Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Thị Tuyết Hoa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 04/03/2021

7 cách sử dụng lá bạc hà trị bệnh, mẹ nên cập nhật ngay cho gia đình mình

7 cách sử dụng lá bạc hà trị bệnh, mẹ nên cập nhật ngay cho gia đình mình
Lá bạc hà có mùi thơm dễ chịu, không những được sử dụng cho mục đích ẩm thực mà còn cho mục đích y học bởi bạc hà có tính chất trị liệu. Chính vì thế, nhiều mẹ thắc mắc cách sử dụng lá bạc hà để chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. 
cách sử dụng lá bạc hà trị bệnh
Cách sử dụng lá bạc hà chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp

Mẹ thường thấy hương vị bạc hà có trong kẹo, nước súc miệng, tinh dầu… thường ngày. Vậy tác dụng của lá bạc hà là thế nào mà lại có mặt đa dạng trong các sản phẩm thường ngày như vậy? Bạn hãy cùng tìm hiểu cách sử dụng lá bạc hà cùng những công dụng mà dược liệu này mang lại để áp dụng vào đời sống nhé.

Cách sử dụng lá bạc hà trị bệnh

Lá bạc hà được xem như là một loại thuốc thảo dược quý vì công dụng tuyệt vời của lá đối với sức khỏe gia đình như chữa khó tiêu, chống cảm cúm…

Khi tìm hiểu cách sử dụng lá bạc hà, mẹ có thể thắc mắc lá bạc hà mua ở đâu. Loại thảo dược này thường được bày bán ở nhiều nơi song bạn nên mua tại các nhà thuốc Nam hay nhà thuốc Đông y uy tín, đã được cấp phép hoạt động để đảm bảo mua được lá thuốc tốt nhất với giá cả hợp lý.

Trên thực tế, chỉ với 1/3 cốc hoặc 14g bạc hà chứa:

  • Lượng calo: 6
  • Chất xơ: 1g
  • Vitamin A: 12% RDI (*)
  • Sắt: 9% RDI
  • Mangan: 8% RDI
  • Folate: 4% RDI

(*) RDI – Recommended daily intake: Khẩu phần khuyến nghị hàng ngày

Nhờ những thành phần dinh dưỡng này, bạn có thể học cách sử dụng lá bạc hà để hỗ trợ điều trị những bệnh dưới đây.

1. Cách sử dụng lá bạc hà giúp chữa cảm lạnh, cảm cúm

cách sử dụng lá bạc hà trị cảm lạnh, cảm cúm

Khi trời chuyển lạnh, mẹ sau sinh trong thời gian ở cữ hoặc các thành viên khác trong gia đình thường phải vật lộn với cơn sốt lạnh khiến hơi thở trở nên khó khăn.

Bạc hà có công dụng làm co màng trong mũi, nhờ vậy giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng khó thở, nghẹt mũi do cảm cúm và cảm lạnh. Đồng thời, methol trong tinh dầu bạc hà giúp kháng khuẩn, giảm ho và làm lỏng dịch nhầy ở phổi nên rất phù hợp với người bệnh. Trong trường hợp bé bú mẹ mà bị cảm lạnh thì mẹ cũng có thể sử dụng lá bạc hà uống trực tiếp rồi cho con bú cũng sẽ đỡ hẳn.

Mẹ có thể tham khảo một trong những cách sử dụng lá bạc hà trị cảm lạnh, cảm cúm dưới đây:

  • Dùng tinh dầu bạc hà ngửi trực tiếp.
  • Đun nước xông hơi với các thành phần gồm 20g bạc hà và 30g mỗi thứ lá bưởi, sả, lá tre, lá chanh, cúc tần, hương nhu.
  • Dùng bạc hà tươi giã nát pha với nước chanh đường rồi uống còn nóng.

2. Cách sử dụng lá bạc hà hỗ trợ trị tiêu chảy

Bạc hà còn có khả năng kích hoạt tuyến nước bọt nên giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi. Đồng thời, thảo dược này còn ngăn ngừa bệnh tiêu chảy khó chịu.

Mẹ chỉ cần dùng vài lá bạc hà tươi cho vào cốc nước nóng, ngâm trong 5 phút là có thể dùng được. Người bệnh nên uống hàng ngày đến khi triệu chứng tiêu chảy biến mất.

3. Cách sử dụng lá bạc hà để “đánh bật” cơn ho hiệu quả

cách sử dụng lá bạc hà trị ho

Bạc hà có tác dụng kháng khuẩn, sát khuẩn, giúp thông họng và làm dịu họng. Vì vậy, lá thường được sử dụng để chữa bệnh ho. Bên cạnh đó, chanh cũng có tác dụng sát trùng cổ họng giống như lá bạc hà.

Mẹ có thể áp dụng bài thuốc sau nếu gia đình có người bị ho.

  • Bước 1: Chuẩn bị một ít lá bạc hà tươi, chanh, đường phèn.
  • Bước 2: Nấu đường phèn với một ít nước để đường tan ra.
  • Bước 3: Rửa sạch lá bạc hà, để ráo nước. Sau khi nước đường sôi, cho lá bạc hà vào nồi đun cùng.
  • Bước 4: Vắt nước cốt chanh ra một bát nhỏ. Khi nước bạc hà chuyển sang màu xanh, cho nước cốt chanh vào nồi. Nấu cho đến khi hỗn hợp cô đặc lại thì tắt bếp.
  • Bước 5: Để dung dịch nguội, cho vào lọ thủy tinh, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và dùng dần.

4. Cách sử dụng lá bạc hà chữa các vấn đề răng miệng

Những lý do khiến các thành viên trong nhà thiếu đi sự tự tin, lười giao tiếp có thể là vì chứng hôi miệng gây nên. Do đó, để khắc phục tình trạng, mẹ hãy cho gia đình mình sử dụng lá cây bạc hà tươi nhai trực tiếp sau ăn hoặc làm 1 ly trà nóng uống mỗi ngày để mang đến hơi thở thơm mát, giảm đi mùi hôi khó chịu.

5. Cách sử dụng lá bạc hà hỗ trợ trị mụn trứng cá, mụn nhọt

Lá bạc hà (chứa hàm lượng cao axit salycilic) nên hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, mụn nhọt… bởi tính chống viêm và vi khuẩn cực mạnh. Từ đó, giúp da mẹ sáng bóng và mịn màng hơn.

Mẹ có thể sử dụng lá bạc hà dưới dạng mặt nạ đắp mặt, bằng việc kết hợp lá nghiền nát với mật ong nguyên chất. Đắp trong vòng 20 phút, rồi sau đó rửa sạch mặt lại bằng nước ấm.

6. Lá bạc hà giúp giảm nhẹ triệu chứng hội chứng ruột kích thích (IBS)

cách sử dụng lá bạc hà để giảm triệu chứng hội chứng ruột kích thích

Các nghiên cứu đã nhận thấy rằng dầu bạc hà mang lại hiệu quả điều trị đối với những người thường trải qua các cơn đau hoặc khó chịu ở bụng do hội chứng ruột kích thích gây ra.

Trong một thử nghiệm lâm sàng, 75% bệnh nhân mắc hội chứng IBS được cho uống viên nang dầu bạc hà (dạng tan trong ruột) 2 lần mỗi ngày trong vòng 4 tuần. Kết quả cho thấy có sự cải thiện tình trạng bệnh đáng kể. Bệnh nhân đã giảm tối thiểu 50% tổng thể các triệu chứng của bệnh IBS.

7. Cách sử dụng lá bạc hà giúp giảm cân hiệu quả

Những dưỡng chất trong lá bạc hà có thể giúp kích thích các enzyme tiêu hóa, chuyển đổi hàm lượng chất béo thành năng lượng có thể sử dụng, từ đó ngăn chặn sự tích tụ chất béo trong cơ thể.

Mẹ có thể làm ngay cho mình một ly trà bạc hà nhằm hỗ trợ giảm cân sau sinh:

  • Bước 1: Rửa sạch 4-5 lá bạc hà tươi cùng với khoảng 10 lá chè tươi, ngâm muối 15 phút cho sạch tạp chất.
  • Bước 2: Đem đun sôi lá chè tươi khoảng 10 phút, sau đó thả lá bạc hà vào, vặn nhỏ lửa rồi đun thêm 1 phút là được.

Mẹ có thể uống nóng hoặc để tủ lạnh, uống với đá đều được. Tuy nhiên, bà đẻ vừa sinh cần tránh uống nước đá để đảm bảo sức khỏe.

Lưu ý khi sử dụng lá bạc hà trị bệnh

lưu ý khi sử dụng lá bạc hà trị bệnh

Những tác dụng của lá bạc hà dù rất hữu ích nhưng không phải trường hợp nào mẹ cũng có thể dùng vị thuốc này khi chưa tìm hiểu kỹ.

Dưới đây là một số điều bạn nên lưu ý khi sử dụng lá bạc hà:

  • Để tránh gây dị ứng cho da trên diện rộng, trước khi sử dụng lá hoặc tinh dầu bạc hà, mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
  • Nên nói chuyện trực tiếp với bác sĩ về bệnh tình của mình và hỏi bác sĩ tư vấn có nên dùng thêm bạc hà để hỗ trợ trị bệnh không.
  • Không bôi trực tiếp tinh dầu bạc hà nguyên chất lên da hoặc các vết thương hở, lở loét…
  • Không ngửi dầu bạc hà quá 3-4 lần trong ngày vì có thể gây kích ứng đường thở…
  • Mẹ không nên sử dụng bạc hà cho trẻ em dưới 2 tuổi, người bị tiểu đường, suy nhược, cao huyết áp…
  • Để đảm bảo an toàn, tốt nhất mẹ vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cho bất kỳ thành viên nào trong gia đình.

Bên cạnh tác dụng trị bệnh, lá bạc hà còn được dùng để trang trí hoặc ăn kèm với các món ăn. Mẹ hãy tự tay trổ tài nấu các món ăn ngon để giúp thay đổi khẩu vị và cải thiện sức khỏe cho các thành viên trong gia đình mình vào những lúc thời tiết chuyển mùa nhé.

Nguyễn Kiều Vân

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
 https://www.healthline.com/nutrition/mint-benefits https://www.webmd.com/diet/health-benefits-mint-leaves#1 https://www.medicalnewstoday.com/articles/275944  
x