Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 05/08/2021

Bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu và những điều mẹ bầu cần biết

Bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu và những điều mẹ bầu cần biết
Mang thai 3 tháng đầu rất dễ bị táo bón. Một số mẹ bầu đã có trải nghiệm không đi vệ sinh sau 5 ngày hoặc nhiều hơn. Để giải quyết tình trạng này, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị triệt để.

Bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu cũng như 3 tháng cuối khá phổ biến đối với các mẹ bầu. Đây là một trong những triệu chứng mang thai gây khó chịu nhất, nhưng chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống và lối sống là có thể giúp giải quyết táo bón một cách hiệu quả.

Bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu có gì nguy hiểm?

Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu hoặc bị táo bón khi mang thai tháng đầu không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Táo bón khi mang thai 3 tháng đầu nếu không được điều trị triệt để và kịp thời còn có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm như:

  • Thai phụ nếu cố rặn phân ra ngoài có thể tác động dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
  • Phân bị tích tụ trong ruột lâu sẽ khiến các chất độc như phenol, indol, amoniac… bị hấp thụ ngược lại cơ thể.
  • Gây tâm lý mệt mỏi, lo lắng, dễ cáu gắt.
  • Thai bị suy dinh dưỡng hoặc giảm sức đề kháng.

Đặc biệt, nếu không biết cách trị táo bón cho bà bầu 3 tháng đầu có thể là nguyên nhân dẫn đến đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, thậm chí là sảy thai…

Bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng, gây ra các cơn đau bụng, khó chịu, đại tiện ra máu, đau rát hậu môn…

Ngoài ra, táo bón trong thời gian dài còn khiến chị em mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn… Tất cả những triệu chứng đó đều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu
Bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng khá phổ biến của các mẹ bầu

Triệu chứng táo bón khi mang bầu 3 tháng đầu

Táo bón là vấn đề về đường tiêu hóa xảy ra khá phổ biến ở bà bầu trong 3 tháng đầu. Các triệu chứng có thể gặp khi bị táo bón trong thời gian mang thai 3 tháng đầu bao gồm:

  • Khó đi ngoài, phải ngồi lâu trong nhà vệ sinh và rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài
  • Khối phân khô, cứng, bề mặt sần sùi
  • Phân có thể đóng thành nhiều cục nhỏ hoặc tạo thành một khối to
  • Phân có thể lẫn chất nhầy
  • Một số trường hợp đi ngoài ít phân hơn bình thường
  • Đau bụng, chuột rút ở bụng
  • Đau và chảy máu ở hậu môn mỗi khi đi ngoài do niêm mạc ống hậu môn bị tổn thương khi khối phân to cứng đi qua.
  • Các triệu chứng khác: Chán ăn, buồn nôn, chướng bụng

Tình trạng táo bón khi có bầu 3 tháng đầu có thể được cải thiện sau thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên hoặc cũng có khi càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nếu tình trạng này kéo dài và gây ảnh hưởng cho sức khỏe, bà bầu nên chủ động tìm hiểu rõ nguyên nhân và tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ để duy trì được chức năng hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa trong thai kỳ.

Nguyên nhân gây táo bón khi mang thai ở tam cá nguyệt thứ nhất

Dưới đây là những nguyên nhân làm mẹ bầu bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu:

1. Ít vận động

Thời gian đầu mang thai, các mẹ thường khá cẩn thận trong việc đi lại. Nhiều mẹ thậm chí rất ít vận động, dành phần lớn thời gian nghỉ ngơi trên giường. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới táo bón khi mới mang thai.

2. Chế độ ăn uống thiếu chất xơ

Trong thời gian này, hầu hết các mẹ đều bị ốm nghén khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn, các chất dinh dưỡng cũng vì thế mà được hấp thụ ít hơn, đặc biệt là chất xơ. Từ đó dẫn tới táo bón.

3. Tâm lý khi mới mang thai

Tâm lý lo lắng về các vấn đề khi mang thai như sẩy thai, hay việc sẽ trở thành một bà mẹ, hoặc bất cứ điều gì khác cũng có thể gây ra táo bón.

Nếu bạn dễ bị táo bón trước khi mang thai, rất có thể nó sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu mang thai.

bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu
Tâm lý phụ nữ khi mang thai ảnh hưởng đến quá trình bài tiết

4. Hormone thai kỳ

Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu là hormone progesterone, nó được tạo ra với lượng lớn từ nhau thai vào gần cuối thai kỳ thứ nhất. Một trong những tác dụng chính của progesterone là giãn các cơ trơn, đảm bảo cho thai nhi phát triển an toàn trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, progesterone làm giảm tần số và cường độ của các cơn co thắt ruột, khiến vận chuyển trong ruột chậm hơn, giúp tăng cơ hội hấp thu các chất dinh dưỡng và chất lỏng từ thực phẩm.

Kết quả là khối chất thải trở nên khô cứng, kết hợp với việc di chuyển khó khăn, khiến thai phụ không thể đi vệ sinh thường xuyên. Chính vì vậy mà mang thai 3 tháng đầu rất dễ bị táo bón. Một số mẹ bầu đã có trải nghiệm không đi vệ sinh sau 5 ngày hoặc nhiều hơn.

5. Bổ sung sắt

Việc bổ sung một số chế phẩm chứa sắt có thể làm cho mẹ bầu gặp tình trạng táo bón hoặc làm táo bón trở nên nặng hơn.

bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu
Bổ sung sắt trước khi mang thai cũng làm mẹ bị táo bón

Cách chữa trị táo bón cho bà bầu tại nhà an toàn

Một số thay đổi trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày có thể giúp cải thiện thiện được tình trạng bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu. Dưới đây là một số mẹo tự nhiên, chị em có thể áp dụng để cải thiện tình trạng táo bón mà vẫn đảm bảo an toàn cho thai nhi:

1. Bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn

Phụ nữ mang thai bị táo bón nên ăn gì? Cách đơn giản nhất để bổ sung chất xơ cho bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu đó là tăng cường rau xanh và trái cây tươi vào chế độ ăn. Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch cũng là những thực phẩm giàu chất xơ giúp chống táo bón cho bà bầu.

Mỗi ngày, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần cung cấp cho cơ thể từ 28 – 34g chất xơ. Nếu chế độ ăn hàng ngày không đảm bảo bổ sung đủ chất xơ cho cơ thể thì cân nhắc sử dụng thêm các sản phẩm, thực phẩm chức năng chứa chất xơ sau khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ.

2. Uống nhiều nước

Bên cạnh bị táo bón khi mang thai nên ăn gì, bà bầu bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu cũng cần chú ý uống nhiều nước hơn để làm mềm phân và dễ dàng đi ngoài. Ngoài tác dụng chống táo bón, nước còn giúp đào thải độc tố, duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể, tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng và giúp tạo ối để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Mỗi ngày, bà bầu nên uống từ 8 – 10 ly nước to. Chia lượng nước này làm nhiều lần uống trong ngày, không uống quá nhiều cùng một lúc. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm chất lỏng cho cơ thể bằng cách uống nước ép trái cây, trà thảo mộc hay nước canh, nước luộc rau củ.

3. Tập thể dục đều đặn mỗi ngày

Ít vận động là một trong những nguyên nhân khiến cho bà bầu bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu. Chính vì vậy, ngay cả khi mang thai, bà bầu cũng nên duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày.

Để đảm bảo an toàn, tốt nhất bà bầu chỉ nên tập luyện một số bộ môn thể dục, thể thao nhẹ nhàng như: Đi bộ, tập yoga, bơi lội hay thực hành các bài tập kegel…

Mỗi ngày tập từ 20 – 30 phút là được. Tránh tham gia các hoạt động mạnh hoặc tập luyện quá sức gây mệt mỏi và làm tăng nguy cơ bị động thai.

3. Sử dụng các bài thuốc dân gian chữa táo bón cho bà bầu

Để cải thiện tình trạng táo bón khi mang thai 3 tháng đầu, bà bầu cũng có thể tìm hiểu và áp dụng một số mẹo dân gian như dùng mật ong và mè đen, uống trà hoa cúc hoặc dùng rau diếp cá, quả sung…

Đây đều là những bài thuốc lành tính, có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy tiêu hóa, phòng chống táo bón cho người mới mang thai.

4. Bổ sung probiotic

Ăn sữa chua bổ sung nhiều probiotic giúp phòng chống táo bón cho bà bầu 3 tháng đầu. Bổ sung probiotic có thể giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón cho bà bầu, kích thích quá trình đi tiêu được đều đặn, dễ dàng.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bị táo bón nên ăn 1 – 2 hũ sữa chua mỗi ngày để bổ sung probiotic cho cơ thể. Ngoài ra, có thể ăn kim chi hay dưa bắp cải để tăng cường các loại vi khuẩn có ích cho đường ruột nhưng không nên sử dụng quá nhiều.

5. Sử dụng thuốc điều trị

Nếu các phương pháp trị táo bón tự nhiên không mang lại hiệu quả, bà bầu nên đi khám để được bác sĩ chỉ định các loại thuốc điều trị táo bón an toàn, có thể dùng được trong thai kỳ.

Những loại thuốc được sử dụng cho bà bầu bị táo bón thường là thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai 3 tháng đầu thì bà bầu không được sử dụng thuốc nhuận tràng kích thích vì nó có thể tạo ra các cơn co thắt tử cung khiến cho mẹ bầu bị động thai, sảy thai.

Nhìn chung các vấn đề bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu biết cách phòng tránh hiệu quả sẽ tránh được tình trạng phiền toái này. Nếu bạn đã áp dụng những biện pháp trên mà không đạt được hiệu quả, hãy đến gặp bác sĩ để được đưa những lời khuyên hữu ích.

Tinh Lâm

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x