Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 09/02/2020

Có nên để trẻ ở nhà một mình khi nghỉ học vì coronavirus?

Có nên để trẻ ở nhà một mình khi nghỉ học vì coronavirus?
Chắc chắn chẳng có bố mẹ nào cảm thấy yên tâm khi để con nhỏ ở nhà một mình để đi làm, thế nhưng thực tế ở các thành phố lớn, rất nhiều bố mẹ phải để con ở nhà một mình cả ngày vì không thể tìm được người trông nom. Không cần nói […]

ở nhà một mìnhChắc chắn chẳng có bố mẹ nào cảm thấy yên tâm khi để con nhỏ ở nhà một mình để đi làm, thế nhưng thực tế ở các thành phố lớn, rất nhiều bố mẹ phải để con ở nhà một mình cả ngày vì không thể tìm được người trông nom.

+ Trẻ em dưới 16 tuổi không nên để một mình qua đêm.

+ Trẻ em trên 16 tuổi không nên để một mình thường xuyên trong thời gian dài hoặc nhiều đêm.

+ Trẻ em không bao giờ nên bỏ lại trong ngôi nhà có thể khiến bé gặp nguy hiểm như không có điện hoặc nhiệt, có nhiều vật nguy hiểm.

bé từ 6 tuổi ở nhà một mình
Trẻ nhỏ không nên để ở nhà một mình

Với các bé từ bậc tiểu học, bạn hãy nói chuyện với con về cảm giác khi bị bỏ lại ở nhà một mình như thế nào. Nếu bé cảm thấy lo lắng, bạn hãy tìm ra nguyên nhân khiến bé lo lắng, chẳng hạn như có phải do bé sợ bóng tối hay cảm giác không an toàn trong khu dân cư.

Bạn cũng nên gặng hỏi con về tất cả những gì mà bạn nghĩ có thể làm con lo lắng và tìm ra giải pháp giúp bé vượt hay nỗi sợ đó.

The NSPCC khuyên với trẻ dưới 12 tuổi, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp trông nom từ người thân trong gia đình, bạn thân hoặc dịch vụ trông trẻ.

Để con ở nhà với anh chị em

Thật tốt nếu đứa trẻ có anh chị ruột vì chúng có thể trông nom lẫn nhau trong khi bố mẹ đi làm. Mặc dù không có quy định về việc trẻ em tự trông nom lẫn nhau, nhưng nếu bạn để con nhỏ ở nhà với một đứa trẻ dưới 16 tuổi thì bạn vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật cho sự an toàn của bé.

Vì vậy, cho dù là con có anh chị lớn hơn ở cùng, bạn vẫn cần có biện pháp giám sát và đảm bảo an toàn cho bé.

để bé ở nhà một mình cùng anh chị
Để bé ở nhà một mình cùng anh chị

Tìm người trông trẻ phù hợp

Nếu bạn có thể tìm một người trông trẻ hoặc dịch vụ trông trẻ đáng tin cậy thì thật tốt nhưng ngoài ra, bạn cũng có thể cho con tham gia vào các lớp học hoặc câu lạc bộ để bé vui chơi và học tập. Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra xem người giữ trẻ hoặc các trung tâm, câu lạc bộ có sẵn sàng hỗ trợ khi cần giúp đỡ hay không nhé.

Với người trông trẻ, bạn cần kiểm tra thêm bằng cấp hoặc kinh nghiệm giữ trẻ của họ. Nếu có thể, bạn nên tham khảo ý kiến của những gia đình mà người giữ trẻ đó từng làm việc hoặc hỏi về cách họ xử lý các tình huống như bé không chịu đi ngủ đúng giờ, bé không chịu ăn, bé không nghe lời như thế nào…

Bạn cũng nên quan sát thái độ của người trông trẻ trong lần đầu tiếp xúc với bé. Trực giác và cảm giác không phải lúc nào cũng đúng nhưng ba mẹ luôn có sự nhạy cảm nhất định với sự an toàn của con cái, vì vậy bạn nên tin vào cảm nhận của bản thân mình.

Ngoài ra, bạn nên để lại các thông tin sau cho người trông trẻ như:

+ Dạy bé ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ hoặc ghi lại số điện thoại của bố mẹ và người thân có thể gọi khi cần giúp đỡ.

+ Dặn con tuyệt đối không bao giờ được bước chân ra khu vực ban công.

  • Nếu con thấy có ai đó khả nghi, con hãy lập tức gọi cho bố mẹ, đồng thời làm gì đó để họ nghĩ rằng bố mẹ sắp về nhà hoặc có người thân trong gia đình đang tới.
  • Hãy gọi điện cho bố mẹ đồng thời la hét lớn nếu ai đó có hành vi cạy cửa hoặc cố gắng làm con hoảng sợ, bị thương.
  • Tuyệt đối không được tự ý ra khỏi nhà khi chưa có sự đồng ý của bố mẹ.

Hai tuần nghỉ phòng dịch coronavirus mới và những kỳ nghỉ Tết, nghỉ hè chắc chắn nhiều gia đình cực chẳng đã buộc phải để con ở nhà một mình để đi làm. Đó thật sự là những khoảng thời gian khó khăn và khiến bố mẹ lo lắng nhất, nhưng cũng là cơ hội để bé tự lập và học cách giữ an toàn cho bản thân. Marry Baby mong rằng những chia sẻ về cách giữ an toàn cho bé khi ở nhà một mình trong bài viết này sẽ giúp các bố mẹ yên tâm hơn trong thời gian không thể ở nhà với con.

Hanako

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x