của bé
Trứng không rụng ở phụ nữ là một trong những lý do chính ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, mặc dù chu kỳ kinh nguyệt rất đều. Vậy nguyên nhân nào khiến trứng không rụng?
Nội dung bài viết

Trứng không rụng: Ai đang mong có thai phải tìm hiểu ngay!
Một số chị em cứ nghĩ, trứng không rụng chỉ xảy ra khi chu kỳ kinh nguyệt bất thường và không đều. Nhưng thực tế thì không phải vậy, trứng có thể không rụng do một số yếu tố tác động trong cơ thể dù kinh nguyệt vẫn đến đều đặn. Do đó mà nhiều phụ nữ rất dễ nhầm lẫn và chủ quan với tình trạng này. Bạn hãy cùng tìm hiểu trứng không rụng là gì, nguyên nhân khiến trứng không rụng để có cách chữa trị phù hợp nhé.

Sau sinh 1 tháng quan hệ có sao không? 3 tư thế “yêu” an toàn cho bạn Nếu đang mong muốn gần gũi bạn đời để "hấp hôn" và tìm lại những khoái cảm mãnh liệt nhất chốn phòng the, bạn nên biết thời điểm nào là thích hợp nhất cho cả 2 cùng sẵn sàng “lâm trận”. Liệu rằng sau sinh 1 tháng quan hệ có sao không và có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn không?
Hiện tượng trứng không rụng là gì?
Trong thời kỳ rụng trứng, buồng trứng rụng một quả trứng chín hoặc noãn bào. Nếu trứng này có điều kiện gặp tinh trùng thì sẽ thành hợp tử. Sau đó hợp tử làm tổ trong tử cung sẽ tạo thành thai nhi.
Hiện tượng trứng không rụng là một chu kỳ kinh nguyệt mà không có nang noãn chín, nên không có hiện tượng rụng trứng. Tuy nhiên, hiện tượng này khá khó nhận biết vì bạn có thể thấy kinh nguyệt vẫn xuất hiện.
Trong một chu kỳ bình thường, buồng trứng phóng noãn bào sẽ là yếu tố kích thích sản xuất progesterone. Chính hormone này giúp cơ thể phụ nữ duy trì chu kỳ đều đặn. Tuy nhiên, trong chu kỳ trứng không rụng, lượng progesterone không đủ có thể làm chảy máu nhiều. Do đó các chị em hay nhầm lẫn đây là chu kỳ rụng trứng thực sự.
Nguyên nhân khiến trứng không rụng
Nguyên nhân khiến trứng không rụng phổ biến nhất ở các trường hợp sau:
- Những cô gái mới bắt đầu có kinh nguyệt: Chu kỳ kinh nguyệt trong những năm đầu tiên của bé gái thường sẽ chỉ là chu kỳ không rụng trứng.
- Phụ nữ gần đến thời kỳ mãn kinh: Phụ nữ trong độ tuổi 40-50 có nguy cơ thay đổi nội tiết tố. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trứng không rụng.
- Phụ nữ mới có kinh lại sau khi sẩy thai hoặc sinh con.
Phụ nữ ở các trường hợp này sẽ có nhiều biến đổi trong cơ thể. Sự thay đổi nồng độ hormone đột ngột có thể gây ra chu kỳ không rụng trứng.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số nguyên nhân dưới đây cũng có thể gây hiện tượng trứng không rụng:
- Béo phì hoặc suy dinh dưỡng.
- Thói quen ăn uống không lành mạnh.
- Tập thể dục quá sức trong nhiều thời gian.
- Tình trạng căng thẳng kéo dài dẫn đến kinh nguyệt không đều.
Đối với một số trường hợp đặc biệt sẽ có hiện tượng trứng không rụng mãn tính. Đây là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ.
Cách điều trị tình trạng trứng không rụng
Trước khi đưa ra các cách điều trị cho từng trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành các kiểm tra như lượng progesterone, niêm mạc tử cung, buồng trứng…
- Nếu trứng không rụng là do các tác nhân bên ngoài như chế độ dinh dưỡng hoặc lối sống, bạn sẽ cần điều chỉnh thói quen ăn uống và hoạt động thể chất phù hợp. Phụ nữ nên bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường khả năng rụng trứng như chất sắt, kẽm, chất xơ, vitamin E và B, axit folic… Các chất này có thể dễ dàng tìm thấy trong các loại hạt, trái cây và rau xanh như đậu lăng, mè, trái bơ… Ngoài ra, chị em nên tránh ăn thức ăn nhanh và uống rượu bia.
- Bạn cũng cần điều chỉnh cân nặng theo sự hướng dẫn của bác sĩ để tạo điều kiện thuận lợi cho chu kỳ rụng trứng diễn ra.
- Đồng thời, chị em nên tránh các suy nghĩ tiêu cực để hạn chế tình trạng căng thẳng kéo dài. Thỉnh thoảng, bạn nên đi du lịch hoặc trò chuyện với bác sĩ tâm lý để có hướng giảm stress tốt hơn.
- Đối với trường hợp phụ nữ bị mất cân bằng các nội tiết tố bên trong cơ thể, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc hỗ trợ sinh sản. Các loại thuốc này được bào chế ra để chống lại nguyên nhân gây vô sinh, làm chín nang trứng, tăng estrogen và giúp buồng trứng phóng noãn.
- Nếu xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng như khối u thì bạn có thể cần phải phẫu thuật để cắt bỏ.

5 bài tập yoga sau sinh nhẹ nhàng giúp bạn giảm mệt mỏi Nếu thấy mỏi người rã rời vì phải nằm “bẹp dí” trên giường trong thời gian ở cữ, bạn có thể tập yoga sau sinh để nhanh phục hồi sức khỏe, cải thiện tư thế, làm tinh thần phấn chấn và trở nên năng động hơn.
Hiện tượng trứng không rụng xảy ra do rất nhiều nguyên nhân mặc dù chu kỳ kinh nguyệt vẫn đều đặn. Phụ nữ nên có chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục với cường độ thích hợp để điều chỉnh nội tiết tố trong cơ thể.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý bổ sung các loại chất dinh dưỡng cũng như vitamin và khoáng chất để kích thích quá trình rụng trứng xảy ra dễ dàng hơn. Nếu bạn thấy không yên tâm thì nên thăm khám sớm để dễ thụ thai hơn nhé.
Ngọc Trân
-
Cách xông vùng kín sau sinh để “cô bé” se khít, trắng hồng, thơm thoNếu không tự tin vì “cô bé” đã bị giãn nở nhiều trong quá sinh nở, bạn hãy thử học cách xông vùng kín sau sinh để làm đẹp “cái ngàn vàng” như thời còn con gái.
-
Sau sinh bao lâu thì được đụng nước lạnh? Mẹ mới sinh cần biếtPhụ nữ sau sinh thể trạng rất yếu nên cần phải kiêng khem khá nhiều thứ, kể cả nước lạnh. Thế nhưng, bạn đã biết sau sinh bao lâu thì được đụng nước lạnh chưa?
-
9 cách làm cho chồng ham muốn để anh khao khát “yêu” ngayNếu cảm thấy mất giá khi là “phái đẹp” mà bạn phải chủ động “yêu”, hãy thử cách làm cho chồng ham muốn chuyện ấy pha lẫn chút ngọt ngào, song lại có phần táo bạo và quyến rũ. Đảm bảo chàng chỉ...
-
8 tác dụng của dưa hấu đối với sức khỏe của cả gia đìnhTác dụng của dưa hấu không chỉ cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể mà còn giúp ngừa ung thư, bệnh tim mạch, cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe xương…
-
Bí quyết đắp mặt nạ cà chua đúng cách để bạn có làn da sáng ngờiNếu đắp mặt nạ cà chua đúng cách, bạn sẽ dễ dàng sở hữu làn da trắng hồng và rạng rỡ để níu giữ tuổi thanh xuân dài lâu.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!