Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/12/2021

3 bài tập chữa sa tử cung các mẹ sinh thường cần tỏ tường

3 bài tập chữa sa tử cung các mẹ sinh thường cần tỏ tường
Sa tử cung là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ sinh thường, sinh nhiều lần và phụ nữ tiền mãn kinh. Bệnh tuy ít nguy hiểm và có thể can thiệp bằng phẫu thuật nhưng tốt nhất, chị em nên áp dụng các bài tập chữa sa tử cung.

Bài tập chữa sa tử cung, mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà, kỹ thuật cũng khá đơn giản và an toàn. Chỉ cần một chút kiên trì và cố gắng, chắc chắn bạn sẽ thành công. Nhưng trước khi bắt đầu tập hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này nhé!

Bệnh sa tử cung là gì?

Sa tử cung xảy ra khi các cơ và dây chằng vùng chậu bị kéo dãn quá mức; chưa kịp hoặc không thể phục hồi lại trạng thái ban đầu. Tình trạng này dẫn đến thực trạng dây chằng không còn sức để nâng đỡ tử cung. Điều này khiến tử cung bị sa xuống thậm chí sa ra ngoài âm đạo.

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh sa tử cung ở phụ nữ đó là do chấn thương ở cơ vùng chậu; làm cho cơ bị giãn xảy ra hiện tượng sa tử cung. Tình trạng sa dạ con, sa tử cung thường xuất hiện ở chị em phụ nữ sau khi sinh; chị em lao động nặng hoặc thường mang vác đồ nặng trong thời gian sau sinh.

bài tập chữa sa tử cung 2
Bệnh sa tử cung không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái, khó chịu cho chị em

Sa tử cung thường được biểu hiện qua 3 mức độ. Ở mức độ 3 còn gọi là mức độ nặng, phải có sự can thiệp bằng phẫu thuật cắt bỏ tử cung.

Đối với mức độ 1, 2 khi sa tử cung ở mức độ nhẹ, tử cung có thể phục hồi lại tình trạng ban đầu. Nếu người bệnh có chế độ nghỉ ngơi và tập luyện cơ xương chậu thích hợp.

>>Xem thêm: Tử cung không co lại sau sinh: Mẹ phải làm thế nào?

Những ảnh hưởng của bệnh

Sa tử cung không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Gây tình trạng khó chịu, khó khăn trong vận động nặng hay khi di chuyển.

Bệnh còn làm các mẹ cảm thấy tự ti khi quan hệ, làm giảm chất lượng đời sống sinh hoạt vợ chồng. Trong trường hợp bị sa tử cung nặng chị em có thể phải phẫu thuật cắt bỏ; thậm chí có thể gây ảnh hưởng tới việc mang thai sau này.

Bài tập chữa sa tử cung hiệu quả

Trong giai đoạn nhẹ, các mẹ có thể tự chữa sa tử cung tại nhà thông qua các bài tập chữa sa tử cung Kegel truyền thống. Bài tập này ra đời từ năm 1948, do bác sĩ phụ khoa tên là Arnold Kegel Henry sáng tạo ra.

Đây là bài tập thể dục giúp kích hoạt cơ xương chậu và giúp cơ quan sinh dục nữ được khỏe mạnh săn chắc hơn.

1. Bài tập chữa sa tử cung Kegel

Để bắt đầu bài tập Kegel chữa sa tử cung, các mẹ cần xác định vị trí cơ Kegel của mình.

Việc xác định được cơ xương chậu sẽ dễ hơn trong khi đi tiểu, việc tập luyện sẽ giống như việc bạn ngừng dòng tiểu giữa chừng (nhưng không khép hai đùi vào nhau).

bài tập chữa sa tử cung 3
Xác định đúng cơ kegel sẽ giúp mẹ tập luyện có hiệu quả cao hơn

Một cách khác là chị em có thể dùng ngón tay để xác định vị trí Kegel. Hãy đặt một ngón tay sạch vào âm đạo và siết chặt phần cơ này lại.

Bạn sẽ cảm thấy các cơ thắt chặt lại và cơ xương chậu của bạn di chuyển lên. Thả lỏng và sau đó bạn cảm thấy phần cơ này trở lại bình thường.

2. 3 bài tập chữa sa tử cung đơn giản

– Cấp độ 1: Co cơ như nín tiểu

Hãy co cơ âm đạo rồi thả lỏng như khi bạn đi tiểu rồi nín lại giữa chừng; (giống cách để xác định cơ xương chậu đã nói ở trên). Lặp lại động tác này nhiều lần trong ngày để mang đến hiệu quả tốt nhất.

bài tập chữa sa tử cung 4
Các bài tập chữa sa tử cung khá đơn giản, dễ làm nhưng cần kiên trì và siêng tập

– Cấp độ 2: Co thắt âm đạo, giữ nguyên 5 giây

Trong khi luyện tập, hãy nhớ không dùng đến các cơ bụng; chân; lưng và mông. Nếu sau khi tập, bạn cảm thấy mỏi các cơ này thì chứng tỏ chưa tập đúng cách. Bạn có thể đặt tay lên bụng trong khi tập. Nếu thấy bụng hơi phập phồng là chưa đạt. Lưu ý, hít thở đều, chậm và sâu trong khi tập.

Với cấp độ này, bạn lần lượt làm theo hướng dẫn như sau:

  • Co thắt cơ âm đạo một chút, đếm đến 5
  • Co thắt thêm chút nữa, đếm đến 5
  • Co thắt hết mức có thể, đếm đến 5
  • Thả lỏng ngược trở lại, từng nấc một, mỗi nấc đếm đến 5

Bài tập chữa sa tử cung này sẽ mất thời gian và yêu cầu sự kiên trì hơn những bài tập trước đó. Nhưng chắc chắn hiệu quả mà nó mang lại cũng tuyệt vời hơn rất nhiều. Các mẹ hãy cố gắng tập luyện nhé!

– Cấp độ 3: Lặp đi lặp lại liên tục nhiều lần

Khi đã đạt được “thành tựu” trên, bạn hãy năng cấp bài tập và tập luyện ở mức khó hơn như sau:

  • Co cơ âm đạo 3 giây. Thả lỏng. Lặp lại 10 lần
  • Co thắt và thả lỏng càng nhanh càng tốt. Lặp lại 25 lần
  • Tưởng tượng bạn đang cố hút một vật gì đó vào trong âm đạo của bạn. Giữ trong 3 giây. Thả lỏng. Lặp lại 10 lần.
  • Tưởng tượng bạn đang cố đẩy cái gì đó ra khỏi âm đạo của bạn. Giữ 3 giây. thả lỏng. Lặp lại 10 lần.

3 bài tập chữa sa tử cung này đang được nhiều mẹ áp dụng và mang lại hiệu quả rất tốt. Nếu không mắc bệnh, bạn cũng có thể áp dụng để luyện tập để phục hồi cơ xương chậu tránh được sa tử cung, làm se khít vùng kín tự nhiên. Mẹ có thể tập bất cứ khi nào rãnh, tại bất cứ nơi nào ở gia đình như phòng ngủ, sàn nhà, trong sân vườn… Chúc các mẹ thành công!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Pelvic Organ Prolapse (POP)

https://www.fda.gov/medical-devices/urogynecologic-surgical-mesh-implants/pelvic-organ-prolapse-pop

Truy cập ngày 26/12/2021

2. Pelvic Organ Prolapse

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK563229/

Truy cập ngày 26/12/2021

3. Uterine Prolapse

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK564429/

Truy cập ngày 26/12/2021

4. Management of genital prolapse

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1123216/

Truy cập ngày 26/12/2021

5. Uterine prolapse

https://medlineplus.gov/ency/article/001508.htm

Truy cập ngày 26/12/2021

x