Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Xuân An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 03/11/2020

Kiềm chế sự tức giận với các nguyên tắc ba mẹ nên chỉ cho con

Kiềm chế sự tức giận với các nguyên tắc ba mẹ nên chỉ cho con
Bạn về nhà với cơ thể rã rời sau một ngày làm việc căng thẳng và chào đón bạn là bức tường trắng tinh nay đã đầy những hình vẽ nghuệch ngoạc. Cơn nóng giận đã bốc lên ngùn ngụt và bạn sắp sửa trút hết lên con trẻ dù đã cố bình tĩnh. Đây có phải “kịch bản” rất quen thuộc trong gia đình bạn không? Nếu có, bạn cần một cách hiệu quả hơn để kiềm chế sự tức giận trước con.

Kiềm chế sự tức giận rất quan trọng cho cuộc sống của mỗi người. Nếu cơn tức giận không được kìm hãm, chuyện gì sẽ xảy ra? Khi muốn dạy con cái về cách kiềm chế sự tức giận thì bản thân ba mẹ nên là người làm gương để trẻ nhỏ noi theo. Dưới đây là những cách kiềm chế sự tức giận, ba mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho bản thân và con cái của mình.Kiềm chế sự tức giận

Cách kiềm chế sự tức giận cho người lớn

1. Viết để “xả” giận

Bạn đã từng thử “xả” giận bằng cách viết ra những điều bực bội thay vì quát nó vào mặt trẻ hay chưa? Bạn có thể thoải mái thể hiện mọi nỗi niềm ra trang giấy mà không sợ làm tổn thương ai cả. Đây là một cách để “chuyển hướng” cơn giận rất hiệu quả đấy.

2. Không hành động khi nóng giận

Cho dù bằng lời nói hay hành động, cần cố hết sức không phản ứng với trẻ khi bạn đang nóng giận. Ngay khi cảm thấy không thể kiểm soát cơn giận của mình, bạn cần tách khỏi trẻ trong vài phút để lấy lại bình tĩnh. Bạn có thể uống một ly nước lạnh, đi rửa mặt hoặc làm gì đó khác để hạ hỏa. Khi bạn cảm thấy mình không còn bị cảm giác tức giận thôi thúc, bạn sẽ đủ tỉnh táo để kỷ luật và dạy dỗ con theo một cách thích hợp.

3. Nhớ rằng bạn chính là tấm gương cho con

Khi bạn la hét hoặc đánh trẻ, bạn đã vô tình dạy cho con rằng việc làm tổn thương người khác về tinh thần hoặc thể chất là điều bình thường. Trong trường hợp tiêu cực, trẻ sẽ phản ứng ngược lại theo cùng một cách, đó là hét trả lại bạn. Mọi chuyện sẽ trở nên tệ hơn nữa.

Và bạn có muốn rằng sau này khi con của bạn lớn lên, lập gia đình và có con, chúng cũng sẽ dạy dỗ con cái theo cách mà bạn đã thực hiện? Đây quả là một vòng luẩn quẩn mà tốt nhất bạn không nên là người bắt đầu.Kiềm chế sự tức giận

4. Không đe dọa

Những lời răn đe này sẽ chỉ hiệu quả nếu bạn chắc chắn có thể theo sát chúng. Nếu không, chính bạn là người hạ thấp giá trị lời nói của mình. Hầu hết những lời dọa được thốt ra trong lúc tức giận nên thường khá vô lý, do đó, tốt nhất là bạn tránh xa những câu nói kiểu như: “Nếu con cứ bày bừa như vậy, mẹ sẽ”

5. Tránh xa hành vi bạo lực

Khi cảm thấy muốn “động thủ” với con, tốt nhất nên rời khỏi phòng. Một cái tát có thể trở thành một trận đòn dữ tợn. Bất kể con phạm lỗi nghiêm trọng đến thế nào, việc đánh đập con cái không đem lại điều gì tốt đẹp cả. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy bản thân chạm tới giới hạn chịu đựng và sẵn sàng đánh con, bạn nên suy nghĩ lại và đặt ra giới hạn mới.

Khi trẻ vừa bắt đầu gây ra phiền phức, bạn nên nói cho con biết thay vì cố chịu đựng. Bởi vì bạn càng ráng nhịn, kết quả sẽ chỉ là một cơn bùng nổ khi bạn không thể chịu được nữa. Trong trường hợp bạn không kiểm soát được mình và đánh trẻ, bạn nên thẳng thắn xin lỗi bé vì hành vi làm tổn thương tinh thần và thể xác này. Đây cũng là lúc bạn nên xem lại cách kiềm chế cơn tức giận của mình.

6. Bỏ qua những chuyện nhỏ nhặt

Bạn không cần phải thể hiện vai trò của người làm cha mẹ mọi lúc mọi nơi. Có những chuyện nhỏ nhặt bạn có thể bỏ qua thay vì tranh luận với con để bùng nổ cuộc chiến. Bạn chỉ cần đứng ra khi thật sự cần thiết, lúc đó tiếng nói của bạn sẽ có trọng lượng hơn nhiều.Kiềm chế sự tức giận

Cách giúp trẻ kiềm chế sự tức giận

1. Dạy bé cách thổi bong bóng

Mỗi ngày, điều này trái ngược với sự căng thẳng và cơn giận của bé. Điều này sẽ dạy cho bé hít thở từ từ, một phương pháp đối phó mà có thể xoa dịu sự tức giận ngay sau khi nó bắt đầu. Xác định các dấu hiệu đầu tiên của sự giận dữ của bé, chẳng hạn như một tiếng thở dài hoặc nhăn mặt. Bạn hãy dạy bé tưởng tượng rằng mình đang thổi bong bóng mỗi khi bé lên cơn giận.

2. Đưa ra các phần thưởng cho bé

Mà bé có được khi tập thổi bong bóng mỗi lần bé tỏ ra không hài lòng hay giận.

3. Cho bé thấy bạn cũng làm vậy

Mỗi khi nóng giận. Nhờ bé giúp bạn thổi đi những cơn nóng giận khi bạn không hài lòng và cho bé thấy rằng chính bạn cũng có những giải pháp để kiềm chế tâm trạng.

4. Giữ bình tĩnh

Động viên bé tập thổi bong bóng khi bé bắt đầu nổi giận sẽ tránh được cơn giận của bé. Bạn tập cho bé làm càng sớm thì càng dễ với bé. Nếu bạn để bé mất kiểm soát, thì cách này không còn hiệu quả.Kiềm chế sự tức giận

5. Đừng để bị lôi kéo vào tình trạng của bé

Tránh nhìn trực tiếp vào mắt bé khi bé đang nổi giận. Lúc này bạn đừng thay đổi chiến lược kỷ luật của bạn vì bạn cũng đang tức giận. Bạn đừng để bị lôi vào các cuộc tranh cãi với bé.

Kinh nghiệm kiềm chế cơn tức giận

1. Đối với trẻ con

♦ Câu hỏi: Con trai tôi không thể kiểm soát được bản thân mỗi khi tức giận. Bé thường la hét và đánh người đối diện. Tôi nên làm thế nào đây?

♦ Nghĩ về điều này: Bạn có từng tự hỏi bản thân: “Nếu hàng trăm ông bố bà mẹ phải đến lớp để học về cách kiểm soát cơn giận, làm sao tôi có thể đòi hỏi con tôi tự học cách làm điều đó?”

♦ Đừng bao giờ đáp lại một cơn giận bằng một cơn giận khác: Tránh tỏ thái độ giận dữ trước con bạn khi chính bé đang nổi giận. Việc đó chỉ khiến trẻ càng thêm cáu kỉnh. Thay vào đó, chính bạn cần cố gắng giữ bình tĩnh trước. Nói với trẻ bằng một giọng hết sức bình thường. Chỉ có như thế bạn mới có thể hướng bé hành xử theo cách mà bạn muốn, và chính bạn phải làm gương cho trẻ.

♦ Tạm ngưng: Nếu phản ứng của trẻ đi quá giới hạn cho phép, ngay lập tức ngăn những hành động tức giận của trẻ lại và cho trẻ một mình trong phòng để trẻ từ từ bình tĩnh hơn. Đừng cố giải quyết vấn đề khi trẻ đang ở đỉnh điểm của cơn giận. Sau đó, khi trẻ đã bình tĩnh lại, làm cho trẻ hiểu hành động của bé khiến bạn rất không hài lòng. Và đồng thời lôi kéo trẻ vào việc lên một kế hoạch để những tình huống xấu tương tự sẽ không xảy ra nữa.

♦ Dạy dỗ: Trò chuyện với trẻ để bé hiểu rằng, việc học cách điều khiển cảm xúc là vô cùng cần thiết. Có thể bắt đầu từ việc dạy trẻ cách kiểm soát bản thân khi trẻ sắp nói hay có hành động không phù hợp. Ngoài ra, cũng nên để trẻ biết việc bạn sẽ để bé trong phòng một mình khi trẻ tức giận và điều đó sẽ giúp trẻ bình tĩnh hơn.

Có thể có một số qui ước giữa bạn và trẻ, ví dụ như bé sẽ không được làm một việc gì đó bé yêu thích như gọi điện thoại, xem TV hay ra ngoài chơi với các bạn trong ngày hôm đó nếu như bé không nghe lời.

♦ Lên kế hoạch: Giúp trẻ lên một “kế hoạch kiểm soát cơn giận”. Những lúc bình thường, bạn có thể nói chuyện với bé về việc giận dữ, sau đó cùng suy nghĩ với bé để đưa ra một danh sách những việc bé có thể làm khi cảm thấy mình đang mất dần kiểm soát. Ví dụ như trẻ có thể đeo tai nghe và nghe một bài nhạc yêu thích, có thể ra ngoài đi loanh quanh hay ra sân chơi một trò chơi nào đó hoặc cũng có thể là đi tắm để “hạ hỏa”.

Để trẻ tự viết ra những ý tưởng đó lên những mảnh giấy bìa và đặt chúng ở nơi nào đó trong tầm với của trẻ. Khuyến khích và cổ vũ trẻ thử nghiệm một vài cách trong số đó. Bạn và trẻ cũng có thể thống nhất với nhau một từ làm ám hiệu để bạn ra dấu cho trẻ khi trẻ sắp mất kiểm soát vì giận dữ và chính trẻ cũng có thể dùng từ ám hiệu đó để tạm ngừng nói chuyện và tìm cách lấy lại bình tĩnh khi trẻ cảm thấy có gì đó không ổn.Kiềm chế cơn tức giận

2. Đối với người lớn

♦ Câu hỏi: Tôi thấy mình thường hay nổi giận với các con. Thật khó để kiểm soát vì tụi nhỏ thật sự biết cách làm tôi nổi cáu lên. Mỗi khi con cái không nghe lời hay có thái độ vô lễ là tôi không thể nào giữ được bình tĩnh. Tôi phải làm sao đây khi mà bọn trẻ cứ đi quá giới hạn chịu đựng của tôi?

♦ Hãy nghĩ về điều này: Có thật là chính những cư xử không phải phép của trẻ làm bạn giận? Hay là vì cách nhìn nhận của bạn với những cư xử đó của trẻ mới là nguồn cơn sự giận dữ? Hai điều này vô cùng khác biệt.

Trường hợp đầu có nghĩa bạn không có khả năng kiểm soát được bản thân khi nổi giận, còn ở trường hợp sau, chỉ cần bạn thay đổi cách nhìn thì bạn sẽ có thể phản ứng khác đi trước những hành động của trẻ.

♦ Qui tắc tạm ngưng (time out) cũng đúng cho cả người lớn: Bạn và trẻ cần ở những không gian tách biệt nhau ra. Khi bạn nổi giận hoặc bạn hoặc con của bạn, một trong hai phải “tạm ngưng” và nhốt mình trong phòng riêng để lấy lại bình tĩnh.

Chỉ vài phút tránh xa khỏi trẻ, người khiến bạn nổi giận, cũng đủ để bạn bình tĩnh mà dùng lý trí suy xét vấn đề. Chẳng thể giải quyết được gì khi trong đầu bạn chỉ có tức và giận. Để một khoảng im lặng giúp bạn bình tĩnh lại, sau đó bạn có thể tiếp cận trẻ một cách tỉnh táo hơn.

Như thế nào thì là bình thường? Hãy tìm hiểu về quá trình phát triển của trẻ bằng sách báo hoặc các lớp chuyên đề. Nếu bạn hiểu được rằng có những hành động mà bạn cho là “không chấp nhận được” của con bạn thật ra là hoàn toàn bình thường ở tuổi của trẻ, bạn sẽ ít phản ứng tiêu cực hơn.

Trẻ con thì đứa nào cũng có lúc thế này thế nọ và nếu đã biết con bạn cũng cư xử như những đứa trẻ bình thường khác, bạn sẽ giải quyết được khá nhiều vấn đề.Kiềm chế cơn tức giận

♦ Đừng dùng bạo lực với trẻ: Nếu bạn nhận thấy bản thân hay có xu hướng đánh con khi trẻ mắc lỗi, hãy học cách kiềm chế điều đó. Thay vì những hành động làm bé đau, sao bạn không thay bằng việc vỗ tay chẳng hạn?

Điều này là hoàn toàn nghiêm túc, khi bạn thấy mình muốn đánh một ai đó, hành động vỗ hai tay vào nhau thật nhanh và mạnh sẽ thể hiện là bạn đang nổi giận. Hãy thử xem!

Giả vờ bạn đang nổi giận với con, và tưởng tượng là bé đang ở ngay trước mặt bạn, hãy vừa vỗ tay vừa nói cho trẻ biết bạn đang cảm thấy như thế nào. Bạn sẽ thấy rằng cách này vừa giúp bạn cảm thấy nguôi giận phần nào và đồng thời để trẻ hiểu chính xác những gì bạn muốn nói.

♦ Hãy hành động chứ đừng phản ứng: Dành thời gian nghĩ xem những việc gì thường dễ khiến bạn nổi giận, sau đó đặt ra một danh sách các quy ước mà mọi người trong gia đình phải theo. Liệt kê ra những hậu quả của việc phá luật.

Trò chuyện với trẻ và giúp trẻ hiểu thật rõ những gì bạn mong đợi từ trẻ và quyết định những hình phạt mà bạn sẽ dùng. Nếu đã chuẩn bị tâm lý trước và lên một kế hoạch rõ ràng như đã nói ở trên, bạn sẽ thấy là mình trở nên bình tĩnh hơn trước những tình huống vốn thường làm bạn nổi cáu như trước.

♦ Ôm ấp các con: Khi bạn cảm giác mình sắp tóm lấy và lắc mạnh bé trong phút giây tức giận, hãy ôm bé thật chặt. Nếu có thể, hãy làm điều này trước gương hoặc cửa kính có khả năng phản chiếu. Chỉ một vài phút im lặng và ôm chặt bé trong tay, cơn giận dữ của bạn sẽ dần nguôi trong cảm giác yêu thương sâu sắc mà bạn dành cho bé.

Học cách kiềm chế cơn tức giận giúp trẻ trưởng thành hơn. Ba mẹ hãy luôn là tấm gương về sự bình tĩnh để con cái noi theo, đó là cách dạy con kiềm chế sự tức giận thực tế và hiệu quả nhất.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x