2 tháng không có kinh nguyệt có vấn đề gì nghiêm trọng không? Để không ảnh hưởng đến việc thụ thai, bạn cần tìm hiểu kỹ.
Ban chắc chắn muốn đăng xuất?
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
2 tháng không có kinh nguyệt có vấn đề gì nghiêm trọng không? Để không ảnh hưởng đến việc thụ thai, bạn cần tìm hiểu kỹ.
2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao? Đối với các bạn nữ đã kết hôn, trễ kinh là dấu hiệu nhận biết có thể bạn có thai. Với các bạn nữ chưa có gia đình, đây là biểu hiện rất quan trọng cần tìm hiểu kỹ.
Tùy vào cơ địa và lịch sinh hoạt hàng ngày, mỗi bạn nữ sẽ có chu kỳ kinh nguyệt khác nhau. Có người ngắn ngày, có người dài ngày. Vậy tầm 2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao? Câu hỏi này gây hoang mang cho nhiều người vì không rõ nguyên nhân và giải pháp.
Chậm kinh, kinh nguyệt không đều hay trễ kinh là thuật ngữ dùng để biểu hiện sự bất thường của chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Một chu kỳ bình thường thường diễn ra từ 28 đến 32 ngày. Tuy nhiên, nếu quá 35 ngày (tính từ ngày hành kinh) mà vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại thì gọi là trễ kinh hay chậm kinh.
Kinh nguyệt không đều là tình trạng thường gặp ở phụ nữ. Thậm chí có trường hợp 2 tháng không có kinh nguyệt. Vậy lý do là gì?
Đối với người đã kết hôn, trễ kinh là một trong những dấu hiệu nhận biết mình mang thai. Lúc này, trứng làm tổ bên trong tử cung, lớp niêm mạc không bong ra như bình thường mà lại tiếp tục dày lên để nuôi dưỡng sự phát triển của thai nhi. Do đó, trong suốt quá trình mang thai, người phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt.
Trong trường hợp chưa kết hôn, bạn đã quan hệ tình dục, hãy kiểm tra bằng que thử để biết mình mang thai hay không nhé. Nếu chưa quan hệ hoặc chắc chắn rằng mình không mang thai, bạn theo dõi tiếp các nguyên nhân sau đây.
Nếu bạn giảm cân quá mức, chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) sẽ giảm đột ngột dẫn đến cân nặng và thể trạng thay đổi nhanh chóng. Điều đó cũng có thể làm chậm kinh nguyệt.
Trong một chu kỳ kinh, cơ thể cần sản xuất đủ lượng estrogen để xây dựng lớp niêm mạc tử cung. Việc giảm cân quá mức và giảm bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu làm cơ thể không sản xuất đủ estrogen cần thiết cho chu kỳ kinh nguyệt.
Điều này gây chậm kinh hoặc kinh nguyệt không đều. Trường hợp nặng, giảm cân cấp tốc có thể gây tắc kinh nguyệt. Vì vậy, cần tuân thủ chế độ ăn uống và giảm cân hợp lý để bảo vệ sức khỏe và hạn chế trễ kinh nguyệt.
Ngược lại với giảm cân quá mức, tăng cân đột ngột cũng là nguyên nhân dẫn đến chậm kinh hoặc tắc kinh. Tăng cân nhanh dẫn đến lượng estrogen sản xuất nhiều, làm cho lớp niêm mạc tử cung phát triển quá mức dẫn đến trễ chu kỳ.
Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe và làm chu kỳ kinh diễn ra đều đặn hơn. Thế nhưng, việc lạm dụng và vận động quá sức cũng là lý do dẫn đến kinh nguyệt không đều.
Đa phần các vận động viên điền kinh, chạy marathon, vũ công ba lê, người hay tập luyện thể hình dễ bị mất kinh do luyện tập quá nhiều, lại không bổ sung đủ lượng calo. Cho nên cơ thể không thể sản xuất đủ estrogen để duy trì một chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
Những áp lực trong cuộc sống, công việc, sự đau thương, mất mát… hay bất kỳ một lý do nào khiến bạn căng thẳng và stress đều là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt. Vùng dưới đồi có liên quan trực tiếp đến quá trình tạo estrogen và bị ảnh hưởng nhiều bởi các hormone do stress gây ra như cortisol và adrenaline.
Do đó để hạn chế căng thẳng, bạn cần luyện tập lối sống tích cực, suy nghĩ lạc quan, bình tĩnh giải quyết vấn đề, hạn chế nóng giận. Vì khi đó, tinh thần mới trở lại trạng thái ôn hòa và điều tiết chức năng cơ thể một cách ổn định nhất.
Tác dụng phụ của các nhóm thuốc như thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, thuốc nội tiết tố, thuốc an thần, thuốc tránh thai, hóa trị… có khả năng gây kinh nguyệt không đều và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Hãy trao đổi với bác sĩ điều trị để tìm hiểu kỹ nguyên nhân và thay thế thuốc nếu được.
Sử dụng chất kích thích là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm kinh. Uống nhiều rượu bia có thể gây ảnh hưởng đến hormone sinh sản, dẫn đến chứng rối loạn kinh nguyệt.
Đặc biệt, khói thuốc và chất nicotine trong thuốc lá có tác động xấu đến cơ quan vùng chậu, làm giảm sự phân phối oxy đến khu vực xương chậu và lớp niêm mạc tử cung. Vì thế, ngừng ngay việc sử dụng các chất kích thích để bảo vệ sức khỏe và hạn chế tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm kinh như bệnh viêm nhiễm phụ khoa, mãn kinh sớm, u nang buồng trứng, rối loạn nội tiết tố… Dù là lý do nào, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ để đưa ra biện pháp khắc phục tối ưu nhất.
1 tháng, 2 tháng không có kinh nguyệt thì phải làm sao? Bạn cần nắm rõ số ngày chậm kinh, biết mình đang gặp vấn đề gì về sức khỏe thì mới đưa ra giải pháp hợp lý.
Do chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi người khác nhau nên thời gian chậm kinh cũng sẽ khác nhau. Theo nghiên cứu, chu kỳ bình thường của một người phụ nữ từ 28 đến 32 ngày. Nếu chậm kinh từ 2 – 3 ngày thì đó là điều bình thường, không nên quá lo lắng.
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt
(ngày)
Số ngày hành kinh
(ngày)
Tuy nhiên, nếu chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 35 ngày (tức trễ kinh trên 7 ngày), thậm chí từ 40 đến 50 ngày mới hành kinh trở lại thì được coi là tình trạng nghiêm trọng. Vậy, 2 tháng không có kinh nguyệt là tình trạng đáng báo động!
Khi xảy ra tình trạng này, chị em cần lưu ý:
1 tháng, 2 tháng không có kinh nguyệt thì phải làm sao? Bạn cần nắm rõ số ngày chậm kinh, biết mình đang gặp vấn đề gì về sức khỏe thì mới đưa ra giải pháp hợp lý.
Do chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi người khác nhau nên thời gian chậm kinh cũng sẽ khác nhau. Theo nghiên cứu, chu kỳ bình thường của một người phụ nữ từ 28 đến 32 ngày. Nếu chậm kinh từ 2 – 3 ngày thì đó là điều bình thường, không nên quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 35 ngày (tức trễ kinh trên 7 ngày), thậm chí từ 40 đến 50 ngày mới hành kinh trở lại thì được coi là tình trạng nghiêm trọng. Vậy, 2 tháng không có kinh nguyệt là tình trạng đáng báo động! Chị em cần hết sức lưu ý để bảo vệ sức khỏe sinh lý của bản thân nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.