây, việc đáp ứng nhu cầu 1,9mg vitamin B6 mỗi ngày khá đơn giản, và bạn không cần uống thêm viên bổ sung.

Tuy nhiên, với những người bị ốm nghén nặng, các bác sĩ có thể kê đơn vitamin B6 liều nhẹ. Nếu không được bác sĩ cho phép, bầu không nên tự ý uống bổ sung thuốc, bởi dư thừa vitamin B6 có thể gây tê liệt hệ thần kinh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé cưng.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x