Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 08/12/2020

Bất đồng quan điểm nuôi con với chồng, vợ stress gấp 2 lần

Bất đồng quan điểm nuôi con với chồng, vợ stress gấp 2 lần
Bạn cứ nghĩ rằng phụ nữ stress đều do con trẻ tinh nghịch cả ngày với năng lượng không vơi? Có ngạc nhiên không, các nghiên cứu chỉ ra rằng chồng lười vô tâm và bất đồng quan điểm trong việc dạy con làm các bà vợ stress gấp 2 lần so với việc con nghịch ngợm.

Bất đồng quan điểm trong việc nuôi dạy con gây stress cho các bà vợ như thế nào và ra làm sao? Đọc bài viết này để hiểu nỗi khổ mà các bà vợ phải gánh chịu nhé!

Góp phần làm vợ mệt thêm còn phải kể đến việc các đức ông chồng thiếu đồng hành trong việc dạy con, xây dựng gia đình, thiếu hỗ trợ tinh thần, thiếu trung thực hoặc chỉ tập trung vào công việc của mình.v..v…

[remove_img id=31016]

Trong thời đại ngày nay, bình đẳng giới tính được nhấn mạnh. Phụ nữ cũng bươn chải đi làm, cống hiến xã hội không thua kém nam giới. Phụ nữ kỳ vọng rằng trách nhiệm làm cha mẹ được chia sẻ đồng đều với chồng. Tuy nhiên, thực tế lại khác xa.

Cần nhiều hỗ trợ từ chồng

45% phụ nữ tham gia khảo sát cho rằng mình stress vì chồng thiếu hỗ trợ trong việc nuôi dạy con, đặc biệt trong những giai đoạn nổi loạn của trẻ.

Trách nhiệm làm cha mẹ như trong bài Tango, cả hai phải cùng phối hợp nhuần nhuyễn trong suốt bài nhảy. Để mặc người mẹ xoay như chong chóng trong việc tạo thu nhập, chăm sóc gia đình, chăm con… sẽ làm họ stress nặng.

Nhiều đức ông chồng người Việt nghĩ rằng việc chăm con là của vợ, và họ mất đi uy danh khi nhúng tay vào “việc của đàn bà”.

Nhiều người khác thì cho rằng do vợ không mở miệng nhờ giúp. Họ đinh ninh rằng vợ hoàn toàn có thể đảm nhận tốt việc chăm sóc, nuôi nâng con một mình. Chồng chỉ cần hỗ trợ về tài chính.

Trong trường hợp này, việc trao đổi thẳng thắn giữa cha mẹ là giải pháp. Tuy nhiên, suy nghĩ của cha và mẹ đôi khi khác nhau, dẫn đến thiếu thống nhất khi dạy con. Cùng MarryBaby khám phá xem các mẹ nghĩ gì nhé!

“Bố chẳng trưởng thành tí nào!”

Cậu con trai tính cách tinh nghịch, hay làm ầm gây chú ý. Đa số các bà mẹ muốn chồng nghiêm khắc dạy con, giúp con trưởng thành hơn và biết được con sai chỗ nào. Tuy nhiên, phản ứng thông thường của các ông chồng là cười phá lên, thích thú trước các trò nghịch của con.

Thái độ này làm vợ phiền lòng, vì cho rằng bố chỉ muốn tảng lờ việc dạy con bằng cách biến “tội” của con thành trò đùa.

Các bà vợ kỳ vọng rằng bố là người đứng đầu gia đình, có oai nghiêm của người trụ cột sẽ giúp mình dạy con hiệu quả hơn. Đằng này, suy nghĩ của bố cũng chưa chững chạc theo mong muốn của mẹ. Điều này làm mẹ cảm thấy bố chẳng góp công sức gì vào việc dạy con.

“Bố chẳng chủ động giúp mẹ”

Điều làm các bà mẹ hạnh phúc nhất là chồng chủ động nhìn ra trách nhiệm của mình và chung tay với vợ. Con cái là thành quả của cả hai vợ chồng. Thế nhưng, nhiều ông chồng xem việc cho con đi ngủ, đọc truyện cho con nghe là hạnh phúc của phụ nữ. Và họ phó thác những việc này cho vợ.

Khi vợ chăm con, chồng làm gì? Các đức ông chồng chơi game online, xem tivi, đọc báo hoặc lướt web bằng điện thoại. Chính việc này càng làm các bà vợ căng thẳng và ấm ức nhiều hơn.

Bất đồng quan điểm dạy con 3
Chồng lười vô tâm sẽ trút mọi gánh nặng gia đình lên vai người vợ

“Không chỉ bố biết mệt đâu!”

Điều làm nhiều mẹ stress là cả hai vợ chồng cùng đi làm kiếm tiền, nhưng các ông chồng lúc nào về tới nhà cũng than kiệt sức, mệt mỏi và được quyền nghỉ ngơi nhiều hơn.

Với họ, cả hai cùng đi làm 8 tiếng, khi về nhà đều mệt lữ. Người chồng cần khoảng trời riêng để nghỉ ngơi lấy lại năng lượng. Trong khi đó, mẹ còn cả danh sách “thiên chức” cần làm: Nấu ăn, dọn nhà, chăm con học, cho con đi ngủ…

Trong trường hợp mẹ ở nhà nội trợ, họ cũng kỳ vọng người chồng thể hiện trách nhiệm của mình khi về nhà. Trong suy nghĩ của họ, chồng đi làm tương tác với đồng nghiệp, có giờ nghỉ trưa. Chồng có thể ăn bữa trưa trọn vẹn mà không bị làm phiền. Bà nội trợ thì những thứ ấy đều là xa xỉ. Mẹ nội trợ mệt mỏi không kém gì mẹ đi làm.

Bất đồng quan điểm dạy con
Việc nhà áp lực không kém gì việc đến công sở hàng ngày. Làm việc văn phòng chỉ làm việc 8 tiếng/ngày. Làm nội trợ không có giờ nghỉ

“Không cằn nhằn có mà stress chết à!”

Nhiều đức ông chồng phàn nàn rằng vợ mình từ khi có con khó tính, thường hay cằn nhằn. Các mẹ lại cho rằng sau khi có con, đối mặt với quá nhiều vấn đề, không cằn nhằn giải phóng năng lượng xấu chắc họ không chịu nổi stress.

Các bà mẹ dành hầu như cả ngày cằn nhằn con cái, nhắc nhở chúng việc này việc kia. Rồi chúng nhanh chóng quên đi trong 2 giây. Việc này dễ làm mẹ mệt mỏi và căng thẳng.

Bà vợ có câu nói rất vui: “Sau lưng người phụ nữ cằn nhằn là người đàn ông chẳng biết làm gì cả”. Các bà cho rằng bản thân mình không muốn cau có, cằn nhằn cả ngày, nhưng vì áp lực công việc biến họ trở thành người khó chịu.

Họ nghĩ rằng nếu chồng chủ động chung tay cùng mình chăm sóc gia đình, “bệnh” cằn nhằn này sẽ giảm tối đa. Bất đồng quan điểm này dường như không có hồi kết. Nó vô tình trở thành thuốc độc giết chết hạnh phúc gia đình.

[remove_img id=2631]

Sau khi có con, dã có rất nhiều cặp vợ chồng bất đồng quan điểm dẫn đến chia tay. Việc nuôi dạy con trở mầm mống cho mối bất hòa của hôn nhân và gây thảm hoạ tâm lý. Các bà vợ nên hiểu rằng suy nghĩ của chồng và mình không giống nhau, nên cố gắng giao tiếp để thấu hiểu thay vì bực bội và cáu bẳn. Cùng nhau ngồi lại, thể hiện rõ cho người kia biết suy nghĩ của mình, kỳ vọng của mình và cùng tìm cách hòa hợp trong việc nuôi dạy con, đó chính là cách vẹn toàn để bảo vệ hạnh phúc gia đình.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x