Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Doan Minh Phu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 06/05/2021

Giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm dễ hay khó?

Giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm dễ hay khó?
Thụ tinh ống nghiệm là giải pháp dành cho những cặp vợ chồng không thể có con theo cách bình thường. Cũng vì sự khó khăn khi mang thai nên nhiều sản phụ rất lo không biết phải giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm như thế nào.

Giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm liệu rằng có phải bà bầu chỉ nằm treo chân một chỗ hay không? Sự thật không phải vậy đâu bạn nhé. Dù rằng phương pháp thụ thai này có tỷ lệ sảy thai có thể cao hơn so với việc mang thai thuận tự nhiên nhưng vẫn có nhiều cách khác nhau để giữ an toàn cho cả mẹ lẫn sinh linh bé bỏng vừa mới thành hình.

Giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm

Vậy nguyên nhân nào khiến mẹ dễ bị mất thai sau thụ tinh trong ống nghiệm và biện pháp dưỡng thai đúng đắn ở tình huống này là gì. Mời bạn tham khảo ngay bài viết sau đây.

Giải mã nguyên nhân khiến mẹ không thể giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm

Trước khi tìm hiểu cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm, bạn cần rõ đâu là “rào cản” khiến thai nhi không thể phát triển tốt. Theo thống kê từ Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ, khả năng mất con ở những người thụ thai tự nhiên sẽ dao động khoảng 10 – 25%. Ngược lại, một nghiên cứu vào năm 2003 cho thấy phụ nữ trải qua thụ tinh nhân tạo (IVF) sẽ có nguy cơ sảy thai lên đến 22%. Con số này thực tế còn cao hơn nếu người mẹ mang thai đơn.

Việc mất thai sau thụ tinh ống nghiệm có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

1. Sự xuất hiện của bệnh lý tiềm ẩn

Các chị em nếu đã lựa chọn phương pháp thụ tinh bằng ống nghiệm phải cẩn trọng vì bản thân bạn có thể sẽ mắc phải một vài bệnh lý tiềm ẩn làm tăng nguy cơ dọa sảy thai hơn so với bình thường.

2. Tuổi tác là một trong những lý do khiến mẹ không thể giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm

tuổi tác ảnh hưởng đến việc giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm

Thống kê cho thấy, phụ nữ chọn thụ tinh nhân tạo đa phần là những đối tượng đã lớn tuổi. Bạn cần biết rằng, tuổi tác và vấn đề sảy thai có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tuổi càng cao thì nguy cơ không thể giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm càng tăng. Cụ thể, nữ giới trong độ tuổi 35 – 45 sẽ có 20 – 35% khả năng bị sảy thai và con số này tăng lên 50% ở những người từ 45 tuổi trở lên.

3. Kích thích buồng trứng

Kích thích buồng trứng (hay kích trứng) là khái niệm không còn xa lạ với những cặp vợ chồng hiếm muộn. Phương pháp này sử dụng thuốc hay các mũi tiêm để kích thích sự phát triển của các tế bào trứng.

Tuy nhiên, một nghiên cứu diễn ra vào năm 2004 đã chỉ ra mối quan hệ giữa phương pháp kích trứng với nguy cơ sảy thai. Nhưng may mắn là với những người có tiền sử sảy thai trước đó thì việc áp dụng kỹ thuật chẩn đoán di truyền tiền cấy phôi (PDG – preimplatation genetic diagnosis) có thể làm giảm khả năng gặp phải vấn đề sức khỏe này khi bạn muốn tiến hành thụ tinh nhân tạo, đặc biệt là các đối tượng từ 40 tuổi trở lên.

4. Lối sống thiếu khoa học cũng khiến nhiều sản phụ không giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm được

Rất nhiều người trong chúng ta thường có thói quen bỏ bữa sáng, ăn uống không có kế hoạch, dùng nhiều caffeine, sử dụng đồ uống có cồn… Nhưng bạn cần biết những việc này sẽ góp phần làm tăng nguy cơ sảy thai sau thụ tinh ống nghiệm.

Ngoài ra, sản phụ lo âu, căng thẳng thần kinh kéo dài cũng gây không ít trở ngại cho sự phát triển của bé cưng trong bụng.

Mách mẹ cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm

Sau đây là những biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ sảy thai sau khi thụ tinh ống nghiệm cho mẹ:

1. Bổ sung nội tiết tố progesterone bằng đường uống

Progesterone được tạo ra bởi buồng trứng và nhau thai. Hormone này đảm nhiệm vai trò ức chế sự hình thành của phản ứng co cơ trơn tử cung, đồng thời ngăn cản quá trình tự hủy của màng tế bào thai.

Để đảm bảo an toàn, việc sử dụng nội tiết tố nhằm giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm nên có sự chỉ định và giám sát của bác sĩ. Progesterone trên thực tế có nhiều dạng khác nhau (từ viên nén, thuốc đạn, gel, thuốc tiêm cho đến thuốc đặt âm đạo). Với dạng tiêm, lời khuyên là mẹ nên chườm lạnh lên vùng da sẽ tiêm thuốc trước, sau đó chườm nóng và xoa bóp nhẹ nhàng để thuốc được hấp thu tốt. Nếu dùng dạng đặt âm đạo, bạn phải nằm nghỉ ít nhất nửa giờ, kê gối ở mông và mặc quần lót để tránh cho thuốc bị rò rỉ ra ngoài.

2. Giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm thông qua việc nội soi buồng tử cung

nội soi buồng tử cung

Nội soi buồng tử cung là một thủ thuật chẩn đoán hiện đại, giúp các bác sĩ phát hiện chính xác các bất thường ở tử cung nhằm tư vấn cho các bà mẹ tương lai có nên tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm hay không.

Ngoài việc này, bạn cũng nên chú ý đến việc kiểm tra mức hormone TSH (hormone kích thích tuyến giáp). Bởi nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa nồng độ TSH bất thường trong máu với tình trạng sảy thai.

3. Xét nghiệm máu

Việc thực hiện xét nghiệm máu định kỳ cũng là cách để giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm. Sở dĩ như vậy là vì điều này sẽ giúp bạn biết rõ mình có đang gặp hiện tượng rối loạn đông máu hay không. Tình trạng này khá nguy hiểm nếu để lâu mà không có biện pháp can thiệp sẽ gây hạn chế sự tăng trưởng của thai nhi trong tử cung, từ đó tăng khả năng sảy thai.

4. Giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm phải quan tâm nhiều đến lối sống của bản thân

Mẹ nên quan tâm hơn nữa đến lối sống của mình trước khi lên kế hoạch thụ tinh ống nghiệm. Để tăng cơ hội đậu thai, cũng như giúp thai phát triển khỏe mạnh, mẹ hãy chú ý áp dụng chế độ ăn cho người làm thụ tinh ống nghiệm, bổ sung các vitamin và khoáng chất thiết yếu đồng thời duy trì cân nặng ổn định, từ bỏ những thói quen sinh hoạt không tốt như tiêu thụ đồ uống có cồn, thức khuya…

5. Tránh xa việc nhiễm trùng

Một số tình trạng nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm toxoplasmosis, listeria hay mắc các bệnh lây qua đường tình dục (STDs) có thể làm tăng cơ hội sảy thai ở sản phụ. Nếu thấy bản thân có các biểu hiện bất thường (như cúm nhẹ, phát ban, sốt…), hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp giải quyết tốt nhất.

Đến đây có lẽ bạn đã hiểu được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sảy thai và cách để giữ thai sau khi thụ tinh ống nghiệm. Mong rằng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để việc mang thai sẽ “thuận buồm xuôi gió”.

M.P

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x