Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Thị Tuyết Hoa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 26/09/2023

Bà đẻ có ăn được thịt chó không? Bổ đấy nhưng bạn có nỡ ăn không?

Bà đẻ có ăn được thịt chó không? Bổ đấy nhưng bạn có nỡ ăn không?
Nhiều người thường bảo nhau phụ nữ sau sinh nên ăn thịt chó để lợi sữa, bồi bổ cơ thể. Nhưng bạn khoan ăn đã nhé, trước hết hãy tìm hiểu từ đầu đến cuối bà đẻ có ăn được thịt chó không.

Bà đẻ có ăn được thịt chó không? Thịt chó nói chung và chân chó nói riêng là nguyên liệu dễ mua và dễ chế biến thành nhiều món ăn ngon.

Theo y học cổ truyền, thịt chó có vị mặn, chua, tính nóng, bổ tỳ thận, trừ hàn, ích khí, thông mạch, tiêu viêm, tốt cho người bị suy nhược…

Còn theo y học hiện đại, thịt chó chứa nhiều canxi, lipid, kali, phốt pho, sắt và nhiều nhóm vitamin A, B, B1… Đặc biệt thịt chó rất giàu năng lượng, đạm nên tốt cho những người có máu hàn.

Vậy bà đẻ có ăn được thịt chó không? Bạn hãy tìm hiểu phần tiếp theo nhé.

Bà đẻ có ăn được thịt chó không?

bà đẻ có ăn được thịt chó không

Bà đẻ ăn thịt chó được không? Sau sinh, phụ nữ dễ bị mất máu, tiêu hao nhiều sức lực, thể trạng mệt mỏi. Do vậy, vấn đề dinh dưỡng giúp phụ nữ sau sinh bồi bổ cơ thể rất quan trọng.

Hơn nữa, thực đơn ăn cho bà đẻ cần phải đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể mẹ tiết sữa chất lượng cho con bú. Nếu mẹ còn băn khoăn bà đẻ ăn được thịt chó không, hãy theo dõi tiếp nhé.

Với thực phẩm nhiều dưỡng chất và năng lượng như thịt chó, chắc bạn đã có câu trả lời bà đẻ có ăn được thịt chó không. Theo các chuyên gia, bà đẻ nên ăn thịt chó đúng cách để cơ thể phục hồi nhanh chóngtăng tiết sữa cho con.

Ngoài ra, thói quen ăn thịt chó, chân chó còn giúp mẹ tăng cường sức đề kháng, kích thích tử cung co bóp, tống hết huyết hôi và sản dịch ra ngoài.

  • Mẹ sinh thường từ 1-2 tuần sau sinh có thể ăn thịt chó
  • Mẹ sinh mổ chỉ được ăn thịt chó khi cơ thể đã phục hồi, vết mổ đã lành, sức khỏe ổn định và hệ tiêu hóa sẵn sàng.

>>> Bạn có thể tham khảo: Phụ nữ sau sinh mổ bao lâu thì ăn uống bình thường?

Ăn chân chó có nhiều sữa không?

Bên cạnh thắc mắc bà đẻ ăn được thịt chó không, mẹ cũng tò mò ăn chân chó có nhiều sữa không? Chẳng phải vô cớ mà các chuyên gia cho rằng bà đẻ ăn được thịt chó sau khi đã đưa ra những hàm lượng dinh dưỡng có trong món ăn này.

Bà đẻ có ăn được thịt chó không thì đã rõ, song phụ nữ sau sinh ăn chân chó thì thế nào? Câu trả lời đương nhiên là có. Chân chó có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nên vừa có lợi cho mẹ, vừa tốt cho con. Món ăn này được khuyên dùng cho bà đẻ bởi có tác dụng:

Lưu ý khi ăn chân chó và thịt chó sau sinh

lưu ý cho bà đẻ khi ăn thịt chó và chân chó

Đảm bảo mẹ sẽ muốn bắt tay vào bếp chế biến món chân chó ngay khi đã biết bà đẻ có ăn được thịt chó không. Nhưng đừng vội, mẹ nên biết những lưu ý này để tránh tác dụng ngược, gây hại cơ thể.

1. Thịt chó có tính nóng, ăn nhiều sẽ khó tiêu và gây nóng

Món ăn này không phù hợp với mẹ chịu nóng kém, huyết áp cao, hoặc mắc các bệnh về gan, suy thận. Mỗi tuần mẹ chỉ nên dùng thịt chó khoảng 1-2 lần, nếu ăn nhiều hơn thì cần uống nhiều nước, dùng nhiều rau xanh.

Bà đẻ cũng không nên ăn thịt chó cùng với các loại thực phẩm như chè, tỏi, thịt dê, lòng trâu, thịt gà, sả, riềng… vì sẽ gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, táo bón nặng.

>>> Bạn có thể tham khảo: Cho con bú có được ăn cam không? 7 Tác dụng bất ngờ của cam đối với mẹ sau sinh

2. Mẹ bị béo phì và dễ tăng cân không nên ăn thịt chó

Những mẹ bị béo phì hay dễ bị tăng cân thì không nên ăn nhiều thịt chó và chân chó. Loại thực phẩm này rất giàu chất béo và protein, có thể dẫn tới việc mẹ tăng cân khó kiểm soát, từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh như tim mạch, tiểu đường, gout…

3. Không ăn thịt chó vào buổi tối

Mẹ sau sinh nên ăn thịt chó vào ban ngày và không nên ăn vào buổi tối trước khi ngủ. Ăn thịt chó vào buổi tối sẽ khiến mẹ không tiêu hóa kịp, gây chướng bụng, khó ngủ hoặc ngủ không sâu làm ảnh hưởng sức khỏe.

4. Bà đẻ có ăn được thịt chó không? Xét tới yếu tố nhân đạo

chó con bị bắt nhốt, hành hạ

Sau sinh ăn thịt chó được không là câu hỏi khiến “hội yêu cún” khó xử. Chó thường là những vật nuôi trong nhà rất tình cảm, gắn bó với gia đình. Mẹ cần phải suy nghĩ kĩ liệu có nỡ ăn thịt từ những chú chó này không vì vẫn còn rất nhiều nguồn thực phẩm lợi sữa khác có thể thay thế.

Bên cạnh đó, bạn không ăn thịt chó nghĩa là đã ủng hộ cho hành động không đánh đập, đánh bả hay trộm cướp thú cưng để giết làm thịt.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thực đơn hàng ngày cho mẹ sau sinh mổ ngon, bổ, dễ chế biến chị em cần biết

5. Bà đẻ có ăn được thịt chó không? Không ăn thịt chó đã bị đánh bả

Nếu chó bị đánh bả thì bà đẻ có ăn được thịt chó không? Một điều quan trọng nữa là trên thị trường hiện nay, hầu hết chó đều không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và thường bị đánh bả.

Nếu mẹ ăn phải loại thịt trên sẽ vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là khi cơ thể mẹ mới phục hồi sau sinh bé.

Vì thế, mẹ cần lựa chọn chỗ bán uy tín, thịt từ loại chó khỏe mạnh, không bị bệnh tật, ốm yếu để đảm bảo sức khỏe. Còn muốn an tâm hơn, tốt nhất là mẹ không nên ăn.

Thịt chó đúng là rất tốt cho sức khỏe của mẹ nhưng món ăn này hiện tại thường không rõ nguồn gốc trên thị trường. Nếu bạn tìm được chỗ mua thịt chó uy tín, hãy tham khảo cách chế biến dưới đây và tuân thủ những lưu ý khi ăn thịt chó nhé.

Cách chế biến chân chó cho bà đẻ

cháo chân chó

1. Nguyên liệu chuẩn bị

  • Chân chó: 2-3 cái
  • Lá đinh lăng: 30-40g
  • Gạo nếp: 200-300g
  • Hành ngò
  • Gia vị các loại

2. Cách thực hiện

  • Chân chó đem cạo sạch lông, rửa sạch rồi đem thui vàng, khía theo chiều dọc. Mẹ cần chú ý thui trong nhỏ lửa để tránh bị cháy.
  • Gạo nếp cần vo sạch và ngâm khoảng 30 phút để nở ra.
  • Lá đinh lăng nhặt sạch, loại bỏ những lá úa vàng, bị sâu rồi rửa sạch.
  • Sau đó cho lá đinh lăng vào nồi và thêm khoảng nửa lít nước, đun sôi với lửa nhỏ từ 15-20 phút.
  • Vớt bỏ lá đinh lăng giữ lại phần nước đã đun sôi.
  • Cho gạo và chân chó đã chuẩn bị trước đó vào nồi nước chiết từ lá đinh lăng đã đun sôi ở trên
  • Nấu cháo với nhỏ lửa, hầm cho tới chín kỹ, rồi thêm gia vị cho vừa miệng.
  • Có thể thêm hành ngò, tiêu, ớt tùy ý thích của mẹ

Món cháo chân chó đinh lăng nên ăn nóng trong ngày, mẹ ăn thường xuyên cho tới khi có sữa.

>>> Bạn có thể tham khảo: Mẹ đi làm sau sinh: Bí quyết để chu toàn giữa việc nuôi con và công việc!

Những trường hợp mẹ sau sinh không nên ăn thịt chó

Tuy là món ăn rất tốt và chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng không phải ai cũng có thể ăn món ăn này. Đặc biệt là những sản phụ sau:

  • Sản phụ đang bị táo bón, khó tiêu không nên ăn thịt chó. Do thịt chó chứa nhiều đạm rất dễ gây đầy hơi khó tiêu.
  • Những người hay bị nổi mụn nhọt hoặc mẩn ngứa cũng không nên ăn thịt chó.
  • Những người mắc bệnh huyết áp hay nóng trong, mới ốm dậy không nên dùng thịt chó.
  • Những người bị ung thư, tim mạch không nên ăn thịt chó.

>>Bạn có thể quan tâm: Vết rạn da bị ngứa sau sinh: Mẹ phải làm sao?

Bây giờ thì mẹ đã biết bà đẻ có ăn được thịt chó không. Hãy cân nhắc giữa lợi và hại của việc ăn thịt chó trước khi dùng món ăn này, mẹ nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Dog meat
https://en.wikipedia.org/wiki/Dog_meat
Truy cập ngày 7/3/2022

2. 13 Unknown Health Benefits of Dog Meat (Pros and Cons)
https://drhealthbenefits.com/food-bevarages/meats/health-benefits-of-dog-meat
Truy cập ngày 7/3/2022

3. What Does Dog And Cat Meat Taste Like?
https://thoughtcatalog.com/mark-wiens/2013/07/what-does-dog-and-cat-meat-taste-like/
Truy cập ngày 7/3/2022

4. Why Do We Eat Cows? (The Real Answer)
https://faunafacts.com/cows/why-do-we-eat-cows/
Truy cập ngày 7/3/2022

x