Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 14/09/2020

Cách hô hấp nhân tạo và ép ngực mẹ và bé cần học ngay để cứu nguy khi cấp bách

Cách hô hấp nhân tạo và ép ngực mẹ và bé cần học ngay để cứu nguy khi cấp bách
Cách hô hấp nhân tạo là kỹ năng sinh tồn cơ bản nhưng ít người Việt biết cách làm, phần lớn là vì... ngại. MarryBaby sẽ hướng dẫn mẹ từng thao tác thực hiện, để cứu nguy cho trẻ trong trường hợp hóc dị vật, đuối nước...

Cách hô hấp nhân tạo là một phương pháp cứu người đã ngừng thở, trong đó bạn thổi hơi vào miệng nạn nhân. Đồng hành với đó là ép ngực trong thủ thuật hồi sức tim phổi. Tuy nhiên, nếu tim vẫn còn đập thì bạn chỉ cần hô hấp nhân tạo là đủ.

Các tình huống áp dụng hồi sức tim phổi CPR

cách hô hấp nhân tạo cho trẻ

Hồi sức tim phổi gồm 2 hình thức kết hợp là hô hấp nhân tạo và ép ngực, thường được áp dụng trong các tình huống:

  • Hóc dị vật
  • Đuối nước
  • Quá liều thuốc
  • Ngộ độc
  • Ngộ độc khí CO
  • Lên cơn hen suyễn nặng

Nếu không may trẻ bị bệnh tim và lên cơn đau tim thì mẹ đừng thực hiện hô hấp nhân tạo nhé. Bởi vì lúc này, bằng việc mở rộng lồng ngực, phương án hô hấp nhân tạo có thể ức chế máu đến tim.

Do đó chỉ nhân viên y tế được huấn luyện mới có thể đảm bảo hô hấp nhân tạo không cản trở hiệu quả của việc ép ngực.

Nếu mẹ bắt mạch trẻ vẫn thấy đập dù nhịp thở bất thường, thì hô hấp nhân tạo có thể duy trì mạng sống cho đến khi cấp cứu tới.

Dưới đây là cách hô hấp nhân tạo mẹ cần biết.

Chuẩn bị thực hiện hô hấp nhân tạo

  • Khi đối mặt với người đang ngừng thở, mẹ đặt họ nằm ngửa trên sàn nhà.
  • Nhờ ai đó gọi số điện thoại cấp cứu 115, còn bạn thì tập trung cứu người.
  • Kiểm tra mạch đập của bệnh nhân. Nếu nhịp tim vẫn còn thì bạn sẽ tiến hành hô hấp nhân tạo. Nếu không còn nhịp tim, thì bạn nên ép ngực trước, sau đó bạn có thể thực hiện hô hấp nhân tạo hoặc không.
  • Bạn đặt một tay lên trán bệnh nhân, dùng hai ngón của bàn tay còn lại nâng cằm bệnh nhân lên. Việc nâng cằm giúp uốn thẳng khí quản, tạo ra một đường thông thẳng tắp từ miệng đến phổi.
cách hô hấp nhân tạo
Bạn nâng cầm để mở rộng đường thở. Ảnh minh họa: vectorstock
  • Ghé sát tai vào miệng và mũi nạn nhân để cảm nhận nhịp thở trong 10 giây. Nếu không có dấu hiệu hít thở, bạn hãy bắt đầu hô hấp nhân tạo. Nếu bạn nghe âm thanh như bị nghẹt, nghĩa là bệnh nhân đang bị tắc nghẹn cái gì đấy.
  • Cuối cùng, nhìn vào sâu trong lưỡi kiểm tra xem có gì đang chặn khí quản của bệnh nhân hay không, chẳng hạn như thức ăn, đồ vật. Bạn có thể cho ngón tay vào để móc dị vật ra.

Lưu ý: Đừng bao giờ hô hấp nhân tạo nếu khí quản của bệnh nhân vẫn còn mắc kẹt dị vật.

Cách thực hiện hô hấp nhân tạo

  • Sau khi đảm bảo khí quản đã thông rồi, bạn bóp mũi bệnh nhân, đồng thời trùm kín miệng mình lên miệng bệnh nhân.
  • Cho ngón tay vào móc dị vật ra
    Cho ngón tay vào móc dị vật ra. Ảnh minh họa: survivalkit
    • Từ từ thở nhẹ vào miệng bệnh nhân để không khí vào phổi, lúc này ngực của bệnh nhân sẽ từ từ phồng lên. Đừng thổi mạnh vì không khí có thể đi vòng qua khí quản và xuống thẳng dạ dày thông qua thực quản. Nếu không khí vào thực quản, bệnh nhân sẽ buồn nôn dù đang bất tỉnh. Mục đích của bạn là đưa khí vào phổi, do đó hãy thổi hơi chậm và đều.
    • Nếu ngực không nhô lên sau lần thổi hơi đầu tiên, bạn lại tiếp tục nghiêng đầu, bóp mũi và thử lại. Nếu ngực vẫn không có dấu hiệu phồng lên, có thể bệnh nhân đang bị sặc. Bạn kiểm tra lại khí quản (đường thở) một lần nữa để xem có dị vật hay bãi nôn tắc nghẽn không.
    • Nếu loại bỏ được dị vật rồi, bạn hãy tiếp tục hô hấp nhân tạo. Nếu không loại bỏ được dị vật và ngực không phồng lên, bạn phải tiến hành ép ngực.
    • Đối với trẻ em, trong trường hợp không có dị vật, bạn tiến hành 5 lần hô hấp nhân tạo trước khi ép ngực.
    cách hô hấp nhân tạo
    Bịt miệng trẻ và từ từ thổi chậm khí vào phổi của trẻ trong 1 giây. Ảnh minh họa: aboutkidshealth

    Cách thực hiện ép ngực

    Nếu tim đã ngừng đập, thì việc hô hấp nhân tạo không có tác dụng gì khi mà tim không thể bơm máu chứa oxy lên não và phần còn lại của cơ thể. Lúc này bạn phải thực hiện ép tim.

    • Nếu bạn chưa từng được huấn luyện, thì hãy thực hiện ép ngực 2 lần/giây.
    • Nếu đã được huấn luyện, bạn ép ngực 30 lần theo nhịp 2 lần/giây, sau đó hô hấp nhân tạo 2 lần. Đừng cố gắng làm theo cách này nếu bạn chưa từng thực hiện ép ngực trước đó. Việc thiếu kinh nghiệm có thể khiến tình hình trầm trọng thêm. Do đó bạn chỉ cần ép ngực 2 lần/giây thì tỷ lệ sống sót cũng khá khả quan rồi.
    • Để thực hiện ép ngực, bạn đặt gan bàn tay vào chính giữa ngực chỗ giao 2 xương sườn cuối cùng. Rồi đặt gan bàn tay còn lại lên và ấn mạnh sao cho ngực lõm xuống 5-6cm và bật trở lại, sau đó ấn tiếp. Ấn đều 100-120 lần/phút. Nếu là chuyên nghiệp, cứ sau 30 lần ấn thì bạn lại hô hấp nhân tạo 2 lần, rồi lại tiếp tục ấn tiếp 30 lần và 2 lần hô hấp.
    Ép ngực 100-120 lần/phút
    Ép ngực 100-120 lần/phút. Ảnh minh họa: theglobalguard

  • Việc hồi sức tim phổi cần được thao tác nhanh chóng và tận lực trong vòng 2 phút đầu tiên. Sau đó bạn tiếp tục kiên trì thực hiện đến khi bệnh nhân có dấu hiệu hồi phục hoặc khi xe cấp cứu tới.
  • Đối với trẻ dưới 1 tuổi, bạn dùng lực của chỉ 1 gan bàn tay và ấn ngực sâu xuống khoảng 4cm. Đối với trẻ trên 1 tuổi thì ấn sâu 5cm. Nếu 1 gan bàn tay không đủ lực thì bạn đè thêm bàn tay còn lại. Tất cả các bước khác đều tương tự như ép ngực với người lớn.
  • Dùng 1 gan bàn tay ép ngực 30 lần
    Dùng 1 gan bàn tay ép ngực 30 lần. Ảnh minh họa: aboutkidshealth

    Lưu ý: Trong suốt quá trình này, bạn không được ngừng ép ngực nửa chừng hoặc ngừng CPR sớm để kiểm tra dấu hiệu sống cũng như mạch đập của bệnh nhân. Việc ngừng đột ngột này có thể khiến bệnh nhân lại rơi vào trạng thái bất tỉnh ban đầu.

    Nếu bệnh nhân đã đập tim trở lại thì bạn vẫn có thể tiếp tục ép ngực cho tới khi cấp cứu tới, việc này không sao cả.

    Khi bệnh nhân đã tỉnh lại (ho, động đậy, thở bình thường) thì đặt bệnh nhân nằm nghiêng theo tư thế hồi phục, đầu hơi ngửa ra sau, tay kê dưới gò má.

    Luôn theo dõi phòng trường hợp bệnh nhân lại ngừng thở, tim ngừng đập thì tiếp tục thực hiện hồi sức tim phổi.

    các bước hô hấp nhân tạo
    Hình 4 là tư thế hồi phục. Ảnh minh hỏa: dreamstime

    Hô hấp nhân tạo và ép ngực là 2 kỹ năng vô cùng quan trọng mà có thể bạn không ngờ rằng một ngày nào đó mình sẽ cần dùng đến. Thực tế thì rất ít người có thể làm được chính xác các bước này trong vỏn vẹn chỉ 2 phút sống còn. Do đó tập dợt là điều rất quan trọng, đặc biệt với nhà có trẻ con. Bé có thể bị điện giật, đuối nước, té ngã chấn thương bất ngờ khiến bạn rối bời, tay chân luống cuống. Học được những kỹ năng này sẽ giúp bạn giữ được sự bình tĩnh cần thiết để tiến hành cấp cứu kịp thời.

    Xuân Thảo

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x