của bé
Nước mía có giá trị dinh dưỡng gì, nó có lợi như thế nào và sau sinh có được uống nước mía hay không? MarryBaby sẽ giải đáp điều đó.
Nội dung bài viết
- Nước mía có giá trị dinh dưỡng gì?
- Sau sinh có được uống nước mía? Sinh bao lâu thì uống được?
- 1. Phục hồi cơ thể nhanh chóng
- 2. Tốt cho làn da của phụ nữ sau sinh
- 3. Tốt cho răng miệng
- 4. Giúp tiêu hóa
- 5. Có lợi cho xương và răng cho trẻ bú mẹ
- 6. Giúp loại bỏ độc tố và giảm cân
- 7. Sau sinh có được uống nước mía? Nước mía giúp giảm căng thẳng
- 8. Giảm nguy cơ loãng xương
- 9. Khắc phục bệnh vàng da
- 10. Sau sinh có được uống nước mía? Giúp ngăn ngừa ung thư
- Sau sinh uống nước mía cần lưu ý điều gì?

Sau sinh có được uống nước mía không?
Vào mùa hè nóng nực, nước mía chắc chắn là một trong những loại thức uống tuyệt vời để giải khát và đánh bay cái nóng. Nước mía có màu xanh tự nhiên, vị ngọt mát, ngoài tác dụng giải khát thì còn rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Nước mía có giá trị dinh dưỡng gì?
Mía là loại cây nhiệt đới, được sử dụng nhiều vào mùa hè để ép lấy nước. Loại cây này chứa nhiều carbohydrate, protein, vitamin (A, B-complex và C) và cũng chứa một lượng lớn các khoáng chất như phốt pho, canxi, kali, kẽm và sắt.
Nước mía là thức uống giải khát được làm bằng phương pháp ép thân cây mía. Loại nước uống này phổ biến ở châu Á, Đông Nam Á, châu Mỹ Latinh. Ở Việt Nam, mía được ép với chanh, quất (tắc), cam, dứa… để tăng hương vị ngọt ngào, thơm ngon.
Sau sinh có được uống nước mía? Câu trả lời là có. Nước mía chứa rất nhiều chất dinh dưỡng bao gồm: kali, canxi, sắt, magie, kẽm, thiamin, riboflavin và một số axit amin. Một ly nước mía (240ml) chứa 180 calo, 30g đường và cũng rất giàu chất xơ. Mía cũng chứa các chất chống oxy hóa như flavonoid và các hợp chất polyphenolic giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Sau sinh có được uống nước mía? Sinh bao lâu thì uống được?
Sau sinh, các mẹ thường băn khoăn về một chế độ “ở cữ” lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng và tốt cho hệ tiêu hóa của hai mẹ con. Sau sinh có được uống nước mía? Với 10 lợi ích mà MarryBaby chỉ ra dưới đây, chắc chắn các mẹ sẽ chọn loại nước uống này để bổ sung vào chế độ hàng ngày của mình.
1. Phục hồi cơ thể nhanh chóng
Sau sinh, phụ nữ thường mất sức, uể oải, mệt mỏi, một ly nước mía mát lành sẽ ngay lập tức giúp các mẹ lấy lại năng lượng. Lượng đường sucrose trong mía cung cấp năng lượng bằng cách hỗ trợ giải phóng glucose để cơ thể lấy lại lượng đường đã mất. Nước mía cũng giúp bù nước cho cơ thể và xua tan mệt mỏi.
2. Tốt cho làn da của phụ nữ sau sinh
Một trong những lợi ích đáng ngạc nhiên của nước mía là chống lại mụn trứng cá, làm mờ vết thâm, làm chậm quá trình lão hóa và giữ cho làn da mềm mại. Axit alpha hydroxy được cho là có lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe làn da, một trong những axit alpha hydroxy nổi bật nhất là axit glycolic trong mía giúp duy trì vẻ rạng rỡ của làn da.
Mẹ hãy thoa nước mía lên da và để khô, hoặc thêm nó vào mặt nạ và tẩy tế bào chết. Sử dụng nó thường xuyên sẽ thấy hiệu quả tuyệt vời.
3. Tốt cho răng miệng
Nước mía có thể giúp các mẹ chống lại tình trạng hôi miệng và sâu răng vì nó chứa nhiều khoáng chất, giúp xây dựng men răng và cũng ngăn ngừa hôi miệng. Sau sinh có uống được nước mía? Răng của phụ nữ trong thời gian ở cữ rất yếu, thế nên, nước mía là lựa chọn tuyệt vời.
4. Giúp tiêu hóa
Mẹ sau sinh thường hay gặp các vấn đề về tiêu hóa. Thật may, nước mía rất hữu ích trong việc giải quyết các vấn đề về tiêu hóa như táo bón. Kali trong nước mía rất tốt để duy trì sự cân bằng pH và hỗ trợ tiết dịch vị dạ dày do đó giúp giảm táo bón.

Sau sinh bao lâu thì quan hệ được: Dục tốc bất đạt! Sau sinh bao lâu thì quan hệ được là câu hỏi mà nhiều cặp vợ chồng thường hay thắc mắc. "Yêu" sớm sợ ảnh hưởng đến sức khỏe, bởi cơ thể cần thời gian để nghỉ ngơi, hồi phục. Tuy nhiên, kiêng cữ quá lâu lại ảnh hưởng không tốt đến hạnh phúc gia đình. Vậy, đâu là thời điểm thích hợp nhất?
5. Có lợi cho xương và răng cho trẻ bú mẹ
Là một trong những nguồn cung cấp canxi dồi dào, nước mía không chỉ giúp củng cố hệ xương của đứa trẻ đang trong giai đoạn phát triển mà còn rất tốt để duy trì hàm răng khỏe mạnh.
6. Giúp loại bỏ độc tố và giảm cân
Sau sinh có uống được nước mía? Mẹ cần nhớ nước mía rất giàu chất chống oxy hóa. Sử dụng thường xuyên có thể giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả. Khi đó, quá trình trao đổi chất sẽ được thúc đẩy và kết quả là các mẹ sau sinh giảm cân nhanh chóng.
Ngoài ra, các chất xơ hòa tan cao trong nước mía cũng có vai trò kiểm soát cân nặng và giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, giúp mẹ bỉm không bị tăng cân.
7. Sau sinh có được uống nước mía? Nước mía giúp giảm căng thẳng
Căng thẳng là một trong những tình trạng mà hầu hết mẹ bỉm sữa nào cũng gặp phải. Tuy nhiên, uống thường xuyên loại nước ép này có thể giúp giảm mức độ căng thẳng. Vì nước mía dồi dào lượng axit amin, magiê và tryptophan, nên có lợi trong việc cân bằng mức nội tiết tố và do đó giảm căng thẳng.
8. Giảm nguy cơ loãng xương
Nước mía giàu khoáng chất như canxi, magiê, phốt pho, sắt và kali và chúng đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố xương. Do đó, giảm nguy cơ loãng xương, uống một ly nước mía hàng ngày có thể giữ cho xương của các mẹ sau sinh chắc khỏe hơn.
9. Khắc phục bệnh vàng da
Các chất chống oxy hóa trong nước mía bảo vệ gan chống lại nhiễm trùng và kiểm soát nồng độ bilirubin trong máu, là một phương thuốc trị bệnh vàng da. Trẻ sơ sinh thường hay bị vàng da, vì vậy, mẹ nên bổ sung nước mía vào thực đơn của mình.

3 cách nhanh hết sản dịch cho phụ nữ sau sinh Sản dịch nếu kéo dài, ra quá ít hoặc quá nhiều… sẽ nguy hiểm cho phụ nữ sau sinh. Vậy nên, các mẹ cần biết cách nhanh hết sản dịch, cũng như lưu ý trong sinh hoạt, nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe sau sinh.
10. Sau sinh có được uống nước mía? Giúp ngăn ngừa ung thư
Uống nước mía thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm như ung thư, đặc biệt là ung thư vú, một trong những căn bệnh phụ nữ thường gặp. Đã có những nghiên cứu chỉ ra tác dụng tích cực của nước mía trong việc giảm và ức chế tác động của các tế bào ung thư.
Ngoài 10 lợi ích của nước mía mà MarryBaby chỉ ra ở trên, nước mía còn có một số tác dụng tuyệt vời khác đối với các mẹ sau sinh như: nhanh chóng chữa lành vết thương, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe tim mạch… Đến đây, các mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi sau sinh có được uống nước mía rồi phải không nào?
Sau sinh uống nước mía cần lưu ý điều gì?
Khi sử dụng loại nước này, các mẹ lưu ý những điều sau:
- Không có tác dụng phụ nào do uống nước mía gây nên, tuy nhiên, chỉ dùng một lượng vừa phải. Nên uống một ly nước mía mỗi ngày (200-250ml), không uống nhiều hơn số đó. Vì uống nhiều nước mía có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và tạo ra các ảnh hưởng xấu khác.
- Hãy đảm bảo rằng nước mía được ép trong điều kiện vệ sinh vì loại nước này có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao nếu không được giữ gìn vệ sinh đúng cách, đặc biệt là khi các mẹ mua nước mía ở những hàng quán ven đường.
- Luôn uống nước mía mới xay ép trong vòng nửa giờ vì nước mía có thể rất nhanh bị hỏng. Nước mía sau khi làm xong nên bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh trong vài giờ. Tuyệt đối không uống nước mía để lâu trong tủ lạnh vì mía có tính hàn dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy.
- Không uống nước mía khi đang sử dụng các loại thuốc đặc trị như thuốc chống đông máu vì policosanol trong mía – một chất làm giảm cholesterol và ngăn ngừa bệnh tim mạch sẽ bị vô hiệu hóa.

Sau sinh có được dùng điện thoại không? 5 tác hại ảnh hưởng đến con mẹ nên biết Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của bạn là cần nghỉ ngơi hợp lý và kiêng khem nhiều thứ. Vậy phụ nữ sau sinh có được dùng điện thoại không?
- Cẩn thận với những ly nước mía vỉa hè, ven đường, chúng có thể bị nhiễm khuẩn do ruồi nhặng và thậm chí có pha thêm đường hóa học không tốt cho sức khỏe.
- Những mẹ bỉm bị thừa cân, béo phì cũng cần phải cẩn trọng trong uống nước mía. Nếu sử dụng quá nhiều có thể gây tăng cân.
- Các mẹ nên uống nước mía vào ban ngày, tránh uống vào buổi tối vì mía có đặc tính lợi tiểu, khiến các mẹ đi vệ sinh nhiều lần trong đêm, gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của mẹ và bé.
Sau sinh có được uống nước mía? Không còn nghi ngờ gì việc mẹ sau sinh có thể sử dụng loại đồ uống mát lành này. Hãy tận hưởng những lợi ích thú vị mà nước mía mang lại, các mẹ nhé!
Xuân Nguyên
-
Mẹ đã biết cách xông hơ sau sinh để trở thành "gái một con trông mòn con mắt"?Sau sinh cơ thể người mẹ suy nhược, vùng kín cũng thường bị đau và viêm nhiễm. Xông hơ thảo dược làm việc rất cần thiết cho sản phụ phục hồi nhanh thể trạng ban đầu. Tuy nhiên nếu không biết cách...
-
Những điều kiêng cữ sau sinh cần nhớ nếu không muốn trả giá đắtBà đẻ kiêng cữ bao lâu? Kiêng cữ sau sinh mỗi thời mỗi khác, mỗi thế hệ mỗi quan niệm. Tùy vào hoàn cảnh riêng và cơ địa mỗi người mà mẹ có thể thực hiện kiêng bao lâu và kiêng như thế nào để hạn...
-
Nước gạo lứt rang lợi sữa, thức uống tuyệt vời cho mẹ sau sinhTheo kinh nghiệm dân gian, nước gạo lứt rang lợi sữa có rất nhiều lợi ích tuyệt vời với phụ nữ sau sinh. Nó không chỉ giúp mẹ có làn da mịn màng, trắng sáng mà còn nhanh chóng lấy lại vóc dáng...
-
Những món ăn gây hậu sản mẹ sau sinh tuyệt đối phải tránhMón ăn cay, chất cồn, hải sản tanh, đồ chua… là những món ăn gây hậu sản rất nguy hiểm. Mẹ sau sinh cần phải tìm hiểu rõ để tuyệt đối tránh xa nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân.
-
5 loại trái cây lợi sữa giúp mẹ sau sinh cho con bú thỏa thíchSau sinh, ngoài các bữa chính, mẹ cũng nên bổ sung những bữa ăn phụ gồm các thực phẩm lợi sữa để đủ sức nuôi con và cho con bú. Bên cạnh gà hầm, móng giò đu đủ xanh, bạn dùng thêm một số loại trái...
Việc quấn khăn, tã cho bé sẽ mang đến cảm giác an toàn, ấm áp như ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đúng, hợp lý thì không phải mẹ nào cũng biết.
Cách quấn khăn giúp bé ngủ ngon
-
Cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh để mẹ...Nhiều mẹ thường truyền tai nhau thực hiện cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh...
-
Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ...Nghiên cứu cho thấy sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh ở nhiều phương...
-
Hơn 17.400 ca mắc bệnh tay chân miệng...So với cùng kỳ năm 2020, số ca mắc bệnh tay chân miệng đã tăng gấp 4 lần ở...
-
Làm sáng tỏ độ tin cậy việc xem rốn...Xem rốn đoán sinh con trai hay gái có chính xác không? Mời bạn cùng tìm hiểu...
-
Cách tính sinh con trai hay gái theo...Tính sinh con trai hay gái theo lịch vạn niên là một nhu cầu của nhiều bố mẹ...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
mật ong
không ngờ nước mía có nhiều lợi ích vậy