Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 17/03/2020

Bộ dụng cụ y tế cho bé: Cần sẵn trong nhà!

Bộ dụng cụ y tế cho bé: Cần sẵn trong nhà!
Bộ dụng cụ y tế cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng quan trọng không kém những món đồ khác mẹ chuẩn bị trước khi sinh. Mẹ cần trang bị những gì nhỉ?
bộ dụng cụ y tế cho bé
Cẩn tắc vô áy náy, mẹ nên chuẩn bị sẵn bộ dụng cụ y tế cho bé trong nhà

Chuẩn bị sẵn một bộ dụng cụ y tế cho bé trong nhà là rất cần thiết. Trẻ sơ sinh mỏng manh, yếu đuối và luôn có khả năng bị gây thương tổn. Hơn nữa, bản thân gia đình bạn cũng rất cần nguồn viện trợ này mỗi khi gặp tai nạn nho nhỏ đúng không? Vì vậy, sẽ không thừa để sắm ngay một bộ dụng cụ y tế hợp lý trong nhà. Mẹ có thể tham khảo danh sách sau!

1/ Bao nhiêu bộ dụng cụ là đủ?

Tùy thuộc vào nhu cầu và lối sống của gia đình bạn, bạn có thể sắm một bộ lớn cho cả nhà, một bộ nhỏ để bỏ vào túi xách, ba lô mỗi khi ra ngoài cùng bé. Nên lưu ý rằng môi trường quá nóng hay quá lạnh rất dễ làm hỏng và giảm bớt hiệu quả của một vài loại thuốc. Vì vậy, mẹ nên để ý để thay thường xuyên thuốc trong bộ dụng cụ y tế nhỏ thường mang ra ngoài.

Để an toàn , mẹ nên lưu trữ thuốc và các dụng cụ y tế cần thiết vào hộp nhựa, sau đó đựng trong túi vải có kéo khóa. Nhớ để xa tầm với của trẻ em, rất nhiều món trong đó có thể gây hại cho bé đấy!

2/ Ưu tiên hàng đầu

Hạng mục quan trọng cần được ưu tiên chuẩn bị trước hết đó chính là tên và những số điện thoại khẩn cấp phòng trường hợp nguy khẩn cần cấp cứu. Dán giấy vào hộp hoặc tủ đựng đồ ý tế để lưu lại thông tin. Tên và số điện thoại cần thiết:

-Bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ nhi khoa.

-Bệnh viện địa phương.

-Đường dây khẩn cấp cứu của bệnh viện.

-Cảnh sát, cứu hỏa.

3/ Những dụng cụ y tế cần thiết

-Nhiệt kế dành cho trẻ sơ sinh.

-Sirô ho, sirô hạ sốt loại thảo dược.

-Thuốc hạ sốt dành cho trẻ em, cả viên uống lẫn nhét trực tràng.

-Thuốc kháng histamine, theo khuyến cáo của bác sĩ, dùng để trị phản ứng phụ do côn trùng cắn, nổi mề đay, dị ứng.

-Lotion hoặc kem hydrocortisone (0,5%) dùng để làm dịu vết cắn của côn trùng hoặc mẩn ngứa.

-Bông tiệt trùng tẩm cồn để làm sạch nhiệt kế trực tràng.

-Thuốc mỡ kháng sinh để trị vết thương hở.

-Thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi.

-Gel aloe vera trị vết bỏng.

-Nhíp nhỏ.

-Một cặp kéo sắc.

-Kem chống nắng an toàn cho trẻ.

-Kem chống muỗi.

-Dụng cụ hút mũi cho bé.

-Băng dán cá nhân phù hợp với làn da bé.

-Cuộn gạc, miếng gạc, băng keo dán loại dành cho trẻ sơ sinh.

-Bông vô trùng.

-Găng tay không chứa latex.

-Dung dịch cồn khô rửa tay.

-Ống tiêm, cốc hoặc thìa để định lượng thuốc.

-Băng tay rà lưỡi để kiểm tra họng bé.

-Túi nước giữ nhiệt.

-Đèn pin nhỏ để kiểm tra tai, mũi, họng.

-Cuốn sổ tay sơ cấp cứu cơ bản.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x