Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 02/01/2018

Cắt một bên buồng trứng có ảnh hưởng gì đến khả năng thụ thai?

Cắt một bên buồng trứng có ảnh hưởng gì đến khả năng thụ thai?
Nếu vì một lý do nào đó mà phải cắt một bên buồng trứng, điều khiến chị em lo lắng nhất chính là cắt một bên buồng trứng có ảnh hưởng gì đến khả năng thụ thai hay không? Liệu còn cơ hội trở thành mẹ của những thiên thần nhỏ đáng yêu?

Với những người chưa một lần được làm mẹ lại thêm việc phải cắt buồng trứng thì vấn đề cắt buồng trứng có ảnh hưởng gì đến việc có con hay không luôn ám ảnh trong đầu. Và cũng chính điều này đè nặng tâm lý càng làm cho việc mong có con khó thành sự thật.

Ảnh hưởng của việc cắt buồng trứng

Có nhiều ký do khác nhau dẫn đến việc bạn bắt buộc phải cắt bỏ buồng trứng để ổn định sức khỏe. Phổ biến nhất là chị em bị u nang buồng trứng, ung thư, tắc vòi trứng…

Sau khi khám, tùy vào mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ quyết định cắt bỏ một hoặc cả hai bên buồng trứng. Ảnh hưởng sau khi cắt bỏ phụ thuộc vào tuổi tác. Nếu cắt bỏ trước dậy thì, các dấu hiệu dậy thì sinh lý hoặc ngừng hoặc mất hẳn: không mọc lông, không kinh nguyệt, ngực không nở nang… Sau tuổi dậy thì có thể mất kinh nguyệt hàng tháng.

cắt một bên buồng trứng có ảnh hưởng gì 1
Cắt một bên buồng trứng đồng nghĩa với việc giảm 50% cơ hội thụ thai

Cắt 1 bên buồng trứng có thể mang thai hay không?

Buồng trứng của mỗi phụ nữ có khoảng 4.000 nang noãng và chia đều số lần rụng trứng trong suốt cuộc đời. Trung bình, mỗi chị em có khoảng 400 – 500 lần rụng trứng. Nếu phải cắt bỏ một bên buồng trứng, số lượng trứng sẽ giảm đi một nửa, khả năng thụ thai còn 50%.

Tuy nhiên, nếu trong quá trình cắt bỏ, nếu ống dẫn trứng có những tổn thương hoặc sẹo dính thì bạn có thể mang thai ngoài tử cung trên vòi trứng còn lại. Còn nếu một bên buồng trứng còn lại vẫn hoạt động bình thường, vòi trứng vẫn thông thì bạn vẫn có khả năng mang thai cao vì trong số 2.000 nang noãng bạn chỉ cần dùng đến một phần nhỏ bé để thụ thai.

Cắt buồng trứng có kinh nguyệt không?

Chỉ cần một buồng trứng cũng đủ cho khả năng sinh sản và chức năng nội tiết trong cơ thể phụ nữ rồi. Cho nên, bạn vẫn có kinh nguyệt và thực hiện được chức năng sinh sản như bình thường.

Nếu phải chỉ định cắt cả 2 buồng trứng (buồng trứng bên trái và buồng trứng bên phải). Lúc này chức năng của buồng trứng sẽ không còn hoạt động nữa và kéo theo không thể có kinh nguyệt cũng như mang thai.

Cắt buồng trứng có ảnh hưởng đến ham muốn tình dục?

Không chỉ lo lắng đến khả năng làm mẹ mà nhiều chị em còn sợ ham muốn tình dục sẽ giảm bớt nhiều khi cắt một bên buồng trứng hay cắt bỏ cả hai bên. Các bác sĩ khẳng định, chuyện ấy sẽ không xảy ra trong cả hai trường hợp trên.

Nguyên do là vì hormon duy trì ham muốn tình dục ở cả nữ và nam đều là testosteron. Trong khi đó cắt bỏ buồng trứng chỉ làm giảm estrogen. Mặc dù vậy, khi lượng estrogen giảm đi do bị cắt buồng trứng sẽ ít nhiều làm giảm bài tiết dịch nhầy âm đạo và làm cho người phụ nữ kém thoải mái khi lâm trận.

cắt một bên buồng trứng có ảnh hưởng gì 2
Dù cắt một hay cả hai buồng trứng đều không ảnh hưởng đến ham muốn tình dục

6 yếu tố giúp tăng khả năng thụ thai

Để tăng khả năng thụ thai ngoài chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường luyện tập sức khỏe thì những thói quen nhỏ nhặt hàng ngày cũng sẽ giúp bạn rất nhiều, đặc biệt khi cơ hội chỉ còn 50%:

  • Cảm giác thoải mái khi quan hệ: Cái gì ép buộc cũng không tốt, hai vợ chồng phải có tâm lý thoải mái trước lúc lâm trận mới đạt hiệu quả cao.
  • Nằm lâu hơn: Sau khi quan hệ, nhiều người có thói quen vào toilet ngay, thay vì vậy nằm lại lâu hơn một chút sẽ tốt cho tinh binh.
  • Tránh xa các loại thuốc: Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc bạn đang dùng để biết được danh mục cần phải loại bỏ.
  • Tạm biệt những căng thẳng: Cũng như chuyện tình dục, tâm lý phải thoải mái cả ngày, trong việc nhà lẫn việc công ty.
  • Tăng cường kẽm: Chế độ ăn giàu kẽm giúp bạn dễ thụ thai hơn.
  • Kiểm soát cân nặng: Cân nặng quá khổ sẽ khó mang thai hơn bạn nghĩ đó.

Một lưu ý quan trọng khác khi cắt bỏ một bên buồng trứng chính là việc hai vợ chồng cũng cần kiêng ít nhất là 6 tháng sau để cho cơ thể vợ khỏe hẳn và buồng trứng còn lại hoạt động trở lại bình thường rồi mới nên có thai. Sau khi không kế hoạch khoảng 1 năm mà vợ chưa có thai thì chồng cần đưa vợ đi kiểm tra xem là vòi trứng bên còn lại thông hay tắc, buồng trứng có trứng rụng hàng tháng không…

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x