Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Mẹ của Vĩnh Hy
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 14/10/2021

15 công thức trị rạn da bằng nguyên liệu tự nhiên ai cũng làm được tại nhà

Với những mẹo nhỏ trong điều trị rạn da sau sinh dưới đây hi vong sẽ giúp các mẹ nhanh chóng tìm lại sự tự tin cũng như nét quyến rũ vốn có.

Rạn da sau sinh là một trong những “cơn ác mộng” mà các mẹ phải đối mặt sau khi trải qua lần vượt cạn đầy khó khăn. Với những mẹo nhỏ, nhưng cực kỳ “đắt giá” dưới đây, hi vong sẽ giúp các mẹ nhanh chóng tìm lại sự tự tin cũng như nét quyến rũ vốn có.

Trị rạn da sau sinh: Hiểu bản chất để phòng và chữa đúng cách

80% mẹ mắc phải rạn da sau sinh. Vết rạn da xuất hiện là do sự đứt gãy các liên kết collagen và elastin dưới da ở vùng bụng dưới vào giữa hoặc cuối thai kỳ khi da phải căng ra để thích hợp với kích thước lớn dần của bào thai.

Bản chất của vết rạn da là vết sẹo, bề ngoài giống như một dải dẹt, sọc vằn màu đỏ tía, mỏng, bóng, đôi khi giống những vết sẹo màu trắng hoặc nâu nhạt.

rạn da sau sinh
Cấu trúc Elastine trên vùng da bình thường và da đã rạn. Vết rạn này rất lâu mới phục hồi hoặc không bao giờ phục hồi

Mức độ rạn da tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Những người có làn da đàn hồi tốt thì nguy cơ rạn da cũng thấp và vết rạn ít hơn. Ngược lại, có những mẹ lại bị rạn da chằng chịt. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng yếu tố di truyền cũng đóng vai trò lớn dẫn đến rạn da. Nếu trong gia đình có mẹ hay chị em gái bị rạn da sau khi sinh, thì khả năng bạn bị rạn da càng cao.

Muốn giảm thiểu vết rạn da cũng như chữa trị hiệu quả với tỷ lệ thành công cao các chuyên gia khuyên mẹ nên bắt tay phòng ngừa càng sớm càng tốt. Bác sĩ chuyên khoa II – Bệnh viện Da liễu TP.HCM – Lê Phương Mai chia sẻ: “Phòng ngừa rạn nứt da sẽ tốt hơn khi những vết rạn da mới hình thành, nên tăng “sức đề kháng” cho da từ lúc chuẩn bị mang thai bằng cách sử dụng những sản phẩm dưỡng ẩm, tăng đàn hồi và săn chắc da, ngăn ngừa hình thành các vết rạn da.

Trong thai kỳ hoặc sau sinh nếu nhận thấy các vết rạn da vừa xuất hiện, mẹ nên sử dụng ngay các biện pháp hoặc sản phẩm điều trị rạn da có thành phần thiên nhiên và nguyên liệu được trồng theo phương pháp hữu cơ, đã được kiểm chứng lâm sàng, được phép lưu hành của Bộ Y tế Việt Nam để an toàn cho thai nhi và trẻ nhỏ trong giai đoạn mẹ đang cho bé bú

Cách trị rạn da bằng nguyên liệu thiên nhiên tại nhà

Tất tần tật các phương pháp trị rạn da tại nhà với cách làm đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, lại rất hiệu quả.

1. Gel nha đam + Bã cà phê

Caffeine trong cà phê kích thích lưu thông mạch máu, giúp làn da căng mịn và săn chắc. Bên cạnh đó caffeine còn hạn chế sự xuất hiện cellulite (nguyên nhân chính gây lão hóa da) từ đó có thể cải thiện làn da bị tổn thương. Ngoài ra, trong cà phê còn có thành phần axit Nicotinic, các chất chống ôxy hóa có thể tẩy sạch tế bào chết và bụi bẩn, khiến da trắng sáng tự nhiên hơn.

Tìm hiểu: Niacinamide là gì

Chuẩn bị: Bã cà phê, Gel nha đam

Cách làm: Trộn bã cà phê với nước ấm để được hỗn hợp sệt vừa đủ. Thêm gel nha đam vào để tạo độ mềm dẻo, kết dính cũng như tăng tác dụng dưỡng ẩm, độ đàn hồi cho da.

Cách dùng: Thoa hỗn hợp lên vùng da bị rạn đã được rửa sạch trước đó, chà xát nhẹ nhàng trong khoảng 20 phút. Sau đó dùng miếng vải mềm, ướt để loại bỏ sạch hỗn hợp này trên da. Kết hợp bôi thêm một lớp kem dưỡng ẩmnhằm tăng độ đàn hồi và độ ẩm cho da. Thực hiện 3-4 lần/ tuần hoặc mỗi ngày liên tục trong 2-3 tuần để cảm nhận hiệu quả.

2. Gel nha đam + Nước cốt chanh

Polysaccharide, glycoprotein trong nha đam có tác dụng giảm đau, kháng viêm, kích thích da tăng trưởng, cải thiện hàm lượng collagen, thúc đẩy quá trình tự “sửa chữa” của các tế bào da, giúp da đàn hồi tốt hơn và làm giảm các vết rạn trên da.

Chuẩn bị: 3 muỗng gel nha đam, 3 muỗng nước cốt chanh

Cách làm: Trộn đều nha đam, chanh.

Cách dùng: Thoa hỗn hợp lên vùng da bị rạn đã được rửa sạch trước đó. Vừa thoa, vừa massage nhẹ nhàng theo chiều xoắn ốc cho chất dinh dưỡng thẩm thấu hết vào da. Sau khoảng 20 phút có thể tắm rửa sạch sẽ lại với nước.

Thực hiện cách này mỗi ngày hoặc 4 lần/tuần cho đến khi vết rạn mờ hẳn.

Ngoài ra bạn có thể kết hợp: Gel nha đam + dầu ô-liu, Gel nha đam + sữa chua

3. Gel nha đam + Vitamin E + dầu dừa

Chuẩn bị: 8 thìa gel nha đam, 3 viên vitamin E, 3 thìa dầu dừa

Cách làm: Trộn đều gel nha đam, vitamin E và dầu dừa với nhau, bảo quản trong lọ kín, để trong tủ lạnh dùng trong vòng 1 tháng. Mỗi ngày dùng hỗn hợp này bôi trực tiếp lên vết rạn, kết hợp massage khoảng 15-20 phút để gel thấm đều vào trong da sau đó rửa sạch bằng nước ấm.

4. Chanh

Chuẩn bị: 1-2 quả chanh

Cách dùng: Cắt chanh thành lát mỏng. Làm ẩm vùng da rạn bằng nước ấm, chà xát miếng chanh lên phần da bị rạn. Chiết suất từ chanh sẽ giúp làm mờ các vết rạn da đều màu và da trắng lên.

5. Dầu mè

Dầu mè có chứa một lượng lớn axit béo và đặc biệt là vitamin E nhờ đó giúp tăng cường dưỡng ẩm, nuôi dưỡng da ngày càng khỏe mạnh, chống lão hóa và làm lành mọi tổn thương.

Cách dùng: Làm ẩm phần da rạn, lấy 1 ít dầu mè vừa đủ thoa lên khắp vùng da bị rạn, vừa thoa vừa kết hợp massage nhẹ nhàng trong khoảng 10 phút theo chiều xoáy ốc. Thư giãn thêm 10 phút nữa để dưỡng chất có thể thấm sâu vào da. Cuối cùng dùng khăn mềm lau sạch hoặc tắm lại cùng nước ấm.

Mẹ mang thai chỉ nên thoa dầu mè từ tháng thứ 3,4 trở đi. Da sẽ được đàn hồi tốt, ngăn ngừa vết rạn xuất hiện.

6. Lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng có chứa nhiều protein, có tác dụng dưỡng da tốt và chống oxy hóa, có công dụng kỳ diệu trong việc khôi phục và tái tạo collagen cho da bị rạn nứt. Bên cạnh đó, lòng trắng trứng còn có Vitamin B, niacinamide và amide của vitamin B3 giúp làm sáng da và làm mờ các vết rạn trên cơ thể.

Chuẩn bị: 1 quả trứng gà (trứng gà ta là tốt nhất)

Cách dùng: Tách lấy lòng trắng trứng, đánh tan rồi thoa lên vùng da bị rạn. Chờ cho lớp mặt nạ khô rồi tiếp tục bôi thêm 2 lớp nữa, khoảng 15 phút rửa sạch. Thoa 2 lần mỗi ngày trong 2-3 tuần để thấy vết rạn mờ dần.

Ngoài ra, bạn còn có thể trộn lòng trắng trứng với bột cà phê để tạo thành hỗn hợp dạng sệt. Sau đó, thoa hỗn hợp làm được lên vùng da bị rạn khoảng 15-20 phút, đợi hỗn hợp khô thì rửa lại bằng nước sạch.

7. Dầu dừa

Dầu dừa chứa vitamin E và nhiều dưỡng chất có khả năng vừa chống lão hóa vừa tăng cường độ co giãn của làn da, nhờ vậy có thể giúp ngăn ngừa hoặc hạn chế sự xuất hiện của vết rạn. Bên cạnh đó, dầu dừa còn có thể tăng độ ẩm, giúp làm mềm da, ngăn ngừa các sợi collagen và elastin bị đứt gẫy do bụng bầu tăng quá cỡ.

Cách dùng: Để ngăn chặn tình trạng rạn da bầu, mẹ nên sử dụng dầu dừa vào tháng thứ 3 khi mang thai mỗi ngày, sau đó tăng lên 2 lần/ngày vào tháng thứ 5 cho đến cuối thai kì. Bôi cả ở vùng mông, đùi, ngực nếu không muốn xuất hiện rạn da ở những vùng này.

8. Vitamin E + Muối + Đường

Chuẩn bị: 10 viên vitamin E, 250gr muối, 250gr đường

Cách làm: Cắt lấy dịch bên trong của những viên vitamin E bỏ vào cái chén nhỏ. Thêm đường, muối vào trộn đều tạo thành hỗn hợp sền sệt, bảo quản trong lọ thủy tinh dùng dần.

Cách dùng: Rửa sạch vùng da bị rạn bằng nước ấm, rồi bôi hỗn hợp đều lên da, kết hợp massage theo chuyển động tròn chừng 15 – 20 phút để dưỡng chất ngấm sâu vào các tế bào. Cuối cùng dùng khăn ẩm lau sạch hỗn hợp rồi thoa kem dưỡng ẩm lên.

9. Vitamin E + Gel nha đam

Chuẩn bị: 2 – 3 viên vitamin E, ¼ chén gel nha đam, ½ chén dầu ô-liu

Cách làm: Bỏ hết nguyên liệu chuẩn bị vào một chén rồi trộn đều để tạo thành hỗn hợp sền sệt.

Cách dùng: Bôi hỗn hợp làm được lên vùng ra bị rạn để giảm các vết rạn và ngăn ngừa các vết rạn mới xuất hiện.

10. Muối + Diếp cá

Chuẩn bị: 1 nắm lá rau diếp cá, ít muối hột

Cách làm: Diếp cá rửa sạch, giã lấy nước, bỏ bã, cho thêm một ít muối vào hòa tan.

Cách dùng: Dùng hỗn hợp này thoa lên vùng da bị rạn và massage nhẹ nhàng. Sau khoảng 20 phút thì có thể rửa lại với nước. Kiên trì thực hiện đều đặn sẽ cho hiệu quả bất ngờ.

11. Muối hột

Muối hột vừa có tính kháng khuẩn, sát khuẩn vừa có thể tẩy tế bào chết. Theo đó mẹ có thể dùng muối để che mờ vết rạn da sau sinh.

Chuẩn bị: 1 ít muối hột

Cách dùng: Sau khi tắm sạch, hãy dùng một ít muối hột chà xát lên vùng da bị rạn và massage nhẹ nhàng. Sau khoảng 15 phút thì dội sạch lại với nước. Nên kiên trì áp dụng cách trị rạn da bụng sau sinh này hàng ngày.

Tìm hiểu: Cách xét nghiệm miễn dịch

12. Dầu ô-liu nguyên chất

Dầu ô-liu chứa các axit béo bão hóa và chưa bão hòa, vitamin E, vitamin K và các khoáng chất có khả năng thẩm thấu nhanh vào da, liên kết giữa các tế bào, tăng khả năng bảo vệ da, phục hồi nhanh các tổn thương và xóa mờ vết rạn da.

Chuẩn bị: 2 thìa dầu ô-liu

Cách dùng: Rửa sạch vùng da bị rạn rồi thoa một lượng nhỏ vừa đủ lên vùng da rạn, dùng ngón tay dể chà xát theo chiều kim đồng hồ khoảng 3 phút để cho dầu thấm vào da. Sau đó dùng khăn để lau đi những bã dầu ở trên da. Kiên trì thực hiện cách trị rạn da bằng dầu ô-liu 2-3 lần mỗi tuần để thấy hiệu quả

13. Dầu ô-liu + Sữa tươi

Chuẩn bị: 1 muỗng dầu ô-liu Extra Virgin, 1 ly sữa tươi

Cách làm: Đun sôi sữa, cho dầu ô-liu vào, để nguội, bảo quản trong lọ kín.

Cách dùng: Thoa hỗn hợp lên vùng da bị rạn đã được làm ẩm, xoa tròn nhẹ nhàng, đợi khoảng 15-20 phút thì rửa sạch lại với nước.

14. Tỏi

Tỏi có tác dụng tăng sự bài tiết hoocmôn, tăng cường sức sống cho tế bào và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới.

Chuẩn bị: 2 – 3 củ tỏi, 3 thìa nước

Cách làm: Tỏi bóc vỏ, giã nhuyễn, thêm nước vào khuấy đều, vắt lấy nước cốt. Bảo quản lọ kín.

Cách dùng: Làm ẩm vùng da rạn bằng nước ấm. Thoa nước cốt tỏi lên, kết hợp massage nhẹ nhàng vài phút, sau đó để yên khoảng 15 phút để dưỡng chất thấm sâu, tái tạo da, xóa mờ rạn. Rửa sạch với nước ấm rồi chuyển qua rửa với nước lạnh để giúp da săn chắc hơn. Nên áp dụng cách trị rạn da bằng tỏi này khoảng 2-3 lần/tuần để đạt kết quả tốt nhất.

15. Tỏi đen

Với nhiều chất kháng khuẩn, vitamin C và B… tỏi đen giúp làm giảm nếp nhăn, căng mịn làn da. Các chất chống oxy hóa có trong tỏi đen còn giúp bảo vệ làn da chống lại các gốc tự do gây tổn hại cho da.

Chuẩn bị: 2-3 củ tỏi đen, nước, 1 ít lá đinh hương

Cách làm: Xay nhuyễn tỏi đen với nước, vắt lấy nước cốt. Thêm lá đinh hương vào nghiền nhỏ, đựng trong bình.

Cách dùng: Làm ướt vùng da bị rạn với nước ấm. Thoa nhẹ nhàng hỗn hợp lên, massage nhẹ 5-10 phút, để khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm sau đó rửa sạch bằng nước lạnh. Áp dụng 2-3 lần/tuần để làn da nhanh chóng phục hồi. Thỉnh thoảng mẹ có thể tẩy tế bào chết da trước khi thoa để các dưỡng chất có thể thẩm thấu nhanh chóng vào da.

Và giải pháp tối ưu cho tình trạng rạn da sau sinh đã được kiểm chứng lâm sàng

Ngoài những biện pháp dân gian vừa nêu, mẹ thật sự cần một giải pháp chăm sóc tối ưu bởi những vết rạn da thật sự “cứng đầu” hơn là mẹ có thể tưởng tượng. Chưa kể đến việc chuẩn bị lích kích, hay dị ứng da khi thử nghiệm với các nguyên liệu tự nhiên trên da.

Với nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia châu Âu đã kiểm chứng lâm sàng và cho ra đời bộ sản phẩm dược mỹ phẩm đạt đủ 5 tiêu chí cần có như: nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; thành phần từ thiên nhiên; được kiểm chứng lâm sàng và Bộ Y tế cấp phép lưu hành; thẩm thấu nhanh, không nhờn dính, không gây ngứa; chuyên biệt cho từng vùng da bị rạn.

Bộ sản phẩm Oillan Mama ngăn và điều trị rạn da cho phụ nữ mang thai và sau sinh đến từ châu Âu được chiết xuất từ những thành phần thiên nhiên như Hydroxyprolisilane CN, tinh chất bơ hạt mỡ, dầu hạnh nhân, dầu đầu nành và rau má – những thành phần thiên nhiên được trồng và chế biến theo phương pháp hữu cơ không dùng hóa chất rất an toàn cho sức khỏe của bé. Oillan Mama gồm 4 sản phẩm dành chuyên biệt cho từng giai đoạn khác nhau trong quá trình mang thai, sinh nở, cho con bú của mẹ và tinh tế cho từng vùng da: bụng, mông, đùi và vùng ngực riêng biệt.

Sản phẩm Công dụng Cách dùng

OILLAN MAMA STRETCH MARKS REDUCING CONCENTRATE

Tinh chất giúp khắc phục tình trạng rạn da

Có tác dụng giữ ẩm, làm mờ vết rạn, tăng độ đàn hồi cho da. Sản phẩm dùng cho phụ nữ mang thai từ tuần thứ 8 đến hết thai kỳ, giai đoạn sau sinh và cho con bú, đã bị rạn da hoặc đã xuất hiện các dấu hiện rạn da.

OILLAN MAMA BREAST SKIN CARE GEL

Gel chăm sóc, ngăn ngừa và giúp giảm rạn da vùng ngực

Mang lại sự chăm sóc tối ưu cho da vùng ngực khi mang thai, những người tăng cân nhờ công thức dưỡng ẩm, hấp thu nhanh và không nhờn dính. Sản phẩm an toàn bởi không chứa hương liệu tự nhiên, sử dụng trước và sau khi cho con bú mà không cần rửa sạch.

Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh, đối với các mẹ đang mang thai chưa bị rạn hoặc chuẩn bị mang thai nên chuẩn bị cho mình hành trang phòng chống rạn da hữu hiệu để tránh xa các vết rạn chằng chịt mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tâm lý. Sử dụng càng sớm càng tốt với sản phẩm chuyên biệt riêng cho từng vùng như:

Sản phẩm Công dụng Cách dùng

OILLAN MAMA MULTI-ACTIVE STRETCH MARK PREVENTING BODY BALM

Kem giúp ngăn hình thành các vết rạn da

Kem giúp ngăn hình thành các vết rạn da: Với công dụng ngừa và giảm bớt sự hình thành các vết rạn da nhờ tinh chất giữ ẩm tích cực và nuôi dưỡng da. Dùng cho những người cần ngăn ngừa tích cực trước nguy cơ bị rạn da do mang bầu hoặc tăng cân quá nhiều. Sản phẩm sử dụng từ tuần thứ 8 của thai kỳ.
OILLAN MAMA ACTIVELY FIRMING BODY LOTIONKem làm săn chắc da, phòng ngừa rạn da

Dùng cho phụ nữ mang thai những tháng đầu, chuẩn bị mang thai, đang tăng cân nhanh hoặc người bình thường có làn da không săn chắc như một sản phẩm có tính chất phòng ngừa sớm nhờ công dụng vượt trội là tăng độ săn chắc, đàn hồi

cho làn da, nhờ đó ứng phó được với đô căng giãn của da khi bước vào giai đoạn về sau của thai kỳ

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x